Bài dự thi: Cảm ơn và tạm biệt, Bồ Đào Nha!

Chắc hẳn là fan hâm mộ theo dõi bóng đá, có lẽ ai không nhiều thì ít cũng sẽ dành tình cảm cho Brazil - những vũ công Samba với lối đá tấn công mê hoặc lòng người từng khuấy đảo cả thế giới. Và ở bên kia khu vực Nam Âu, bán đảo Iberia của Lục địa già cũng có một đội tuyển sở hữu lối đá đẹp mắt hoa mĩ như vậy ,họ được mệnh danh là "Brazil của Châu Âu".

 
Đế quốc Bồ Đào Nha đã từng đồng hóa Brazil về mọi mặt: văn hóa, kinh tế,chính trị và cả ngôn ngữ. Thế nhưng về mặt bóng đá, họ chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi người Brazil.
 
Bồ Đào Nha nổi tiếng với thứ bóng đá đẹp, cống hiến, tấn công phóng khoáng, đậm chất kỹ thuật, đề cao sự ngẫu hứng tương đồng với Brazil trái ngược hoàn toàn với lối đá mang tính chất thực dụng, đề cao sự hiểu quả, chặt chẽ của Italia hay Đức... Tuy nhiên, với người Bồ Đào Nha, chỉ đẹp thôi là chưa đủ, lối đá ấy chưa giúp họ một lần lên đỉnh châu Âu hay thế giới tới trước năm 2016.
 
Lật lại lịch sử, Bồ Đào Nha đã từng 7 lần tham dự ngày hội bóng đá của Lục địa già và thành tích của họ luôn từ tứ kết trở lên. “Selecao" đã 3 lần lọt vào bán kết, 1 lần á quân và 1 lần lên đỉnh châu Âu. Từ thời của Báo đen Eusebio những năm 60 của thế kỷ 20 hay Thế hệ vàng những năm đầu thập niên 2000 của những hảo thủ: Deco, Nuno Gomes, Rui Costa, Luis Figo... và cả cầu thủ trẻ Cristiano Ronaldo... Họ luôn được đánh giá là một trong những đội tuyển mạnh nhất thế giới.
Thế nhưng, những vinh quang luôn tìm cách lẩn tránh họ ngay cả khi tưởng chừng rất gần.
 
Hoài niệm lại quá khứ, tại kỳ Euro 2004 được tổ chức trên chính Bồ Đào Nha, khi ấy người Bồ may mắn sở hữu thế hệ cầu thủ vàng, với người đội trưởng Luis Figo – cậu bé vàng của Bồ Đào Nha cùng với HLV lão làng Felipe Scolari. Đủ mọi điều kiện “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa", NHM Bồ Đào Nha chưa bao giờ khát khao chứng kiến đứa con cưng lần đầu chạm tay vào chiếc cúp bạc Henri Delaunay đến như thế. Năm đó, FC Porto cùng với sự dẫn dắt của Người đặc biệt Jose Mourinho đã lên đỉnh châu Âu cấp độ CLB thì người Bồ hoàn toàn có quyền mộng mơ về đội tuyển thân yêu lần đầu tiên lên đỉnh châu Âu cấp độ ĐTQG.
 
Bồ Đào Nha nằm ở bảng A cùng với Hy Lạp, Nga và Tây Ban Nha. Ngay trận đầu ra quân, Bồ Đào Nha hừng hực khí thế đã bị dội gáo nước lạnh khi thất thủ 1 – 2 trước Hy Lạp.
 
Tuy nhiên, họ đã lấy lại bản lĩnh khi thắng liền 2 trận đấu còn lại với tỉ số lần lượt: 2 – 0 trước Nga và trận quyết chiến bán đảo Iberia khi thắng Tây Ban Nha 1 – 0 với bàn thắng duy nhất của Nuno Gomes.
 
Bồ Đào Nha cứ thế tiến thẳng tới trận chung kết với 2 chiến thắng quan trọng trước người Anh và người Hà Lan ở tứ kết và bán kết.
 
