Thứ Bảy, 28/12/2024 Mới nhất
Zalo

Góc chiến thuật Pháp 2-0 Albania: Thất bại với thử nghiệm 4-2-3-1

Thứ Năm 16/06/2016 11:05(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Ra quân với sơ đồ mới là 4-2-3-1 và cách vận hành nhân sự khác lạ, ĐT Pháp hoàn toàn bế tắc trước đối thủ yếu hơn là Albania.

Hiệp 1: Pháp bế tắc và sai lầm

Trong trận ra quân gặp đội tuyển Romania, mặc dù có được chiến thắng 2-1 đầy cảm xúc song không thể phủ nhận rằng ĐT Pháp đã có màn trình diễn tương đối nhạt nhòa và bế tắc. Chỉ nhờ vào sự thăng hoa cá nhân của Dimitri Payet mà nút thắt mới được cởi bỏ và Les Bleus bỏ túi ba điểm. Hai ngôi sao chơi đáng thất vọng trong trận đấu đó là Paul Pogba và Antoine Griezmann phải ngồi dự bị ở trận này để HLV Didier Deschamps thực hiện thử nghiệm với sơ đồ 4-2-3-1 nhằm đem đến luồng sinh khí mới cho tuyển Pháp.

Goc chien thuat Phap 2-0 Albania That bai voi thu nghiem 4-2-3-1 hinh anh
Pháp ra sân với 4-2-3-1

Tuy nhiên, chưa thấy tác dụng đâu nhưng tác hại của việc vận hành sơ đồ mới và có phần lạ lẫm đã gây ra những xáo trộn nhất định cho các cầu thủ Pháp. Cự ly đội hình và cách phối hợp để pressing theo khu vực là những yếu tố bị ảnh hưởng rõ rệt nhất.

Trong tình huống này, Payet với vai trò hộ công phải là người đứng ngang hàng với Giroud để đảm bảo cân bằng cự ly đội hình ở tuyến đầu của Pháp. Tuy nhiên, tiền vệ này mải theo người nên đã lui xuống rất thấp cùng hàng tiền vệ. Điều này vô tình tạo khoảng trống lớn cho các cầu thủ Albania triển khai bóng ở giữa sân.

Goc chien thuat Phap 2-0 Albania That bai voi thu nghiem 4-2-3-1 hinh anh 2
Cự ly đội hình Pháp có vấn đề

Lại tiếp tục là một tình huống Payet đứng quá thấp và sai vị trí. Anh khiến người đồng đội Matuidi phải nóng vội lao lên ngăn chặn đối thủ. Tiếc thay, cầu thủ của PSG đã để lại khoảng trống lớn sau lưng anh do rời vị trí.

Goc chien thuat Phap 2-0 Albania That bai voi thu nghiem 4-2-3-1 hinh anh 3
Matuidi là nạn nhân đầu tiên của sai lầm hệ thống

Khi Matuidi nhận ra sai lầm và lùi về lấp khoảng trống thì các cầu thủ Albania đã bắt đầu phối bóng để khoét vào vị trí đó. Kante và Martial ở khá xa và không thể bỏ vị trí của mình để hỗ trợ.

Goc chien thuat Phap 2-0 Albania That bai voi thu nghiem 4-2-3-1 hinh anh 4
Khoảng trống lớn sau lưng Matuidi

Cuối cùng, vẫn phải có một người bỏ vị trí để lao lên áp sát, đó là Evra. Tuy nhiên, hậu vệ cánh phải của Albania cũng rất nhanh lao lên khoét vào vị trí trống mà Evra bỏ lại. Martial đã nhận ra điều này và anh cũng bắt đầu di chuyển theo để bọc lót.

