Thứ Năm, 14/11/2024 Mới nhất
Zalo

Bản quyền Ngoại hạng Anh nóng trở lại: VTV bị gây áp lực

Thứ Hai 20/05/2013 20:22(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được văn bản do 4 trong số 5 thành viên của Ban điều hành đàm phán mua bản quyền Ngoại hạng Anh (EPL).

Đại diện của 4 đơn vị truyền hình ký tên đề nghị Bộ yêu cầu VTV sử dụng quyền phủ quyết tại liên doanh VSTV (K+) để buộc đơn vị này không nhận bản quyền giải đấu từ Canal Plus hoặc nếu nhận phải có phương thức chia sẻ cho các đài có nhu cầu.

arse
 

Trước cuộc đấu giá bản quyền EPL 3 mùa giải 2013-2016, Bộ có nhiều văn bản chỉ đạo các nhà đài tránh ganh đua lẫn nhau trong việc mua bản quyền giải đấu này để phía nước ngoài thổi giá lên cao. Một trong số đó là đề nghị thành lập Ban điều hành đàm phán mua bản quyền EPL giai đoạn 2013-2016 với 5 thành viên gồm Phó tổng giám đốc VTV Nguyễn Thành Lương (Trưởng ban), Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam Lê Đình Cường (Phó ban) cùng 3 ủy viên Vũ Quang Huy (Phó giám đốc VTC), Nguyễn Thế Phương (Phó tổng giám đốc AVG), Trần Thị Minh Đức (đại diện Viettel).

Nhiệm vụ của Ban điều hành là thống nhất chủ trương giữa các đài có nhu cầu mua bản quyền giải đấu này để đưa ra mức giá không cao hơn giá mua lần trước 20% và không chấp nhận đơn vị độc quyền giải EPL tại Việt Nam. Đồng thời, trong trường hợp VSTV đã mua độc quyền, VTV phải sử dụng quyền phủ quyết để ngăn chặn tình trạng độc quyền.

Tuy nhiên, nhiệm vụ này không thể hoàn thành sau khi VSTV (K+), một đơn vị VTV có 51% vốn, công bố sở hữu bản quyền giải đấu này trong 3 năm tới với mức giá được cho là khoảng 40 triệu USD. Cho rằng VTV chưa thể hiện được vai trò của mình khiến K+ một mình sở hữu bản quyền, 4 đại diện của Ban điều hành gồm ông Lê Đình Cường, Vũ Quang Huy, Nguyễn Thế Phương và bà Trần Thị Minh Đức thống nhất nhờ cậy đến sự can thiệp của Bộ.

Theo đánh giá của 4 đại diện này, việc K+ sở hữu bản quyền giải đấu này xâm phạm trực tiếp đến quyền xem các trận bóng đá của khán giả truyền hình do phạm vi phủ sóng thấp, giá dịch vụ cao. Văn bản gửi Bộ cũng viện dẫn các quy định trong Luật Doanh nghiệp để khẳng định việc VTV cho VSTV sở hữu bản quyền EPL là sai trái. Theo đó, trong bất cứ trường hợp nào VTV cũng có thể phủ quyết việc nhận bản quyền EPL với 51% số vốn của mình. Còn trong trường hợp ngược lại, nếu chấp thuận cho VSTV mua bản quyền, VTV làm trái các quy định của Bộ.

Vì thế, 4 đơn vị thống nhất đề nghị Bộ yêu cầu VTV sử dụng quyền phủ quyết của mình để buộc VSTV không nhận bản quyền từ Canal Plus để Ban điều hành đàm phán lại hoặc VSTV phải chia sẻ bản quyền theo hướng học hỏi quy định CCM (Cross Carriage Measure) từ Singapore.

CCM được coi là cách làm hữu hiệu để khắc phục tình trạng nội dung trên truyền hình trả tiền bị xé lẻ do mỗi đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền độc quyền một số nội dung, hạn chế tình trạng người xem liên tục phải thay đổi nhà cung cấp dịch vụ và phải trả phí thuê bao cao hơn, khuyến khích các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền chuyển từ chiến lược độc quyền nội dung sang tạo sự khác biệt bằng chất lượng dịch vụ và đóng gói nội dung.

4 đại diện Ban điều hành đã liên hệ với đơn vị đưa ra quy định này là Cơ quan quản lý truyền thông Singapore (MDA) để sẵn sàng hỗ trợ về thông tin, tài liệu cho Bộ tham khảo.

 
Hai phương án thu tiền cho VSTV do đại diện Ban điều hành gợi ý
 
1. Giá thuê bao tháng cho gói các kênh phát sóng EPL tối đa là 100.000 đồng áp dụng thống nhất với thuê bao cho VTV, VSTV sở hữu, cũng như thuê bao của các đơn vị khác. VTV, VSTV không phải trả bất cứ chi phí nào cho các đơn vị khác về truyền dẫn phát sóng, phí thuê bao thu về được phân chia theo tỷ lệ thỏa thuận.
 
2- VTV, VSTV bán bản quyền EPL cho các đơn vị có nhu cầu với giá bản quyền phụ thuộc vào tỷ lệ giữa số lượng thuê bao của mỗi đơn vị mua trên tổng số lượng thuê bao của các đơn vị mua bản quyền. Với phương án này, các đơn vị tự ấn định giá thuê bao.

 
(Theo Vnexpress)

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X