Trận chung kết của Euro 2004 là màn tái đấu của 2 đội tuyển - đội chủ nhà Bồ Đào Nha và đội tuyển đã gây ra rất nhiều bất ngờ cho NHM – Hy Lạp. “Xứ sở của các vị thần" Hy Lạp đã đánh bại lần lượt các đối thủ sừng sỏ như Pháp, Cộng Hòa Séc để đoạt tấm vé tái đấu với Bồ Đào Nha ở trận chung kết. Trên sân Da Luz, với sự cổ vũ từ hơn 10 triệu khán giả nhà, thế hệ vàng của người Bồ hừng hực khí thế quyết tâm nâng cúp trên chính sân nhà.
 
Tuy nhiên, bóng đá mà dễ đoán vậy thì không còn là bóng đá, Selecao áp đảo hoàn toàn Hy Lạp với thế trận vượt trội nhưng các cơ hội cứ thế mà trôi qua trước các mũi giày của những: Rui Costa, Nuno Gomes, Luis Figo hay Ronaldo... Quy luật nghiệt ngã của bóng đá là vậy, tấn công nhiều mà không ghi được bàn thắng ắt phải trả giá đắt. Đến phút 57, Angelos Charisteas tận dụng hiếm hoi cơ hội, đánh đầu mở tỉ số cho Hy Lạp. Người Bồ chết lặng, họ dồn lên tấn công điên cuồng nhưng hoàn toàn bất lực trước sự quả cảm, sự chặt chẽ của người Hy Lạp. Để rồi hồi còi kết thúc trận đấu vang lên, “Brazil của Châu Âu" trở thành kẻ thất bại trên chính sân nhà. Những chiếc bóng áo đỏ sụp đổ, Luis Figo và Rui Costa đã rơi nước mắt khi đây là kỳ Euro cuối cùng trong sự nghiệp của họ. Người ta bắt gặp hình ảnh cầu thủ trẻ măng Cristiano Ronaldo 19 tuổi khóc nức nở như một đứa trẻ, có lẽ thất bại này là một cú sốc quá lớn đối với anh. Mặc dù lần đầu tham dự một giải đấu lớn nhưng cầu thủ trẻ số 17 thi đấu rất tốt với 2 bàn thắng, những hoài bão khát khao tuổi trẻ đã bị dập tắt. 
 
Biến nước mắt thành động lực, mới có Cristiano Ronaldo của sau này. Vậy là một thế hệ vàng đầy tài năng, xuất chúng của bóng đá Bồ Đào Nha đã không thể viết nên trang sử vàng ở chính quê nhà. Còn Hy Lạp, họ đã viết nên chính câu chuyện thần thoại của riêng họ trong lịch sử các vòng chung kết Euro.
Cầu thủ trẻ Cristiano Ronaldo khóc nức nở khi thua trận tại Euro 2004
Cầu thủ trẻ Cristiano Ronaldo khóc nức nở khi thua trận tại Euro 2004
Sau giai đoạn của thế hệ vàng, bóng đá Bồ Đào Nha rơi vào tình trạng khan hiếm tài năng.
 
Nhưng họ vẫn còn ở đó Cristiano Ronaldo - dấu gạch nối giữa 2 thế hệ của nền bóng đá Bồ Đào Nha. Mặc dù có những ngôi sao như: Pepe, Coentrao, Nani, Quaresma… nhưng tình hình nhân lực của tuyển Bồ khi đó không thể sánh với Đức, Tây Ban Nha, Pháp... Kỳ Euro tiếp theo 2008, Bồ Đào Nha đã dừng bước ở vòng tứ kết sau khi thất thủ 2-3 trước đối thủ kị dơ Đức. Còn ở Euro 2012, Ronaldo khi đó đang sung sức dẫn dắt Selecao đến vòng bán kết, chỉ chịu thua trên chấm penalty trước ma thuật Tiki-taca của người Tây Ban Nha.
 
