Thứ Sáu, 27/12/2024 Mới nhất
Zalo

Chuyện của Lê Phu: Học tiếng Việt để làm "cò" cầu thủ

Thứ Sáu 06/04/2012 21:45(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Người đàn ông da đen vắt chân lên ghế, diện chiêc áo thun body màu trắng, cùng chiếc quần Jean lửng đã bạc màu và đi đôi dép kẹp hàng chợ màu trắng… ngồi trên khán đài sân Long An chính là Achilefu, Vua phá lưới 2003 trong màu áo Nam Định.

Mắt Achilephu cứ liếc ngang, liếc dọc và lật đi lật lại tờ báo Thể thao cầm trên tay. Lạ ở chỗ, miệng lẩm bẩm, nhưng tờ báo mà Lê Phu đang đọc, lại thấy… người chổng ngược. Thấy chuyện ngược đời, đám cầu thủ nhí, kiêm công việc nhặt bóng trên sân xúm lại, miệng bọn chúng cứ xì xào: “Bày đặt đọc báo”. Đến đoạn này, Phu cười ngắc nghẻo và nói một tràng tiếng Việt: “Tụi bay muốn gì, biến ngay?”. Bọn trẻ nghe thế, mặt tái nhợt, ùa xuống sân.

Đó là những ngày tháng Lê Phu còn là một “cò con” trong giới “cò” của sân cỏ Việt Nam. Nhưng bây giờ trong những bộ cánh bảnh bao, vốn tiếng Việt sành sỏi, lại ra Bắc vô Nam như cơm bữa, các ông chủ đội bóng phải nể Lê Phu dăm 3 phần.

Achilefu hình ảnh
Achilefu

 

Thực ra ngày xưa, người ta đã không còn xa lạ gì Achilefu. Ngoài khả năng chơi bóng, tiền đạo này còn nổi tiếng vì khả năng quậy phá của mình. Điển hình, là pha chổng cả “bàn tọa” sau khi ghi bàn vào lưới đội bóng cũ Nam Định, để rồi sau đó Phu phải hứng bom bẩn, mắm tôm của khán giả thành Nam.

Khi giải nghệ, Lê Phu vẫn bám trụ ở Việt Nam để đeo đuổi ước mơ làm nghề môi giới cầu thủ ở đây. Ý tưởng làm “cò” bắt đầu từ những ngày Achilefu còn là cầu thủ của Nam Định. Các cầu thủ Nam Định kể rằng, hồi còn thi đấu cho đội bóng này, họ chẳng hiểu tại sao Lê Phu lại đề xuất thuê một ngôi nhà gần chợ cho vợ con.

Sau này mới hiểu ngoài việc tiện chợ búa, thì nơi đây cũng là “trường học ngoại ngữ” cho tiền đạo này. Cứ thế, nếu có ra chợ mua con cá bó rau, thì Lê Phu đều cố gắng giao tiếp hỏi bằng tiếng Việt. Thời gian trôi đi “level” tiếng Việt tăng lên trông thấy.

Chuyển đi HN.ACB, tiếng Việt của Lê Phu thuộc dạng siêu đẳng trong giới cầu thủ Tây. Cũng từ đó, Lê Phu nhảy vào địa hạt của “cò” cầu thủ, nhưng tất cả những vụ dắt mối của anh đều đổ vỡ. Mãi cho đến khi gác kiếm, chuyên tâm vào nghề thì Lê Phu mới đặt được ít nhiều sự thành công.

Sau vài mùa bóng hành nghề, nhờ kinh nghiệm sống, biết rõ ngóc ngách của bóng đá Việt Nam, cộng với vốn tiếng Việt ngày càng hoàn thiện, Achilefu nổi lên một tay cò triển vọng. Bằng chứng, hàng của Lê Phu đưa qua đều bán khá chạy. Bởi thế, bây giờ chẳng ai giám nói anh là tay “cò con” nữa (dù Achilefu vẫn nhận mình là cò con).

“Tiếng Việt rõ là không dành cho những kẻ lười biếng. Thế nên có nhiều cầu thủ dù đã sống ở Việt Nam khá lâu nhưng vẫn “dốt đặc” tiếng Việt. Điển hình như Timothy, Marcelo, Evaldo…”

(Theo Bóng đá và Cuộc sống)

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X