Goc chien thuat Phap 2-0 Albania That bai voi thu nghiem 4-2-3-1 hinh anh 5
Evra là quân cờ tiếp theo sụp đổ trong hệ thống

Tuy nhiên tiền đạo 20 tuổi đã chậm một nhịp. Cầu thủ Albania có khoảng trống mênh mông để thực hiện cú căng ngang. Phía bên trong tiền đạo đồng đội của anh dứt điểm chạm cột dọc của Pháp. Sai lầm của Payet dẫn đến lỗi hệ thống và Albania có cơ hôi nguy hiểm gần như là duy nhất trong hiệp 1. Evra vẫn chưa hiểu vì sao mình lại đứng ở vị trí đó.

Goc chien thuat Phap 2-0 Albania That bai voi thu nghiem 4-2-3-1 hinh anh 6
Tình huống dẫn đến pha bóng chạm cột dọc Hugo Lloris

Trong hiệp 1, ý đồ tấn công lệch hẳn về phía cánh trái của Pháp là hết sức rõ ràng khi Dimitry Payet bó sang cùng Anthony Martial và kết hợp với đó là sự dâng cao của Patrice Evra. Điều này dẫn đến một vấn đề khác là cánh còn lại Kingsley Coman rất đói bóng. Cầu thủ của Bayern Munich hầu như chơi gần với các tiền vệ trung tâm trong hiệp 1 và làm nhiệm vụ bọc lót hơn là nhận bóng tấn công. Dễ hiểu vì sao anh bị đánh giá là mờ nhạt nhất toàn đội.

Goc chien thuat Phap 2-0 Albania That bai voi thu nghiem 4-2-3-1 hinh anh 7
Pháp tấn công lệch hẳn về cánh trái

Thế nhưng, Albania với sự chỉ đạo của một HLV giàu tính chiến thuật người Italia như Gianni De Biasi cũng rất nhanh đọc được ý đồ này. Họ tổ chức phòng ngự chặt ở cánh trái theo hướng tấn công của Pháp. Hàng tiền vệ lùi cực thấp tạo thành cự ly hẹp với hàng hậu vệ và qua đó bóp nghẹt không gian chơi bóng của Payet và Martial.

Goc chien thuat Phap 2-0 Albania That bai voi thu nghiem 4-2-3-1 hinh anh 8
Albania phòng ngự cánh hợp lý

Hiệp 2: 4-3-3 “suýt” thắng Albania

Không nằm ngoài dự đoán, sự bế tắc trong hiệp một đã khiến HLV Didier Deschamps phải tung cả Pogba và Griezmann vào sân. Pháp quay trở lại với 4-3-3 và Payet được trả về cánh trái sở trường. Nếu như trong hiệp một anh bị nhốt trong “chiếc cũi” khi phải đá hộ công thì giờ đây những phẩm chất tốt nhất của tiền vệ này sẽ được phát huy ở cánh.

Goc chien thuat Phap 2-0 Albania That bai voi thu nghiem 4-2-3-1 hinh anh 9
Pháp trở lại với sơ đồ 4-3-3

Thêm vào đó, sự có mặt của Paul Pogba, một tiền vệ con thoi có thiên hướng tấn công, cũng làm tăng tính sáng tạo và giúp kéo dãn cự ly đội hình Albania. Tuy nhiên, những thay đổi đó chỉ mang lại tác dụng không đáng kể. Pháp tiếp tục chơi bế tắc trong phần lớn thời gian hiệp 2. Phần vì lối đá của họ quá thiếu sáng tạo và kết dính, phần vì đoàn quân của De Biasi vẫn giữ kỷ luật chiến thuật tốt.

Một hình ảnh khác cho thấy Albania có kỷ luật chiến thuật tương đối tối. Hai hàng ngang của họ giữ cự ly đều và phân bố hợp lý. Các cầu thủ hiếm khi tự ý bỏ vị trí.  