 Nhưng rồi cuối cùng sau bao đắng cay ngọt bùi, hụt hẫng thất vọng trước đó, Cristiano Ronaldo và các đồng đội cuối cùng cũng được hưởng trái ngọt.
 
Tại kỳ Euro 2016, được tổ chức trên đất Pháp, “Brazil của Châu Âu” khi đó không được đánh giá quá cao. Họ rơi vào bảng F với những đối thủ nhẹ kí như: Iceland, Áo và Hungary. Cứ ngỡ người Bồ sẽ sớm đoạt ngôi đầu bảng, nhẹ nhàng bước vào vòng trong nhưng họ đã khiến NHM thất vọng khi chỉ giành được 3 điểm/3 trận, đứng thứ 3 vòng bảng nhưng vẫn đi tiếp nhờ tấm vé vớt. Còn Ronaldo, anh vẫn tỏa khi đồng đội cần anh nhất, cú đúp vào lưới Hungary ở lượt trận cuối đã giúp Bồ đi tiếp. Bồ Đào Nha khi ấy của những Ronaldo, Nani, Quaresma, Pepe... Cứ lầm lì đánh bại lần lượt các đối thủ Croatia, Ba Lan, xứ Wales,.. một mạch tiến đến trận chung kết. Bồ Đào Nha lúc đó là Bồ Đào Nha thực dụng, lối đá phòng ngự phản công chặt chẽ của HLV Fernando Santos chứ không còn là Bồ Đào Nha thêu hoa dệt gấm như trước nữa.
 
Đối thủ của họ trong trận chung kết là đội chủ nhà Pháp - được đánh giá là ứng cử viên vô địch hàng đầu. Người Pháp được đánh giá cao hơn nhiều so với người Bồ.
 
“Les Bleus" đang hướng đến chức vô địch châu Âu thứ 3 sau năm 1984, 2000 trên chính quê hương. 
 
Trên sân vận động Stade de France bên bờ sông Seine êm đềm, Pháp đã đá phủ đầu Bồ Đào Nha nhằm kiếm bàn thắng trước, nhưng một Bồ Đào Nha vẫn đứng vững vàng trước những đợt công phá của người Pháp. Điểm nhấn trận đấu ở phút 24, Demitri Payet của Pháp có pha va chạm rất mạnh với Ronaldo, khiến anh phải rời sân rất sớm, đi kèm với những giọt nước mắt bất lực. Người Bồ bỗng giật mình khi cách đây 12 năm (2004) Ronaldo cũng đã khóc và Bồ Đào Nha thất bại trong trận chung kết.
 
Thế nhưng, lần này lịch sử đã hoàn toàn đảo ngược, Bồ Đào Nha khi thiếu đội trưởng Cristiano Ronaldo đã thi đấu vô cùng quả cảm và chặt chẽ, khiến người Pháp rất khó khăn xuyên phá hàng thủ chắc chắn này. Thậm chí, Bồ Đào Nha có những khoảnh khắc làm Pháp hú vía. Ngoài đường Pitch, HLV Santos thúc giục chỉ đạo các học trò, còn có cả “HLV" Ronaldo chân đi tập tễnh cũng hô hào các đồng đội. Sau 90’ chính thức không có bàn thắng, 2 đội phải bước vào 2 hiệp phụ và dấu ấn quan trọng nhất của trận đấu đã tới: phút 109, tiền đạo vào sân thay người Eder sau khi vượt qua sự truy cản của hậu vệ đã tung ra một cú nã đại bác chìm vào góc xa khung thành, đánh bại Hugo Louris mở tỉ số trận đấu. Các cầu thủ Bồ Đào Nha ăn mừng như điên dại, đặc biệt là Cristiano Ronaldo - người phải rời sân sớm vì chấn thương. Bàn thắng quý hơn vàng của Eder khi đó đã đi vào lịch sử của bóng đá Bồ Đào Nha, lần đầu tiên giúp họ lên đỉnh châu Âu trong lịch sử. Người vui sướng nhất không ai khác ngoài người đội trưởng - Cristiano Ronaldo, khi chính anh 12 năm trước đã phải rơi nước mắt, những giọt nước mắt của sự thất vọng, đau đớn nhưng những giọt nước mắt lần này là của sự vui sướng tột đỉnh, hạnh phúc vô bờ bến.
Bồ Đào Nha vô địch Euro 2016
Bồ Đào Nha vô địch Euro 2016
Bồ Đào Nha cũng đi vào lịch sử khi là nhà vô địch châu Âu khi chỉ thắng duy nhất một trận đấu trong vòng 90’, chỉ xếp thứ 3 vòng bảng và đi tiếp nhờ thể thức mới.
 
