World Cup 2018 và sự thoái trào của chiến thuật kiểm soát bóng
Thứ Tư 04/07/2018 20:55(GMT+7)
Thất bại của Đức, Tây Ban Nha hay Argentina là minh chứng rõ nhất cho sự thoái trào của tiki taka tại World Cup 2018 khi các đội bóng đang hướng đến lối chơi hiệu quả hơn trong mỗi lần lên bóng.
Lịch để bàn 2025 - ấn phẩm ĐẶC BIỆT dành riêng cho fan bóng đá. Mang cả thế giới bóng đá đến với bàn làm việc của bạn! Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7 |
Cái chết của "tiki taka"
Một năm sau khi Barcelona của Pep Guardiola giành cú ăn ba, Tây Ban Nha với xương sống là những cầu thủ xứ Catalonia lên ngôi vô địch World Cup. Bốn năm sau, Đức vô địch World Cup bằng lối chơi sở hữu bóng khi chỉ ít tuần trước, Pep vô địch Bundesliga cùng Bayern Munich và lối chơi tiki taka kiểu mới.
|
ĐT Tây Ban Nha là minh chứng cho sự thoái trào của tiki taka tại World Cup 2018. |
Ý tưởng cơ bản của Pep Guardiola là: "Nếu bạn kiểm soát bóng, đối thủ chẳng thể ghi bàn".
Mười năm sau khi Pep Guardiola giới thiệu tiki taka như một làn sóng chiến thuật ra thế giới, giờ tư tưởng ấy lùi dần vào thoái trào. Phần đông chiến lược gia nhận ra rằng thứ bóng đá kiểm soát thế trận ấy quá khó để thành công bởi họ cần một tập thể với rất nhiều yếu tố.
Ở cấp câu lạc bộ, các huấn luyện viên có thể dùng tiền để mua những cầu thủ phục vụ cho ý tưởng chiến thuật. Nhưng ở cấp đội tuyển, các chiến lược gia buộc phải tận dụng những gì đang có. Và họ nhận ra rằng tiki taka không phải vũ khí tối thượng để đi đến thành công.
Tấm gương của Leicester và Bồ Đào Nha cùng năm 2016 khiến các đội tuyển dần chuyển dịch sang lối chơi phòng ngự phản công tại World Cup 2018. Đó là lý do các đội bóng chơi kiểm soát bóng đa phần gây thất vọng tại giải đấu năm nay.
|
Việc ĐT Đức bị loại ngay từ vòng bảng là minh chứng sớm cho sự thoái trào của tiki taka tại World Cup 2018. |
Hết vòng bảng, ba đội có tỉ lệ kiểm soát bóng 65% trở lên là Tây Ban Nha (72.8%), Đức (72%) và Argentina (67.8%). Cả ba đều bị loại trong bẽ bàng. Đức gục ngã trước Hàn Quốc ở vòng bảng, Tây Ban Nha và Argentina hú vía vượt qua vòng bảng, để rồi nhanh chóng bị loại ở vòng 16 đội.
Trong số 48 trận vòng bảng, có đến 14 trận xuất hiện các đội kiểm soát bóng 65% trở lên, chỉ có 5 đội giành chiến thắng chung cuộc. Iceland cầm hòa Argentina với tỉ lệ kiểm soát bóng chỉ 22%, Hàn Quốc đánh bại Đức cùng với tỉ lệ kiểm soát bóng như thế.
Bóng đá phản công lên ngôi
Cả 4 đội lọt đầu tiên lọt vào tứ kết World Cup 2018 đều có tỉ lệ kiểm soát bóng trung bình xấp xỉ 50% gồm Uruguay (49.25), Pháp (51.75), Croatia (53.25) và Nga thậm chí chỉ ở mức 37.75%. Điều đó cho thấy lối chơi phòng ngự phản công lên ngôi tại giải đấu năm nay.
Các đội bóng sẵn sàng chơi với đội hình thấp, nhường bóng cho đối thủ rồi kết liễu bằng những đường phản công nhanh. Thay vì dồn lên tấn công một cách mạo hiểm, cách chơi lùi sâu nhường bóng cho đối thủ rồi tung ra những đợt tấn công ít chạm, hoặc tận dụng các tình huống cố định.
|
Các đội tuyển như Nga đi đến thành công nhờ lối chơi phòng ngự phản công. |
Thất bại của Đức trước Mexico ở trận mở màn càng cho thấy rõ điều này. Để chơi kiểm soát bóng, Đức buộc phải đẩy hai hậu vệ biên lên cao, tạo khoảng trống rất lớn ở nách hàng phòng ngự cho Mexico khai thác. Bàn thắng của Mexico cũng đến trong một tình huống như thế.
Ngay cả Pháp sở hữu đội hình được đánh giá cao cũng thường chơi thấp, đoạt bóng từ tuyến giữa rồi đẩy cho Griezmann và Mbappe bứt tốc gây nguy hiểm cho đối thủ. Nhìn chung, lối chơi kiểm soát bóng không còn được ưa chuộng tại World Cup 2018 khi đòi hỏi quá nhiều yếu tố, trong khi để lộ ra nhiều rủi ro.
Những thất bại của Đức, Tây Ban Nha hay Argentina là minh chứng rõ nhất cho sự thoái trào của tiki taka tại World Cup 2018.
World Cup 2018: Khi bóng chết trở thành vũ khí chiến lược World Cup 2018 dần trở thành giải đấu mà những tình huống cố định là chìa khóa giải quyết vấn đề bởi những công nghệ mới được áp dụng.
Như Đạt (TTVN)