Goc chien thuat Phap 2-0 Albania That bai voi thu nghiem 4-2-3-1 hinh anh 10
Đội hình với cự ly rất hợp lý

Với sự có mặt của Pogba, hàng tiền vệ Pháp được đẩy lên cao hơn nữa để pressing, điều mà đáng lẽ họ nên làm từ đầu trận. Trong một tình huống đánh chặn từ xa, Kante cướp được bóng và tạo ra đợt phản công nguy hiểm. Tiền vệ cánh phải của Albania lỡ đà lao lên và để lại khoảng trống sau lưng.

Goc chien thuat Phap 2-0 Albania That bai voi thu nghiem 4-2-3-1 hinh anh 11
Kante pressing phá vỡ đội hình Albania

Coman đã chờ sẵn ở vị trí trống trải sau. Thời điểm trước khi bị thay ra, cầu thủ này thường có những pha đổi cánh với Payet dù không mang lại nhiều hiệu quả.

Goc chien thuat Phap 2-0 Albania That bai voi thu nghiem 4-2-3-1 hinh anh 12
Khoảng trống hiếm hoi Pháp khai thác được

Tuy nhiên, cuối cùng điều gì phải đến cũng đã đến. Một đội bóng nhỏ với những cá nhân trung bình như Albania không thể duy trì sự tập trung đến hết trận. Khoảng từ phút 83 họ bắt đầu có dấu hiệu nôn nóng và đánh mất kỷ luật chiến thuật. Cự ly đội hình Albania lúc này liên tục xáo trộn và khoảng trống lộ ra ngày càng nhiều. Đây dường như là sai lầm của chính bản thân đội bóng này hơn là do sức ép từ Pháp.

Goc chien thuat Phap 2-0 Albania That bai voi thu nghiem 4-2-3-1 hinh anh 13
Albania vỡ đội hình và bắt đầu rối loạn

Về mặt chiến thuật, rõ ràng kể cả khi 4-3-3 giúp Pháp chơi khởi sắc hơn, nhưng nó chỉ là sự khá khẩm nếu so với một 4-2-3-1 quá sai lầm. Còn lại dù là bất kỳ sơ đồ nào thì đội bóng áo lam cũng loay hoay và bế tắc. Cần phải nhấn mạnh rằng hai bàn thắng họ có được ở trận này đến từ những tình huống riêng rẽ và hoàn toàn không phải do nỗ lực dàn xếp lối chơi tập thể. Tình huống ghi bàn mở tỷ số của Griezmann đơn giản chỉ là sai lầm trong việc chọn vị trí của trung vệ Albania. Trong khi bàn thắng của Payet chỉ là cú chốt hạ khi đối thủ gần như buông xuôi.

Kết luận

Hai trận thắng và hai sơ đồ chiến thuật đều có một điểm chung đó là sự nhạt nhòa. Pháp có nhiều nét rất giống Bỉ ở giải này. Họ sở hữu những cá nhân tài năng và giàu tiềm năng nhưng không có một lối chơi kết dính họ lại với nhau. Thiếu cái thứ gọi là “chiến thuật” đó, 11 ngôi sao chỉ là một tập thể hạng hai đang chơi bóng.

Tuy nhiên, Pháp may mắn hơn Bỉ khi Romania và Albania không phải là Italia. Hai trận thắng của đội chủ nhà nếu nhìn vào mặt kết quả thì thực sự mỹ mãn, nhưng quan sát kỹ lối chơi thì thật đáng ngại. Đã đến lúc thầy trò Didier Deschamps phải nghiêm túc nhìn nhận lại những màn trình diễn của mình để khắc phục nếu họ còn muốn ôm giấc mộng lên ngôi ở Euro tại quê nhà.

Tổng hợp Pháp 2-0 Albania



Tường Minh

 

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các hậu vệ biên đã chuyển từ một vị trí ít được chú ý trở thành vị trí có thể đảm nhiệm gần như mọi nhiệm vụ ở trên sân. Hiện tại, mỗi đội bóng đều sử dụng những hậu vệ biên theo nhiều cách khác nhau: từ vai trò phòng ngự, làm người kiến thiết lối chơi cho đến việc chơi bó vào trong như một tiền vệ trung tâm. Vậy hiện giờ mỗi đội bóng tại Premier League triển khai hậu vệ biên của họ như thế nào?