Cuối cùng thì bao nhiêu nỗi đau đớn khi thất bại trên chính sân nhà của Bồ Đào Nha 12 năm trước đã được giải tỏa. Bóng đá Bồ Đào Nha với thế hệ vàng, lối đá tấn công rực lửa nhưng không đem lại thành công .Còn Bồ Đào Nha với lối đá phòng ngự phản công, đề cao tính thực dụng, lấy sự chặt chẽ làm tôn chỉ đã làm nên lịch sử. 
 
Qua bao thế hệ của Bồ Đào Nha, từ thế hệ vàng những năm đầu của thập niên 2000 đến thời điểm hiện tại, Cristiano Ronaldo vẫn đứng sừng sững ở đó như một tượng đài. 
 
Sau thành công ngoài mong đợi ở kỳ Euro 2016 trên đất Pháp, bóng đá Bồ Đào Nha lại sản sinh ra một thế hệ đầy tài năng nữa. Thậm chí, thế hệ này được đánh giá cao hơn cả thế hệ vàng đầu tiên và đội trưởng Cristiano Ronaldo - người đánh dấu sự chuyển giao giữa 2 thế hệ vàng của bóng đá Bồ Đào Nha. Người Bồ họ sở hữu một đội hình đồng đều và cân bằng ở cả 3 tuyến, nơi có sự kết hợp của những lão tướng dày dặn kinh nghiệm trận mạc như Ronaldo, Pepe, Joao Moutinho, Rui Partricio, hay những ngôi sao đang ở độ chín của sự nghiệp: Bruno Fernaldes, Bernando Silva, Ruben Dias... N goài ra,họ còn có những ngôi sao trẻ đầy tiềm năng Joao Felix, Renato Sanches, Francis Trincao...
Dĩ nhiên với việc sở hữu đội hình chất lượng và đồng đều như vậy, mục tiêu duy nhất của thầy trò Fernando Santos không gì khác ngoài việc bảo vệ thành công chức vô địch. Vô địch đã khó, bảo vệ thành công chức vô địch còn khó hơn gấp nhiều lần. Liệu lần này, Bồ Đào Nha có làm nên chuyện?
 
Khó khăn đã mở màn với “Brazil của Châu Âu” khi tại thủ đô Bucharest của Romania, những lá thăm may rủi đã đưa Bồ Đào Nha vào chung bảng với 2 đội tuyển cực mạnh là Đức và Pháp. Giới chuyên gia đánh giá đây là bảng tử thần của kỳ Euro năm nay, việc Đương kim vô địch châu Âu 2016 phải đối đầu với Đương kim vô địch thế giới 2018, nhà vô địch thế giới 2014 ngay ở vòng bảng đã thu hút rất nhiều sự chú ý của NHM và cánh báo chí, truyền thông. Đây rõ ràng là thử thách cực mạnh cho tham vọng bảo vệ ngôi vương châu Âu của người Bồ.
 
Đúng như những dự đoán, đội tuyển Bồ Đào Nha đã rất vất vả khi thi đấu ở bảng đấu tử thần. Cuối cùng thì ngày mà cả thế giới túc cầu giáo chờ đợi cũng đã đến, bảng thử thần - bảng F của Euro 2020 cũng chính thức khởi tranh.
 
