Thứ Năm, 14/11/2024 Mới nhất
Zalo

Pháp 2-0 Đức: Ngày Didier Deschamps đánh lừa được Joachim Low

Thứ Sáu 08/07/2016 15:29(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Cả hai HLV Didier Deschamps và Joachim Low đều đã có những điều chỉnh nhân sự, chiến thuật không nhỏ để gây ngạc nhiên cho đối phương. Tuy nhiên, chỉ có một người thành công và dĩ nhiên đó cũng chính là người chiến thắng.


Được dẫn dắt những đội tuyển lớn như Pháp hay Đức là một vinh dự lớn của những Didier Deschamps hay Joachim Low
. Nhưng điều gì cũng có hai mặt của nó. Áp lực dành cho họ là vô cùng lớn và chỉ cần một sai lầm nhỏ về chiến thuật cũng sẽ phải trả giá đắt. Không phải lúc nào cũng có trong tay đầy đủ những cầu thủ tốt nhất nhưng nếu có cũng phải tìm cách biến đổi để không bị bắt bài. Luôn luôn là những bài toán hóc búa với Deschamps hay Low đặc biệt là trước một trận đại chiến như Pháp vs Đức
.

Đức trước khi bước vào Euro 2016 được xem là đội có chiều sâu đội hình nhất giải đấu và cũng có nhiều biến thể chiến thuật nhất. Chỉ có điều những mất mát nhân sự đã xảy ra với họ đúng vào những thời điểm quan trọng nhất. Mario Gomez và Sami Khedira đều dính chấn thương ở cuộc đấu trước đó với Italia dẫn tới người nghỉ hết giải người ít nhất cũng nghỉ bán kết. Cộng thêm trung vệ Mats Hummels bị treo giò, Low thêm một lần phải có những thay đổi trong hệ thống đang vận hành.

HLV Low
HLV Low đã cố gắng thực hiện những thay đổi chiến thuật

Bước vào đại chiến với Pháp, HLV Low mang sơ đồ 4-2-3-1 trở lại thay vì 3-5-2 để khắc chế người Italia trước đó. Emre Can là cái tên được lựa chọn để thay thế cho Khedira nhưng có xu hướng lùi sâu như một trung vệ thứ 3 cùng với Jerome Boateng và Benedikt Howedes để tạo điều kiện cho hai hậu vệ cánh Jonas Hector và Joshua Kimmich băng lên gia tăng sức ép về phía những lão tướng đối diện phía Pháp như Patrice Evra và Bacary Sagna.

Chỉ có điều những tính toán của Low đã không qua được con mắt tinh tường của đồng nghiệp Deschamps. Hồi đầu giải, ông để cả thế giới nhìn ra rằng hàng phòng ngự của mình có vấn đề nhưng hóa ra đó lại là một cái bẫy. Những giải pháp cải thiện đã nằm cả trong đầu cựu tiền vệ lừng danh này có chăng là ông không bung ra quá sớm mà đợi đến tận giai đoạn quyết định.

Đức không giấu ý định khoan vào hai cánh của Pháp song rốt cục phía trước những mũi công của họ không chỉ còn đơn độc Evra và Sagna như những trận trước. Thay vì sơ đồ 4-3-3, Deschamps từ hiệp 2 với CH Ireland, nơi họ ngược dòng thắng lại 2-1 đã bắt đầu chuyển sang 4-2-3-1 với sự xuất hiện của Moussa Sissoko cày ải rất khỏe bên cánh phải. Chính sự góp mặt của cầu thủ 26 tuổi cộng thêm sự bố trí Matuidi rồi cả Umtiti dạt sang trái đã giúp khâu phòng ngự biên của Pháp như thể có hai lớp.

HLV Deschamps
Nhưng đồng nghiệp Deschamps của ông còn cao tay hơn

Những Draxler, Ozil, Hector hay Kimmich đến khi đối mặt với các lão tướng Evra hay Sagna cũng đã là sát đường biên và không thể tạo nên khác biệt. Rõ ràng sự góp mặt của Umtiti thay vì Rami mới trở lại sau án treo giò là lựa chọn sáng suốt của Deschamps. Sức trẻ và sự nhanh nhẹn của hậu vệ này là sự bổ sung quý giá cho Evra khiến người đàn anh nghe hơi nghịch lý nhưng thực sự đã tự tin hơn hẳn.

