Thứ Sáu, 15/11/2024 Mới nhất
Zalo

Sao Premier League quết tâm bài trừ nạn... "gái tặc"

Thứ Năm 23/08/2012 21:11(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Bên cạnh sự hào nhoáng trên sân cỏ, giải Ngoại hạng Anh luôn gắn liền với hàng loạt bê bối ở hậu trường, đặc biệt là những vụ bê bối tình ái cũng đạt tầm “Ngoại hạng”. Nhưng Premier League 2011/12 không có scandal nào đình đám và người ta cho rằng mùa giải tới cũng thế. Vì sao?

"Vạch mặt kể tội ác bọn chân dài"

Đúng là không có giải đấu nào trên thế giới bè lũ gái gú lại có thể làm quấy phá điên đảo đến như thế bằng Premier League. “Gái xinh” từng biến một anh chàng hiền lành như Peter Crouch trở thành một kẻ phóng túng. “Gái ngoan” làm cho Ashley Cole phải rơi vào thảm cảnh tan cửa nát nhà. “Gái điếm” khiến cây săn bàn số 1 của ĐT Anh và Manchester United, Wayne Rooney thành kẻ hoang dâm vô độ.

“Gái ngực bự” xui khiến John Terry “cắm những đôi sừng” to tướng lên đầu đồng đội. Quá quắt hơn cả, “gái trong nhà” còn làm cho Ryan Giggs - tượng đài sống ở Old Trafford, danh thủ được phong tước Hiệp sĩ ở Buckingham trở thành biểu tượng vĩ đại cho sự... đồi bại ở cái xứ sở luôn tôn thờ giá trị đạo đức truyền thống của gia đình.

 

Thậm chí, vì muốn nổi tiếng, bọn gái gú từng tố cáo những Cristiano Ronaldo (2005), Robin van Persie (2005), Jonny Evans (2008), Robinho (1/2009), Ivan Klasnic (2010) hay Carlton Cole (2011) vì tội hiếp dâm. Theo điều tra của cảnh sát thì đúng là các ngôi sao trên có gặp gỡ và giao lưu với các cô gái ở những tụ điểm ăn chơi về đêm, nhưng chẳng có anh nào to gan hay dại dội đi hiếp dâm cả. Tóm lại, “tội của gái” ở Premier League thì... nhiều không bàn phím nào gõ hết.

Phải chăng vì quá sợ tệ nạn “gái tặc” mà mùa giải vừa qua, ngoại trừ Mario Balotelli - tay chơi không biết sợ ai trên đời dám công khai chơi bời với... “các gái” khi đã có bạn gái, còn những anh Don Juan quần đùi áo số khác thì cứ hì hục trên sân cỏ rồi trở về với vợ?

Cái chết của News of the World và sự ra đời của luật đời tư

Gái đẹp là một bông hồng đầy nguy hiểm với những ngôi sao sân cỏ thiếu suy nghĩ thừa năng lượng. Biết thế, nhưng những gã Don Juan Premier League sao có thể sống mà thiếu gái? Người ta cho rằng, “dân chơi” vẫn cứ chơi, có điều sau khi News of the World (NOTW) cho ra số đặc biệt “Cảm ơn và Tạm biệt” vào tháng 7/2011 vì bê bối nghe lén điện thoại kéo dài hàng thập kỷ thì scandal không còn nổ ra nữa.

Thực vậy, cái chết của NOTW vào tháng 7/2011 sau 168 năm tồn tại hẳn làm cho nhiều “dân chơi Ngoại hạng” sung sướng, bởi những câu chuyện giật gân tưởng chừng như chỉ có trời biết, đất biết, ngôi sao biết và... “gái” biết thì đều do NOTW phanh phui ra cả.

Và cái chết NOTW còn làm cho The Sun, tờ lá cải hàng đầu nước Anh - “người anh em trong một nhà” (News International) của nhà tỉ phú người Mỹ, Rupert Murdoch cũng sợ không dám... chơi các ngôi sao bằng mọi giá nữa để tăng doanh số phát hành?