Mở màn là trận đấu giữa Bồ Đào Nha và Hungary. Selecao đã nhập cuộc vô cùng hứng khởi, họ áp đặt lối chơi lên Hungary, áp đảo thế trận, nhưng người Bồ cũng đã phải vô cùng khó khăn mới có thể xuyên thủng hàng phòng ngự đổ bê tông của Hungary nhờ một pha “thần may mắn” lên tiếng. Chung cuộc, người Bồ thắng 3-0, riêng cá nhân Cristiano Ronaldo, anh đã lập cho riêng bản thân mình hàng loạt kỷ lục.
 
Trận đấu thứ 2 bảng F, người Bồ gặp đội tuyển Đức. Die Mannschaft luôn luôn là khắc tinh của Selecao tại các giải đấu lớn. Người Đức luôn khiến người Bồ phải nếm trái đắng mỗi khi đối đầu nhau. Đúng vậy, với lối đá khoa học và bài bản, cùng với những chân chuyền bóng siêu hạng, Đức đã khiến Bồ gặp vô cùng khó khăn. Mặc dù, Bồ Đào Nha có bàn mở tỉ số rất sớm nhờ công của Ronaldo - một pha phản công mẫu mực. Nhưng lối đá khoa học, đã khiến Bồ 2 lần phản lưới nhà. Kết thúc trận đấu, Bồ Đào Nha thua tan nát Đức 2 -4.
 
Một trận đấu thể hiện tinh thần của người Đức, đồng thời phơi bày ra những sai lầm về chiến thuật trong cách dùng người của ông Santos. Lượt đấu cuối cùng với Pháp, Bồ Đào Nha phải có ít nhất 1 điểm trước Pháp mới mong hy vọng lọt vào vòng 1/8.
 
Bồ Đào Nha vs Pháp, được coi như trận chung kết sớm của Euro năm nay. Hai đội đều bước vào với mục tiêu là giành chiến thắng. Hai đội nhập cuộc rất hứng khởi  cầu thủ trẻ Renato Sanches bên phía Bồ Đào Nha là người chơi hay nhất trận đấu này. Một mình anh đã cân cả tuyến  giữa của Selecao, tranh chấp sòng phẳng với Kante bên Les Bleu. Hai đội ăn miếng trả miếng đúng nghĩa trận chung kết sớm. Với 2 bàn thắng trên chấm Penalty của Ronaldo, và 2 bàn thắng của Benzame, Bồ Đào Nha và Pháp đã dắt tay nhau cùng vào vòng 1/8. Cái kết viên mãn cho bảng tử thần. 
 
Tuy nhiên, Bồ Đào Nha chỉ xếp vị trí thứ 3 ở bảng F và họ phải gặp một thử thách cực đại ở vòng 1/8, đội tuyển Bỉ - huy chương đồng World Cup 2018, xếp số 1 thế giới theo Bảng xếp hạng của Fifa. “Quỷ đỏ" cũng sở hữu lứa thế hệ vàng của bóng đá nước này với những ngôi sao: Lukaku, Hazard, Coutouris,... đặc là nhạc trưởng Kelvin De Bruyne.
 
Nhưng rồi, hồi còi mãn cuộc vang lên sau 90’ thi đấu chính thức, “Quỷ đỏ” Bỉ đã biến “Brazil của Châu Âu” thành cựu vương, tiễn Bồ Đào Nha về nước sau vòng 1/8. Thất bại này đã chấm dứt giấc mơ bảo vệ thành công ngôi vương châu Âu của thầy trò Fernando Santos.
 
Cả Bồ Đào Nha lẫn Bỉ đều thể hiện lối đá rất chặt chẽ và thực dụng. Trong thế trận cân bằng và kín kẽ như vậy, chỉ cần duy nhất một khoảnh khắc tỏa sáng của ngôi sao có thể định đoạt trận đấu. Và Thorgan Hazard bên phía “Quỷ đỏ” đã lên tiếng đúng lúc.
 