Thêm nữa, cũng phải thấy khâu tấn công của Đức đã chịu nhiều thiệt thòi khi trung phong Mario Gomez phải chia tay Euro 2016. Không thể đi bóng loại bỏ Evra hay Sagna, các cầu thủ chạy cánh bên phía Die Mannschaft cũng chẳng thể tạt bóng trực tiếp vào phía trong khi mà Thomas Muller vẫn tỏ ra mờ nhạt và mệt mỏi như thường lệ. Anh rất yếu trong tranh chấp, không thể làm tường cho các đồng đội trong khi những pha xử lý sau cùng cũng thiếu đi sự nhạy cảm cần thiết.

Dư âm Đức 0-2 Pháp: Không cần Superman, đã có Griezmann
(Xsbandinh.com) - 13 là số CLB tại Pháp đã từ chối cho phép cậu bé mảnh khảnh và nhỏ nhắn 13 tuổi mang tên Antoine Griezmann tiếp tục duy trì ước mơ trở thành...

Ở trung tuyến, Đức đã có một Toni Kroos làm bóng tuyệt vời song khi mà Muller “tàng hình”, anh không còn cách nào khác ngoài điều bóng sang hai bên. Nhìn toàn cục, Pháp không phải chơi quá hay hơn so với đối thủ song vấn đề là họ đã tận dụng triệt để được những thời cơ. Tính ra tổng số cú dứt điểm của Đức và Pháp lần lượt là 18 và 16 song hiệu quả là khác nhau. Pháp có 6 pha dứt điểm trúng đích (so với 5 của Đức) và quan trọng họ có 2 bàn nhờ công của Antoine Griezmann.

HLV Low cũng đã có cố gắng điều chỉnh hàng công ở trận Pháp 2-0 Đức này. Khi bị dẫn 1-0, ông cho Mario Gotze vào thay Emre Can để có người hỗ trợ cho Muller. Khi bị nhân đôi cách biệt, ông rút đội trưởng Schweinsteiger nhường chỗ cho Leroy Sane. Song rốt cục tất cả đều không mang lại hiệu quả bởi sự chắc chắn đáng ngạc nhiên của hàng thủ Pháp.

DT Phap an mung ban thu 2
Để rồi Pháp là những người được hưởng niềm vui chiến thắng

Người ta nói nhiều tới thủ thành Hugo Lloris với những pha cứu thua xuất sắc mà quên mất đi rằng bộ tứ vệ của họ rồi những nhân tố trên hàng tiền vệ cũng thi đấu đầy nỗ lực và đáng khen. Tất cả đã giúp Pháp có lần thứ 3 giữ sạch lưới tại Euro 2016 và cũng là trận hàng thủ của họ chơi hay, ổn định nhất từ đầu giải. Một phần nguyên nhân lớn dẫn tới điều đó và chiến thắng của Pháp trước nhà đương kim vô địch thế giới phải là những tính toán chuẩn xác của HLV Deschamps.

Càng về sâu trong giải, Deschamps càng cho thấy được sự linh hoạt hơn trong chiến thuật và sáng suốt hơn để khắc chế đối phương. Đức cùng Low đã ở lại phía sau và giờ phía trước thầy trò nhà cầm quân 47 tuổi chỉ còn là Bồ Đào Nha cùng đồng nghiệp Fernando Santos, những người không hề dễ đánh bại dựa theo những gì họ thể hiện từ đầu mùa. Để phá được một bức tường bê tông đang trực chờ, Pháp cần sự tỏa sáng của bộ não Deschamps thêm một lần nữa cho giấc mơ danh hiệu lớn đầu tiên sau 16 năm.

thong so sau tran dau Duc vs Phap


Xem lại Video tổng hợp trận Đức 0-2 Pháp (Bán kết Euro 2016):



Gia Vi
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các đội bóng tại Ngoại hạng Anh đang sử dụng hậu vệ biên như thế nào?