Real Madrid và vấn đề nhức nhối mang tên hậu vệ trái

Real Madrid và vấn đề nhức nhối mang tên hậu vệ trái

Real Madrid và vấn đề nhức nhối mang tên hậu vệ trái

Nếu muốn tóm tắt những vấn đề hàng thủ của Real Madrid trong giai đoạn đầu mùa giải này, chỉ cần nhìn vào những hành động của Aurelien Tchouameni và David Alaba sau những bàn thua trước Real Sociedad và Atletico Madrid (mặc dù bàn thắng của Takefusa Kubo không được công nhận vì lỗi việt vị).

Mổ băng: Arsenal đã rút ra bài học trước Man City như thế nào?

Mổ băng: Arsenal đã rút ra bài học trước Man City như thế nào?

Mổ băng: Arsenal đã rút ra bài học trước Man City như thế nào?

Giành được danh hiệu Community Shield không chỉ là cú huých về mặt tinh thần cho Arsenal trước khi bước vào mùa giải mới, mà còn là lời khẳng định về sự trưởng thành của họ trước chính Man City – bởi dưới thời Mikel Arteta, Pháo Thủ trước đây chỉ đúng 1 lần đánh bại được đoàn quân của Pep Guardiola.

Gundogan và Modric: Những chuyên gia tính toán cơ hội và quản trị rủi ro

Gundogan và Modric: Những chuyên gia tính toán cơ hội và quản trị rủi ro

Gundogan và Modric: Những chuyên gia tính toán cơ hội và quản trị rủi ro

Ilkay Gundogan và Luka Modric là những tiền vệ mang tính biểu tượng của bóng đá đương đại. Trong bài viết trên The Guardian, cựu danh thủ Philipp Lahm nhận định cả 2 cầu thủ này đều là những chuyên gia quản trị rủi ro trên sân, từ đó cho phép họ tạo ra sự kiểm soát, tính ổn định và sự an toàn.

Vì sao Pep lại xếp John Stones đá tiền vệ số 8 thay vì số 6 trước Inter Milan?

Vì sao Pep lại xếp John Stones đá tiền vệ số 8 thay vì số 6 trước Inter Milan?

Vì sao Pep lại xếp John Stones đá tiền vệ số 8 thay vì số 6 trước Inter Milan?

Vị trí và vai trò/chức năng thi đấu của John Stones được xem là một phát kiến bản lề của Pep Guardiola và góp phần khắc họa nên sự thành công vang dội của Man City trong mùa giải đã qua. Cũng chính Stones trở thành một nét chấm phá chiến thuật nữa trong trận chung kết Champions League tại Istanbul. Pep đã lại thay đổi trong trận chung kết, nhưng lần này ông đã giành chiến thắng.

"Đường cong" pressing của Pep đã khuất phục Bayern Munich như thế nào?

Đường cong pressing của Pep đã khuất phục Bayern Munich như thế nào?

"Đường cong" pressing của Pep đã khuất phục Bayern Munich như thế nào?

Từ vòng 16 đội cho đến tứ kết Champions League mùa giải này, Man City của Pep Guardiola đều chạm trán những đại diện của nước Đức, lần lượt là RB Leipzig và mới đây là Bayern Munich. Lượt về trước Leipzig, City đả bại đối thủ 7-0. Và hồi giữa tuần qua cũng tại Etihad, Bayern trở thành nạn nhân mới nhất của City khi thất bại 0-3. Cả hai chiến thắng ấy đều có chung một dấu ấn chiến thuật đến từ Pep Guardiola: những pha di chuyển hình vòng cung bo hướng ra biên khi gây áp lực tầm cao. 

Xem thêm
top-arrow
X