Thứ Năm, 26/12/2024 Mới nhất
Zalo

Đừng đòi tự tử, người Brazil hãy học cách vượt qua thất bại này

Thứ Tư 09/07/2014 17:23(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Thảm khốc. Đau khổ. Một sự sỉ nhục lịch sử. Đó là một số trong chuỗi những từ khóa xuất hiện trong tiêu đề các bài báo chí về “ngày tận thế” của Brazil trước thất bại thảm hại 1-7 dưới chân Đức trong trận bán kết rạng sáng nay. 

Nước mắt đang làm nhoè đi màu xanh vàng của quốc kì vẽ trên khuôn mặt trẻ em Brazil. HLV Brazil Felipe Scolari vùi mặt vào hai bàn tay. Người hâm mộ trên khắp quốc gia lớn nhất Nam Mỹ cũng thẫn thờ và khóc trong đau đớn. 

Sau những giờ phút kinh hoàng, cả đất nước Brazil cũng như hàng trăm triệu khán giả truyền hình trên toàn thế giới hâm mộ đội bóng quê hương của những vũ điệu Samba đang “vật lộn” để chấp nhận điều không tưởng: Brazil đã thất bại trong World Cup một cách thảm hại nhất từ trước đến nay ngay trên sân nhà kể từ lần đầu tiên đăng cai giải bóng đá quốc tế 64 năm về trước. Và ước mơ của về ngôi vô địch thứ 6 đã tan vỡ. 

''Tôi không thể tin vào mắt mình! Tôi cảm thấy thất vọng, buồn, nhưng hơn hết là xấu hổ. Thật xấu hổ khi chứng kiến trận đấu ấy”, ông Valeria Mazure 67 tuổi, 1 giáo viên đã nghỉ hưu ở Rio trong chiếc áo xanh lá cây và chiếc khăn vàng mang sắc quốc kì Brazil vừa uống bia vừa chán nản nói. 

Có lẽ người Brazil sẽ không bao giờ quên được cú sốc và màn thua cay đắng này.
Có lẽ người Brazil sẽ không bao giờ quên được cú sốc và màn thua cay đắng này.

Một số người hâm mộ tại sân vận động Belo Horizonte cũng bỏ về ngay trong giờ giải lao giữa 2 hiệp sau khi Đức dẫn trước 5-0, số khác thì xé vé để thể hiện sự tức giận cao trào.

“5 – 0 là quá đáng xấu hổ, chúng tôi không thể ở lại đây được nữa. 1 - 0, 1 - 1, 2-1, 2-2 còn có thể chấp được nhưng 5 – 0 thì thực sự quá thê thảm với một nước có truyền thống bóng đá'', Ribeiro Franca, 1 fan hâm mộ ngậm ngùi.

Cảm nhận được nỗi đau đến tận cùng của người dân nước nhà trước thất bại thảm hại của tuyển quốc gia dưới chân các cầu thủ Đức, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã viết trên trang cá nhân Twitter dòng trạng thái: ''Giống như nhiều người Brazil, tôi rất, rất buồn vì thất bại này. Tôi cảm thấy tiếc cho tất cả chúng ta, cho người hâm mộ và cho các cầu thủ. Nhưng chúng ta không thể lụi tàn. Brazil, hãy đứng dậy, rũ bỏ bụi bặm và tiếp tục vươn lên nào!” 

Trái ngược với màu buồn của nữ chính khách Nam Mỹ, hình ảnh giơ 2 tay ăn mừng của Tổng thống Đức Angela Merkel trước chiến thắng ngoạn mục trên sân khách đã được chia sẻ khắp các trang mạng xã hội với niềm hân hoan của người hâm mộ đội tuyển quốc gia Trung Âu. 

''Xem Brazil chơi trong các trận đấu trước đó, tôi nghĩ có khả năng đội bóng của nước mình sẽ thua, nhưng tôi không bao giờ tưởng tượng được lại thua khủng khiếp đến vậy. Tôi cảm thấy một nỗi buồn mênh mông, không chỉ vậy, tôi thực sự khó chịu khi nhà tổ chức để xảy ra sự cố mất điện ngay trên sân”, Ricardo Azevedo, một cổ động viện tại Rio cho biết.

Ở Sao Paulo, thành phố lớn nhất của Brazil, hàng ngàn người đã tập trung để xem trận đấu tại khu Bohemian ở Vila Madalena bên những con phố phủ kín sắc vàng, xanh lá cây và xanh dương. Samir Kelvin. 1 người dân địa phương đứng bên 1 cột đèn đường và hét lớn:'' Tôi không còn gì cả! Tôi là người Brazil và bị sỉ nhục, tôi muốn tự tử!''. Một người phụ nữ khác cũng gào to: ''Xấu hổ, quá đáng xấu hổ!''.

Với người Brazil, bị hất ra khỏi World Cup ngay trên đất mình thì thực sự là “điều chán nản nhất'', fan hâm mộ Pablo Ramoz nói. 

Brazil đã chi hàng tỷ USD để chuẩn bị cho giải đấu, cho những chiến dịch ngăn chặn người biểu tình phản đối chống lại World Cup trong năm qua trong khi nhiều người dân trong nước cáo buộc quốc gia Nam Mỹ đang phải gồng mình với kinh tế.

Một vài người phẫn uất trước thất bại “nhục nhã” của Brazil đã châm ngòi cho các cuộc biểu tình mới, nhưng chắc chắn sẽ chỉ để lại những vị đắng ngắt trên môi người hâm mộ nước nhà. Nhiều người cũng đặt câu hỏi rằng liệu đây có phải một điềm xấu cho Tổng thống Rousseff khi nhìn về cuộc bầu cử nhiệm kì mới. 

“Tôi hy vọng điều này có thể làm cho mọi người thức tỉnh và bắt đầu suy nghĩ lại về người đứng đầu đất nước. Biết đâu các cử tri sẽ trút tức giận lên các thùng phiếu. Bóng đá chỉ là ảo tưởng và chúng ta cần phải thức dậy cùng thực tế'', Antonio Hipolito, làm việc tại một hiệu sách ở một khu phố giàu có tại Rio bình luận.

Khi trải qua một điều đớn đau tột cùng, khi người ta cảm thấy không còn gượng dậy được nữa, ý nghĩa buông xuôi, tự tử đã hiện hình trong ý nghĩ. Nhưng nỗi đau nào cũng có thể vượt qua, nếu người ta dám nhìn nhận và sống chung với nó.

Maracana của 64 năm về trước cũng chứng kiến nỗi đau tột cùng của người Brazil. Nhưng như thời gian có thể hàn gắn mọi vết thương, nỗi tủi hổ này rồi cũng qua đi với người Brazil.

Lúc này, ở xứ Samba, nỗi đau vẫn còn âm ỉ trong mỗi người hâm mộ. Nhưng thứ mà thế giới quan tâm nhiều hơn là người Brazil sẽ tìm cách vượt qua nỗi đau ấy như thế nào, chứ không phải cái cách họ tiếp tục gặm nhấm nó.

Như Pele đã viết: "Chúng ta sẽ lấy lại chức vô địch thế giới vào năm 2018 tại Nga". Niềm tin ấy có thể quá xa xỉ nếu nhìn từ thất bại này, nhưng ít nhất, nó cũng là một cái đích mới để phấn đấu, để đứng dậy từ sau cơn đau tột cùng.

Theo Zing
  

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X