Sao Premier League vẫn chơi bời “đều như vắt chanh”, nhưng scandal khó có thể bùng nổ, khi mà giới cầu thủ giờ đây còn được bảo vệ bằng luật đời tư, đạo luật về quyền con người được Tòa án Tối cao Anh áp dụng từ tháng 4/2011.

Theo đó, các ngôi sao Premier League “dính phốt” chỉ cần bỏ ra 50.000 bảng là được pháp luật bảo vệ trước cơn bão truyền thông mà họ có thể phải đối mặt. Luật này chỉ bị “bẻ” tại Nghị viện Anh bằng “đặc quyền nghị viên” như trường hợp của Ryan Giggs trong bê bối với cựu Hoa hậu xứ Wales, Imogen Thomas.

Thế mới có chuyện, Helen Wood - cô nàng từng bán dâm cho Rooney khẳng định, ngoài tiền đạo Man Utd, danh sách “thượng đế” của cô còn có hàng loạt nhân vật cỡ bự khác, trong đó có sao Premier League, sao giải trí và cả... chính trị gia.

Tuy nhiên, các nhân vật trên đều dùng luật đời tư nên Helen và truyền thông Anh không thể kết hợp tạo scandal. Bởi cái giá phải trả cho kẻ khinh nhờn pháp luật trong trường hợp này là... bóc lịch 7 năm.

Dại mãi cũng thành khôn

Nhưng chẳng có thứ đạo luật nào bảo vệ cầu thủ tốt hơn chính ý thức của họ. Những bài học dại dột của Peter Crouch, Ashley Cole hay Wayne Rooney trong quá khứ đã dạy cho đám sao Premier League một bài học: phải biết chơi một cách có “chọn lọc” chứ chớ nên ăn tạp.

Thật vậy, những gã săn tình lọc lõi không còn thường xuyên vào hộp đêm tìm gái hay lui tới nhà thổ nữa. Thay vào đó, họ ngồi ở nhà nhưng vẫn “trồng và thu hoạch” được những “luống rau an toàn” gồm những fan nữ qua các trang mạng xã hội như Twitter hay Facebook.

Những ngôi sao không thích “chăn gái mạng” thì thường có xu hướng lập ra các “hội kín”. Tiêu biểu như hội BlackBerry gọi là BBM, thông qua hệ thống BlackBerry Messenger Group (BBM), các tay chơi Premierhip có thể trao đổi “rau sạch” cho nhau. Theo The Sun, số “rau sạch” của hội BBM tính cho đến tháng 05/2012 lên tới 40 cô nàng... mà toàn những em “thà chết chứ không khai”.

Ngoài những “luống rau sạch trên mạng”, các “nhà thổ an toàn” cũng mọc lên như nấm để phục vụ các sao Premier League. Năm ngoái, Gilena Hooton - cô nàng từng có “tình một đêm” với Ryan Giggs đã giải nghệ nghề người mẫu khỏa thân rồi mở ra một dịch vụ đặc biệt: cung cấp người mẫu cho các cầu thủ xả stress bằng cách “tâm sự qua đêm”.

Gilena khẳng định trên trên Daily Star: “Tôi có thể cung cấp cho các cầu thủ bất cứ người mẫu nào họ gọi điện yêu cầu. Nhưng người mẫu của tôi chỉ có thể nói chuyện với họ về sex để thư giãn chứ tuyệt nhiên không sex. Nhân viên của tôi là những người chuyên nghiệp, họ đảm bảo mọi chuyện sẽ được giữ kín”.

Tuy nhiên theo báo chí Anh, “dịch vụ đặc biệt” của Gilena Hooton thực chất là tụ điểm “bán dâm trá hình”, nơi các sao Premier League có thể gọi “hàng” với giá 1.200 bảng/đêm mà không sợ dính phải những cô nàng sẵn sàng bán đứng cầu thủ sau những cuộc “mây mưa”, như Jenny Thompson từng làm với Wayne Rooney...

Không “scandal tình ái”, liệu hậu trường Premier League mùa này sẽ yên ả?

(Theo Bóng đá và cuộc sống)

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X