Cú sút xa tuyệt phẩm theo kiểu “Knuckle ball" đã hoàn toàn đánh bại thủ thành Rui Partricio. Một cú sút vô cùng khó chịu, bóng bay thẳng, đến tầm với của Partricio là liệng đổi hướng khiến anh bất lực. Đó cũng là bàn thắng duy nhất ấn định tấm vé vào vòng tứ kết cho tuyển Bỉ. Còn Selecao không hẳn không có cơ hội, thế nhưng những pha bỏ lỡ của Diogo Jota, sự vô duyên của Ronaldo hay cú sút chạm cột dọc của Rafael Guerrero đã không thể giúp họ giật lại tấm vé tứ kết từ tuyển Bỉ. Còn “kỷ lục gia" Ronaldo đã không thể thêm một lần lên đỉnh châu Âu vì đây là kỳ Euro cuối cùng trong sự nghiệp thăng trầm của anh.
 
Ronaldo tại Euro 2020
 
Vậy là người Bồ đã không thể viết tiếp nên trang sử vàng cho chính họ như kỳ Euro 5 năm trước... Người ta bắt gặp khoảnh khắc đội trưởng Cristiano Ronaldo vứt tấm băng thủ quân sau khi trận đấu kết thúc, và những chàng trai của HLV Fernando Santos đã khóc. Một cái kết buồn cho thế hệ vàng non trẻ của người Bồ và cho cả Cristiano Ronaldo khi đây là lần cuối cùng anh bước trên thảm cỏ ngày hội bóng đá danh giá nhất Lục Địa Già !
Cảm ơn và tạm biệt, Bồ Đào Nha!
 
Tác giả dự thi: Shin_99
                                           
Bài dự thi nằm trong khuôn khổ cuộc thi "Cảm xúc Euro 2020" do Xsbandinh.com tổ chức với nhiều phần thưởng hấp dẫn. Bạn đọc gửi bài tham dự về email: [email protected]. Chi tiết thể lệ cuộc thi xem TẠI ĐÂY!

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Những xu hướng chiến thuật nào đã thịnh hành tại EURO 2024?

Những xu hướng chiến thuật nào đã thịnh hành tại EURO 2024?

Trong một tập san học thuật vào năm 1986 của trường đại học British Columbia, Canada, Ian Franks và Gary Miller đã kiểm tra các huấn luyện viên mới vào nghề về khả năng nhớ lại những khoảnh khắc quan trọng trong một hiệp đấu của một trận bóng đá quốc tế. Trung bình, chỉ có 42% đối tượng được test ghi nhớ chính xác chúng. Các nghiên cứu tiếp theo đã càng củng cố cho phát hiện này.

Fabian Ruiz: Đại diện tiêu biểu cho Làn gió đổi thay Tây Ban Nha - De La Fuente

Fabian Ruiz: Đại diện tiêu biểu cho "Làn gió đổi thay" Tây Ban Nha - De La Fuente

Tây Ban Nha đã vô địch Euro 2024, trở thành đội đầu tiên 4 lần đăng quang châu Âu. Tiền vệ Rodri nhận giải Quả bóng Vàng VCK - một sự thừa nhận quan trọng đối với 1 trong những tiền vệ trung tâm giỏi nhất của thời đại này. Sao mai 17 tuổi Lamine Yamal tất nhiên cũng hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất.

Câu chuyện toàn cảnh phía sau hành trình vô địch Euro 2024 của Tây Ban Nha

Câu chuyện toàn cảnh phía sau hành trình vô địch Euro 2024 của Tây Ban Nha

Euro 2024 là sân khấu trình diễn tài năng của Lamine Yamal và Nico Williams – những màn trình diễn rực sáng của hai chàng trai có tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ này tại đây sẽ thay đổi cuộc đời họ mãi mãi. Là lời tái khẳng định đẳng cấp của Rodri, một ứng cử viên nặng ký trong cuộc đua Quả Bóng Vàng. Nhưng trên hết, đây là thành tựu của đội bóng toàn diện nhất cuộc chơi.