Các hậu vệ biên đã chuyển từ một vị trí ít được chú ý trở thành vị trí có thể đảm nhiệm gần như mọi nhiệm vụ ở trên sân. Hiện tại, mỗi đội bóng đều sử dụng những hậu vệ biên theo nhiều cách khác nhau: từ vai trò phòng ngự, làm người kiến thiết lối chơi cho đến việc chơi bó vào trong như một tiền vệ trung tâm. Vậy hiện giờ mỗi đội bóng tại Premier League triển khai hậu vệ biên của họ như thế nào?

Real Madrid và vấn đề nhức nhối mang tên hậu vệ trái

Real Madrid và vấn đề nhức nhối mang tên hậu vệ trái

Real Madrid và vấn đề nhức nhối mang tên hậu vệ trái

Nếu muốn tóm tắt những vấn đề hàng thủ của Real Madrid trong giai đoạn đầu mùa giải này, chỉ cần nhìn vào những hành động của Aurelien Tchouameni và David Alaba sau những bàn thua trước Real Sociedad và Atletico Madrid (mặc dù bàn thắng của Takefusa Kubo không được công nhận vì lỗi việt vị).

Mổ băng: Arsenal đã rút ra bài học trước Man City như thế nào?

Mổ băng: Arsenal đã rút ra bài học trước Man City như thế nào?

Mổ băng: Arsenal đã rút ra bài học trước Man City như thế nào?

Giành được danh hiệu Community Shield không chỉ là cú huých về mặt tinh thần cho Arsenal trước khi bước vào mùa giải mới, mà còn là lời khẳng định về sự trưởng thành của họ trước chính Man City – bởi dưới thời Mikel Arteta, Pháo Thủ trước đây chỉ đúng 1 lần đánh bại được đoàn quân của Pep Guardiola.

Gundogan và Modric: Những chuyên gia tính toán cơ hội và quản trị rủi ro

Gundogan và Modric: Những chuyên gia tính toán cơ hội và quản trị rủi ro

Gundogan và Modric: Những chuyên gia tính toán cơ hội và quản trị rủi ro

Ilkay Gundogan và Luka Modric là những tiền vệ mang tính biểu tượng của bóng đá đương đại. Trong bài viết trên The Guardian, cựu danh thủ Philipp Lahm nhận định cả 2 cầu thủ này đều là những chuyên gia quản trị rủi ro trên sân, từ đó cho phép họ tạo ra sự kiểm soát, tính ổn định và sự an toàn.

Vì sao Pep lại xếp John Stones đá tiền vệ số 8 thay vì số 6 trước Inter Milan?

Vì sao Pep lại xếp John Stones đá tiền vệ số 8 thay vì số 6 trước Inter Milan?

Vì sao Pep lại xếp John Stones đá tiền vệ số 8 thay vì số 6 trước Inter Milan?

Vị trí và vai trò/chức năng thi đấu của John Stones được xem là một phát kiến bản lề của Pep Guardiola và góp phần khắc họa nên sự thành công vang dội của Man City trong mùa giải đã qua. Cũng chính Stones trở thành một nét chấm phá chiến thuật nữa trong trận chung kết Champions League tại Istanbul. Pep đã lại thay đổi trong trận chung kết, nhưng lần này ông đã giành chiến thắng.

"Đường cong" pressing của Pep đã khuất phục Bayern Munich như thế nào?

Đường cong pressing của Pep đã khuất phục Bayern Munich như thế nào?

"Đường cong" pressing của Pep đã khuất phục Bayern Munich như thế nào?

Từ vòng 16 đội cho đến tứ kết Champions League mùa giải này, Man City của Pep Guardiola đều chạm trán những đại diện của nước Đức, lần lượt là RB Leipzig và mới đây là Bayern Munich. Lượt về trước Leipzig, City đả bại đối thủ 7-0. Và hồi giữa tuần qua cũng tại Etihad, Bayern trở thành nạn nhân mới nhất của City khi thất bại 0-3. Cả hai chiến thắng ấy đều có chung một dấu ấn chiến thuật đến từ Pep Guardiola: những pha di chuyển hình vòng cung bo hướng ra biên khi gây áp lực tầm cao. 

Xem thêm
top-arrow
X