Thứ Năm, 14/11/2024 Mới nhất
Zalo

Pressing và phòng ngự phản công sẽ lên ngôi ở VCK EURO 2016?

Thứ Ba 07/06/2016 21:07(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Trong một năm Leicester lên đỉnh tại Ngoại hạng Anh, Atletico vào đến trận chung kết của Champions League, liệu pressing và phòng ngự phản công có là xu thế tại EURO 2016.

► Tổng hợp thông tin mới nhất về VCK Euro 2016 và kết quả VCK Euro 2016.

Trong một giải đấu ngắn hạn như EURO 2016 thì việc chơi chắc chắn và không để thủng lưới là ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, việc cậy sức để tỏa ra khắp mặt sân phong tỏa đối phương sẽ là phương án hiệu quả dành cho những đội tuyển nhỏ. Chơi pressing và phòng ngự phản công không còn lạ lẫm với thế giới bóng đá nhưng chưa bao giờ nó được đề cao cũng như đạt hiệu quả như lúc này.

Leicester là ví dụ tiêu biểu tại một giải VĐQG, còn Atletico là ví dụ cho mặt trận cúp. Cả hai đều là biểu tượng của một boong-ke chắc chắn, chơi áp sát đối thủ và chọn cho mình phương án phản công để ghi bàn. Leicester từ đội trụ hạng mùa trước đã vô địch Ngoại hạng Anh một cách ngoạn mục, còn Atletico cũng làm cho Real mướt mồ hôi trước khi gục ngã ở loạt luân lưu định mệnh ở chung kết Champions League. 
Pressing va phong ngu phan cong se len ngoi o VCK EURO 2016 hinh anh
 


Từng đó là quá đủ để nhiều quốc gia bê nguyên chiến thuật này sử dụng tại EURO 2016. Tuy nhiên, lý thuyết và thực tế rất khác nhau. Rất ít đội bóng dự EURO 2016 hội tụ đủ các yếu tố để có thể chơi như Leicester hay Atletico. Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Bỉ, Bồ Đào Nha, Anh hay Italia đều quá mạnh và có cách thi đấu riêng của mình. Trừ khi phải chạm trán nhau, không thì khả năng một trong những đội bóng trên chơi phản công là rất thấp.

Trong khi đó, xu thế tấn công và đàn áp mạnh mẽ đối phương rất được ưa chuộng tại vòng loại EURO 2016. Đặc biệt, hình mẫu các trung phong cao lớn đã trở lại với Harry Kane (Anh), Mario Gomez (Đức), Alvaro Morata (Tây Ban Nha), Cristiano Ronaldo (Bồ Đào Nha), Graziano Pelle (Italia), Christian Benteke và Romelu Lukaku (Bỉ), Zlatan Ibrahimovic (Thụy Điển), Robert Lewandowski (Ba Lan) hay Olivier Giroud (Pháp).

Ngoài việc là những cỗ máy không chiến và làm tường trong vòng cấm, những trung phong phiên bản 2016 còn được cải tiến để có thể di chuyển khắp mặt sân, chơi chân tốt và đặc biệt là rất tốc độ. Có những cầu thủ toàn năng này ở tuyến đầu, sơ đồ hay hệ thống phụ trợ cũng từ đó linh hoạt hơn rất nhiều.

Không cần phải quá toan tính như Hy Lạp của năm 2004 hay cầu kỳ và phức tạp như Tây Ban Nha giai đoạn 2008-2012, xu hướng của năm 2016 sẽ là sự giản tiện trong phối hợp giữa tốc độ và sức mạnh. Chơi bóng nhanh, ít chạm và luôn hướng về phía trước.

Ở đó, vai trò của trung phong là tối quan trọng thay vì những “số 9 ảo” như cách đây ít năm. Là một người lãnh trách nhiệm ghi bàn, thu hút và kể cả làm bóng, sẽ không lạ khi giải thưởng Vua phá lưới và Cầu thủ xuất sắc nhất EURO 2016 sẽ là một tiền đạo toàn năng, kết quả của một hệ thống phụ trợ tích cực đằng sau.

