Thứ Năm, 14/11/2024 Mới nhất
Zalo

Tạm biệt Tiki-taka, chào đón lối chơi "điện xẹt"

Thứ Sáu 20/06/2014 11:35(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Chiến thuật bóng đá từng thống trị và gây choáng ngợp ở quy mô toàn cầu giờ chỉ còn là những đường chuyền vô hại, chậm chạp và chán nản.

Tuần mở màn của World Cup đã để lại những dấu ấn khó phai. Chiến thắng đầy niềm vui của Brazil ở trận khai mạc, cú đánh đầu trong tư thế một chú thiên nga cất cánh của Robin van Persie vào lưới Tây Ban Nha, và chiến thắng đậm đà của Đức trước BĐN. Nhưng điểm nhấn lớn nhất của World Cup cho tới giờ có lẽ là thất bại của bóng đá tiki-taka.

Tạm biệt tiki-taka?

Chỉ trong 7 ngày ở Brazil, phong cách thiên về cầm bóng và chuyền bóng, kiên nhẫn và ăn ý đã thống trị thế giới bóng đá trong 6 năm qua phải nhường chỗ cho trường phái bóng đá mới trực diện, tốc độ cao và đẩy sức mạnh. Từ cuộc hủy diệt của Hà Lan trước TBN cho tới trận lội ngược dòng của Thụy Sĩ trước Ecuador, chủ đề áp đảo của World Cup năm nay là chiến thuật bóng đá đề cao hiệu quả với một tốc độ choáng ngợp. Với việc chơi lùi lại, lôi kéo đối thủ dâng cao rồi bất thần trả đòn với những pha phản công sấm sét, các đội chiến thắng đã không cho đối thủ của họ cơ hội tổ chức lại hàng thủ.

Chile dắt tay Hà Lan vào vòng 1/8 sớm 1 trận
 

Chiến thuật phản công tốc độ cao thực ra không xa lạ. Đó đã là một trong những phương án chính của bóng đá thế giới trong hơn một thập kỷ qua. Nhưng điều đã thay đổi là tốc độ và số lượng cầu thủ tham gia. Không chỉ có các tiền đạo nhanh nhẹn lao về phía khung thành, mà các tiền vệ hay thậm chí các hậu vệ cánh cũng tham gia vào trò Công thứ I của bóng đá hiện giờ.

“Bóng đá đã tiến triển rất nhanh”, Ray Houghton, cựu tiền vệ tuyển thủ Ireland nói. “Các đội bóng giờ chơi tấn công ở tốc độ cao, với nhịp điệu dồn dập, nhất là trong các pha phản công, gần như là không thể ngăn cản”. TBN hiểu rõ điều đó hơn ai hết. Họ đã bị loại sau thất bại 0-2 dưới tay Chile hôm thứ Tư, và không phải là đội duy nhất trở nên lỗi thời trong thời đại của bóng đá phản công tốc độ cao.

Uruguay, từng vào tới bán kết năm 2010, đã thúc thủ trong trận ra mắt của họ sau 2 bàn ở hiệp 2 của một Costa Rica chơi cực kỳ tốc độ. Ecuador tưởng như có 1 điểm trong trận ra mắt, nhưng rồi phải ra về trắng tay sau một pha phản công từ vòng cấm địa này sang vòng cấm địa kia chỉ trong khoảng 10 giây của Thụy Sĩ. Ngay cả hàng thủ nổi tiếng của Italy cũng phải nhận một bàn thua trước Anh sau một tình huống phản công sắc bén.

Một phong cách bóng đá mới

Tính tới nay, đã có 5 bàn thắng được ghi ở giải lần này từ những pha phản công, so với chỉ 6 trong cả World Cup 2010. “Các đội bóng hiện giờ chuyển đổi từ phòng ngự sang phản công rất nhanh”, cựu HLV ĐT Pháp Gerard Houllier nói. “Các bàn thắng giờ tới từ những pha bóng rất tốc độ”.

Những dấu hiệu của đổi thay đã bắt đầu từ năm ngoái, khi Brazil áp đảo TBN trong một chiến thắng 3-0 ở chung kết Confederations Cup. Và World Cup 2014 có thể chứng kiến sự thay đổi mang tính nền tảng. Khi Pháp vô địch năm 1998, đó là một chiến thắng nhờ sự tỏa sáng cá nhân của Zinedine Zidane và một đội hình chơi đầy sức mạnh khi Pháp phạm trung bình 19 lỗi/trận, cao nhất giải.

4 năm sau đó, Pháp bị loại khỏi vòng bảng ở một giải đấu là màn trình diễn của kỹ thuật, khi Brazil vô địch với tỉ lệ cầm bóng trung bình 57% mỗi trận. Chiến thắng của Italy ở World Cup Đức 2006 đơn thuần dựa trên hàng thủ chắc chắn và lối chơi phản công, trước khi TBN chuyền bóng để đánh bại tất cả năm 2010.

Nhưng giờ đây, khoảng cách về kỹ thuật giữa TBN và các đội khác đã biến mất, và những phẩm chất như sức mạnh, khả năng tăng tốc cũng như chuyển đổi nhanh chóng từ phòng ngự sang tấn công đang đóng vai trò quyết định. “Bạn vẫn phải biết chuyền bóng và cầm bóng”, Houghton kết luận. “Nhưng một khi bạn đã làm được như thế, tốc độ và sức mạnh mới là điều làm nên sự khác biệt”.

Theo Thể Thao Văn Hoá

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X