Thứ Năm, 14/11/2024 Mới nhất
Zalo

Đi tìm tử huyệt của ứng cử viên vô địch sau vòng bảng World Cup 2014

Thứ Bảy 28/06/2014 07:09(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Mặc dù có tới 3 đội tuyển giành trọn vẹn 9 điểm ở vòng bảng (Hà Lan, Argentina, Bỉ) nhưng rõ ràng, người hâm mộ đều thấy được tử huyệt của những ứng cử viên vô địch. Tuy nhiên, đó lại là điều tốt cho họ trước giai đoạn loại trực tiếp.

Đi tìm tử huyệt của những ứng cử viên vô địch

Như vậy là vòng bảng World Cup đã kết thúc. Lúc này, người hâm mộ cũng phần nào đánh giá được sức mạnh của những ứng cử viên cho chức vô địch. Bên cạnh sức mạnh được thể hiện, những “ông lớn” như Brazil, Đức, Hà Lan, Argentina… đều cũng lộ ra những tử huyệt chết người.

brazil
Chưa đội nào hoàn hảo sau vòng bảng

Đối với ứng cử viên số 1 cho chức vô địch Brazil, ngoài những lời tán dương cho Neymar, có thể một điều dễ dàng nhận thấy rằng họ thiếu đi tiền đạo cắm thực sự. Trong cả giai đoạn 1, dấu ấn của Fred khá mờ nhạt. Có lẽ, điều duy nhất anh có thể giúp Selecao chính là cú ngã dẫn đến quả phạt đền trong trận đấu với Croatia (bàn thắng của Fred trước Cameroon không có nhiều ý nghĩa). Một điểm yếu khác của Brazil nằm ở vị trí của Hulk. Nếu so với những gì mà giới một điệu biết về Hulk, rõ ràng, “người khổng lồ xanh” đã gây thất vọng quá lớn với không bàn thắng và hàng tá cơ hội bị bỏ lỡ.

Bên cạnh đó, có cảm giác như Brazil vẫn thiếu đi người điều tiết lối chơi thực tế. Neymar, trong vai trò nhạc trưởng, không phải là người điều tiết, phân phối tốt. Đa phần cầu thủ này thường chọn phương án rê dắt trước khi tung ra những cú dứt điểm cuối cùng.

Tổng hòa những điều ở trên đây có thể hiểu tại sao Brazil đã gặp bế tắc tột độ trước hai đối thủ chủ trương chơi phòng ngự là Croatia và Mexico. Ngoài ra, hàng phòng thủ trứ danh cũng chưa để lại sự yên tâm, những sai lầm chết người trong trận đấu với Cameroon đã cho thấy điều đó.

Trong khi đó, dù trình diễn lối chơi khá thuyết phục nhưng ĐT Đức vẫn cho thấy điểm yếu cố hữu, đó là tinh thần thi đấu. Trong thế trận dẫn trước, người Đức có thể chơi rất hay nhưng khi gặp khó khăn, họ đã lúng túng. Hai bàn thua liên tiếp trước Ghana ở lượt đấu thứ 2 đã khẳng định rõ hơn điều này.

Vị trí tiền vệ phòng ngự của Lahm cũng được xem là con dao hai lưỡi. Hậu vệ này có thể đánh chặn cũng như điều phối tấn công nhưng lại thường xuyên mắc những sai lầm chết người (trận gặp Bồ và Ghana mất bóng rất nguy hiểm). Bên cạnh đó, khả năng tranh chấp của Lahm cũng không được đánh giá cao.

Trong khi đó, với Argentina, họ đang vui mừng vì sự tỏa sáng của Messi nhưng cũng phải nhìn nhận thực tế rằng, họ thiếu hẳn tiền vệ tổ chức ở giữa sân (ngay cả Messi chủ động lùi sâu nhưng không hiệu quả). Do đó, điều dễ hiểu họ thường gặp bế tắc trước những đối thủ tập trung phòng ngự số đông như Iran (phần nào đó là Bosnia). Messi và các đồng đội chỉ thực sự bùng nổ khi Nigeria chủ động đôi công nhưng khi ấy, hàng thủ của họ bắt đầu cho thấy những sai lầm.

Với Hà Lan, đội tuyển khác giành trọn 9 điểm, họ rất mạnh trong lối chơi phòng ngự phản công nhưng bản thân hàng phòng thủ không được đánh giá cao của họ lại mắc những sai lầm. Tây Ban Nha (trong thời gian đầu trận), Australia đã khai thác rất tốt điểm yếu này. Giả dụ như Tây Ban Nha tận dụng tốt hơn cơ hội, có lẽ, số phận Hà Lan đã khác.

ĐT Pháp ấn tượng nhất qua hai lượt đầu tiên nhưng đây là tập thể vốn đầy rẫy quá nhiều sự bất ổn, khi không thể kiểm soát phòng thay đồ, họ sẽ ôm hận. Trong khi đó, “ngựa ô” Bỉ lại thiếu đi sự kết dính trong lối chơi và chỉ nhờ sự tỏa sáng của cá nhân trước những đối thủ yếu ở bảng H.

Tín hiệu đáng mừng vì sự không hoàn hảo?

Trong Tam quốc, khi chỉ ra nguyên nhân thất bại trong trận Xích Bích, Tào Tháo đã nghiệm ra rằng điều cốt lõi xuất phát từ việc quân Ngụy quá… hoàn hảo. Điều này khiến họ chủ quan, khinh địch và không thể nhận ra những “cái bẫy” đơn giản. Do đó, chính những điểm yếu này có thể sẽ là phương thuốc tốt cho những “ông lớn” ở giải đấu năm nay. Qua giai đoạn vòng bảng, họ sẽ có thời gian ngẫm lại những tử huyệt ấy để tìm cách sửa sai.

Trong giải đấu cúp theo thể thức loại trực tiếp, đội vô địch chưa chắn là kẻ mạnh nhất mà là đội biết tính toán điểm rơi phù hợp và sửa chữa những sai lầm đúng lúc. Trường hợp của Italia ở World Cup 1982 (phần nào đó tính cả á quân năm 1994) đã cho thấy rõ điều này. Họ thường thi đấu rất bất ổn ở vòng bảng nhưng càng vào sâu, họ lại càng ổn định.

Có thể thấy, lúc này, vẫn chưa có đội tuyển nào vươn lên rõ rệt là ứng cử viên số 1 ở giải đấu năm nay. Chính những tử huyệt của các “ông lớn” như đã nêu ra ở trên khiến giải đấu này càng trở nên khó lường hơn.

Theo Dân Trí

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

Cách giải thích hợp lý nhất cho bàn thắng gây tranh cãi của Nhật Bản

ĐT Nhật Bản vừa có trận đấu đáng nhớ khi xuất sắc thắng ngược Tây Ban Nha 2-1 để giành vé tham dự vòng 1/8 World Cup 2022 với tư cách đội đứng đầu bảng E. Ở trận đấu này, trọng tài đã có quyết định gây tranh cãi khi công nhận bàn thắng của Tanaka.

Xem thêm
top-arrow
X