Thứ Năm, 26/12/2024 Mới nhất
Zalo

Messi giành QBV World Cup: Giải... khuyến khích của FIFA

Thứ Ba 15/07/2014 21:13(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 World Cup 2014 đã kết thúc với chức vô địch thuộc về Đức. Các danh hiệu cá nhân cũng được trao và nếu hầu hết đều là những lựa chọn chính xác, thì việc Lionel Messi giành Quả bóng vàng World Cup đã ít nhiều để lại vết gợn.

DẤU HỎI ĐẰNG SAU QUẢ BÓNG VÀNG

Không ai phủ nhận, Messi vừa trải qua kỳ World Cup hay nhất trong sự nghiệp. So với kỳ Mundial năm 2006 mà Leo mới là một cầu thủ trẻ, hay giải đấu ở Nam Phi cách đây 4 năm mà anh khá lạc lõng, lần này El Pulga đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong hành trình tiến vào trận chung kết World Cup 2014 của Argentina. Đó là 4 bàn thắng sau 3 trận vòng bảng, là đường kiến tạo cho Angel di Maria ghi bàn loại Thụy Sỹ ở vòng 1/8, và pha châm ngòi cho bàn thắng của Gonzalo Higuain vào lưới Bỉ tại tứ kết.

Messi cầm trên tay danh hiệu Goden Ball.
 

Nhưng đó là tất cả. Trong 2 trận bán kết gặp Hà Lan và chung kết với Đức, Messi không để lại dấu ấn gì cụ thể. Không chỉ vậy, tại Maracana, tiền đạo của Barcelona còn bỏ lỡ một cơ hội nguy hiểm của Argentina. Thế những sau trận chung kết, tên của anh vẫn được xướng lên như người chiến thắng trong cuộc đua tới danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất World Cup.

Xếp sau Messi (4 bàn, 1 kiến tạo) là Thomas Mueller (5 bàn, 3 kiến tạo) và Arjen Robben (3 bàn, 1 kiến tạo). Nếu bóng đá là những con số, lẽ ra Mueller mới là người đoạt Quả bóng vàng World Cup. Thế nhưng người có được vinh dự đó lại là Messi. Còn nếu nhìn vào một thước đo khác là chỉ số Castrol Index, cầu thủ người Argentina (9,46 điểm) thậm chí chỉ xếp thứ... 11, trong khi Mueller (9,56) đứng thứ 7, Robben (9,70) là thứ 3 và cầu thủ xuất sắc nhất giải phải là Toni Kroos (9,79).

Tất nhiên, cũng như BXH các đội tuyển của FIFA, tính chính xác của Castrol Index chỉ là tương đối. Tuy vậy, việc Messi thậm chí không lọt nổi vào Top 10 đã đặt ra nhiều dấu hỏi đằng sau Quả bóng vàng World Cup 2014.

AI CŨNG CÓ QUÀ

FIFA đặt ra một quy trình khá chặt chẽ để tìm ra chủ nhân của danh hiệu này: đầu tiên Tiểu ban kỹ thuật của họ chọn ra danh sách rút gọn, sau đó các đại diện của giới truyền thông bầu ra người chiến thắng. Điều đó có nghĩa là trên lý thuyết, đây phải là lựa chọn chính xác bởi hầu hết các phóng viên có mặt tại World Cup đều là những người có năng lực và giàu kinh nghiệm.

Nhưng đó chỉ là... lý thuyết, còn thực tế có thể rất khác. Và khi cả cuộc bầu chọn Quả bóng vàng FIFA cũng bị đặt dấu hỏi về tính minh bạch, thì người ta hoàn toàn có quyền nghi ngờ danh hiệu này. Ngoài ra, việc kể từ năm 1998, Quả bóng vàng World Cup đã không còn là nhà vô địch cũng khiến tất cả dễ mường tượng đến một kịch bản dàn xếp. Trừ các danh hiệu khác, Quả bóng vàng World Cup có thể đã được “cơ cấu”. Để lúc ra về, ai cũng có quà!?

Những QBV mờ nhạt
Trước Messi, lịch sử từng ghi nhận ít nhất 2 Quả bóng vàng World Cup không thuyết phục. Đó là Salvatore Schillaci, tiền đạo Italia giành cú đúp Chiếc giày vàng và QBV ở World Cup 1990, giải đấu mà cầu thủ nổi bật nhất phải là Lothar Matthaeus (Đức). Tương tự là Romario, người đã ghi bàn ở 5/7 trận đấu của Brazil tại USA ’94, nhưng tầm ảnh hưởng không thể bằng Roberto Baggio với Italia.

Theo Bongdaplus.vn

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X