Theo Bongdaplus.vn

http://euro2016.bongdaplus.vn/tin-tuc/pressing-va-phong-ngu-phan-cong-duoc-mua-tai-euro-2016-1561221606.html

Có thể bạn quan tâm

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các hậu vệ biên đã chuyển từ một vị trí ít được chú ý trở thành vị trí có thể đảm nhiệm gần như mọi nhiệm vụ ở trên sân. Hiện tại, mỗi đội bóng đều sử dụng những hậu vệ biên theo nhiều cách khác nhau: từ vai trò phòng ngự, làm người kiến thiết lối chơi cho đến việc chơi bó vào trong như một tiền vệ trung tâm. Vậy hiện giờ mỗi đội bóng tại Premier League triển khai hậu vệ biên của họ như thế nào?

Real Madrid và vấn đề nhức nhối mang tên hậu vệ trái

Real Madrid và vấn đề nhức nhối mang tên hậu vệ trái

Real Madrid và vấn đề nhức nhối mang tên hậu vệ trái

Nếu muốn tóm tắt những vấn đề hàng thủ của Real Madrid trong giai đoạn đầu mùa giải này, chỉ cần nhìn vào những hành động của Aurelien Tchouameni và David Alaba sau những bàn thua trước Real Sociedad và Atletico Madrid (mặc dù bàn thắng của Takefusa Kubo không được công nhận vì lỗi việt vị).

Mổ băng: Arsenal đã rút ra bài học trước Man City như thế nào?

Mổ băng: Arsenal đã rút ra bài học trước Man City như thế nào?

Mổ băng: Arsenal đã rút ra bài học trước Man City như thế nào?

Giành được danh hiệu Community Shield không chỉ là cú huých về mặt tinh thần cho Arsenal trước khi bước vào mùa giải mới, mà còn là lời khẳng định về sự trưởng thành của họ trước chính Man City – bởi dưới thời Mikel Arteta, Pháo Thủ trước đây chỉ đúng 1 lần đánh bại được đoàn quân của Pep Guardiola.

Gundogan và Modric: Những chuyên gia tính toán cơ hội và quản trị rủi ro

Gundogan và Modric: Những chuyên gia tính toán cơ hội và quản trị rủi ro

Gundogan và Modric: Những chuyên gia tính toán cơ hội và quản trị rủi ro

Ilkay Gundogan và Luka Modric là những tiền vệ mang tính biểu tượng của bóng đá đương đại. Trong bài viết trên The Guardian, cựu danh thủ Philipp Lahm nhận định cả 2 cầu thủ này đều là những chuyên gia quản trị rủi ro trên sân, từ đó cho phép họ tạo ra sự kiểm soát, tính ổn định và sự an toàn.

Vì sao Pep lại xếp John Stones đá tiền vệ số 8 thay vì số 6 trước Inter Milan?

Vì sao Pep lại xếp John Stones đá tiền vệ số 8 thay vì số 6 trước Inter Milan?

Vì sao Pep lại xếp John Stones đá tiền vệ số 8 thay vì số 6 trước Inter Milan?

Vị trí và vai trò/chức năng thi đấu của John Stones được xem là một phát kiến bản lề của Pep Guardiola và góp phần khắc họa nên sự thành công vang dội của Man City trong mùa giải đã qua. Cũng chính Stones trở thành một nét chấm phá chiến thuật nữa trong trận chung kết Champions League tại Istanbul. Pep đã lại thay đổi trong trận chung kết, nhưng lần này ông đã giành chiến thắng.

"Đường cong" pressing của Pep đã khuất phục Bayern Munich như thế nào?

Đường cong pressing của Pep đã khuất phục Bayern Munich như thế nào?

"Đường cong" pressing của Pep đã khuất phục Bayern Munich như thế nào?

Từ vòng 16 đội cho đến tứ kết Champions League mùa giải này, Man City của Pep Guardiola đều chạm trán những đại diện của nước Đức, lần lượt là RB Leipzig và mới đây là Bayern Munich. Lượt về trước Leipzig, City đả bại đối thủ 7-0. Và hồi giữa tuần qua cũng tại Etihad, Bayern trở thành nạn nhân mới nhất của City khi thất bại 0-3. Cả hai chiến thắng ấy đều có chung một dấu ấn chiến thuật đến từ Pep Guardiola: những pha di chuyển hình vòng cung bo hướng ra biên khi gây áp lực tầm cao. 

Xem thêm
top-arrow
X