Xứ Wales: Trên đôi cánh của rồng đỏ thần thoại

Tác giả Frank - Thứ Bảy 02/07/2016 12:07(GMT+7)

Zalo
Ngày 23/6/2016 trở thành một dấu mốc lịch sử với vương quốc Anh và cả châu Âu. Brexit đã chính thức trở thành sự thực khi hơn 50% số cử tri ở vương quốc Anh muốn rời khỏi Liên minh châu Âu EU. Người ta nói rất nhiều tới sự mâu thuẫn cùng cực trong cuộc đối đầu này, nói tới người Anh với niềm tự tôn dân tộc khi bầu rời đi, nói tới sự chống đối của Scotland và Bắc Ireland khi họ muốn ở lại. Trong cuộc chiến đó, xứ Wales dường như bị dư luận phớt lờ. Từ trước tới nay, vùng đất phía Tây đảo Anh vẫn được coi là khá “ngoan ngoãn” thuần phục nước Anh. Nhưng ở bên kia eo biển Manche là một câu chuyện hoàn toàn khác, cũng giống như sự khác biệt giữa lá cờ Rồng Đỏ của xứ Wales với lá cờ của Anh, Scotland hay Bắc Ireland vậy.

DT xu Wales va la co Rong Do
 
Lá cờ của vương quốc Anh vẫn được biết đến rộng rãi với nền xanh thẫm và 4 đường kẻ đỏ viền trắng cắt nhau một cách cân xứng. Nếu như tinh ý thì có thể dễ dàng nhận thấy đó là hình ảnh khi lấy lá cờ của Anh, Scotland và Bắc Ireland chồng lên nhau. Vậy còn xứ Wales thì sao? Một con rồng đỏ trên nền xanh lá cây và trắng, thật quá lạc lõng với những người anh em khác. Thế nhưng đằng sau The Welsh Dragon – con Rồng Đỏ xứ Wales ấy lại là cả một giai thoại về lòng tự hào dân tộc. Có rất nhiều dị bản về hình ảnh con rồng trên lá cờ của xứ Wales, nhưng lời giải thích hợp lý và được biết đến rộng rãi nhất bắt nguồn từ huyền sử Britain. Theo đó, từ trước Công nguyên đã có 2 con rồng giao chiến ác liệt trên đất Anh, Rồng Đỏ đại diện cho người xứ Wales, còn Rồng Trắng tượng trưng cho người Anh. Cuối cùng sau một cuộc chiến ác liệt, Rồng Đỏ đã giành chiến thắng và đánh đuổi Rồng Trắng ra khỏi mảnh đất Wales thiêng liêng.
La co dac biet cua xu Wales
Giai thoại về lòng tự hào dân tộc ẩn trong lá cờ đặc biệt của xứ Wales
Vậy đấy, dù xứ Wales luôn phải đứng dưới sự cai trị của người Anh từ năm 1282, khi vua Vua Edward I của Anh đánh bại Hoàng tử Llywelyn II trên chiến trường, nhưng lòng tự hào dân tộc của họ chưa bao giờ bị đánh mất. Trong thâm tâm những người con xứ Wales, hình ảnh Rồng Đỏ trên lá quốc kỳ vẫn là lời nhắc nhở rõ ràng nhất về nguồn cội. Nó cũng giống như cái cách mà Gareth Bale đã từ chối đội tuyển Anh để khoác lên mình chiếc áo của xứ Wales cách đây 5 năm.

“Tôi đến từ xứ Wales và tôi yêu nơi đó. Mọi người biết tôi yêu việc chơi bóng cho đội tuyển xứ Wales như thế nào. Bà tôi là người Anh, nhưng tôi là người xứ Wales. Tôi không bao giờ lựa chọn việc chơi bóng cho đội tuyển Anh”, đó là những lời Bale đã nói trong cái mà báo chí gọi là “cuộc hội thoại 1 giây” với đại diện của LĐBĐ Anh. Khi đó Bale mới có 21 tuổi còn đội tuyển xứ Wales thi đấu cực kỳ bết bát ở bảng G vòng loại Euro 2012, bảng đấu mà chính… đội tuyển Anh đã giành ngôi đầu. Không ít người đã cho rằng quyết định của Bale là quá dại dột, nhưng cũng chẳng ai ngờ rằng thời thế sẽ thay đổi hoàn toàn chỉ vài năm sau đó.
DT xu Wales an mung khi co ve tham du Euro 2016
ĐT xứ Wales ăn mừng khi có vé tham dự Euro 2016
Ngày 11/10/2015, thầy trò HLV Chris Coleman ăn mừng như thể vô địch thế giới sau trận thua 0-2 trước Bosnia & Herzegovina, bởi lẽ Israel đã thất thủ trước đảo Síp và gián tiếp đưa xứ Wales tấm vé tham dự Euro 2016. Đó là dấu mốc khởi đầu cho hành trình khó tin của lá cờ Rồng Đỏ trên đất Pháp hè năm nay, và một lần nữa họ lại đụng độ đối thủ quen thuộc – Rồng Trắng. Pha làm bàn ở phút 90+2 của Daniel Sturridge tưởng chừng như đã khiến cho xứ Wales mãi mãi đứng sau cái bóng quá lớn của người Anh, nhưng rồi đó dường như chỉ là sự khởi đầu cho một cuộc lật đổ. Trong khi tuyển Anh bất lực trước Slovakia ở loạt trận cuối thì xứ Wales giành chiến thắng tưng bừng trước Nga để giành ngôi đầu bảng B. Trong khi người Anh tự tạo ra một “Brexit 2.0” khi thất thủ trước Iceland thì xứ Wales viết tiếp câu chuyện thần thoại của mình sau chiến thắng trước người hàng xóm Bắc Ireland. Khi Rồng Trắng đã phải ra về trong tủi hổ, thì Rồng Đỏ vẫn đang bay cao trên đôi cánh của chính mình.

Lịch sử ghi lại rằng hình ảnh The Welsh Dragon chính thức trở thành biểu tượng của xứ Wales vào thế kỷ thứ 7, khi vua Cadwaladr vĩ đại sử dụng nó trên quốc huy. Hình ảnh Rồng Đỏ tượng trưng cho lòng can đảm và ý chí kiên cường, cũng giống như cái cách mà Bale thẳng thừng từ chối lời đề nghị từ FA nửa thập kỷ trước. Giờ đây anh đang trở thành con rồng đầu đàn để dẫn xứ Wales tới miền đất hứa. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ mình Bale có tấm lòng can trường khi khoác lên mình màu áo tuyển. Hàng phòng ngự dưới sự chỉ huy của đội trưởng Ashley Williamss chỉ để thủng lưới đúng 4 bàn ở vòng loại, còn Aaron Ramsey và Joe Allen cũng biết cách tỏa sáng trong trận quyết đấu với Nga khi Bale im tiếng.
Aaron Ramsey dong vai tro quan trong trong tran thang cua xu Wales truoc Nga
Aaron Ramsey đóng vai trò quan trọng trong trận thắng của xứ Wales trước Nga
Người ta vẫn nói đùa rằng đây là “xứ Bale”, đáp lại cả xứ Wales giơ cao biểu ngữ “Together stronger” (đồng tâm hiệp lực) như để khẳng định sự đoàn kết của cả một tập thể. Con người xứ Wales là thế, họ cũng có lòng tự tôn dân tộc cao ngất, nhưng sẽ không bao giờ biến nó trở thành một niềm tin cực đoan để đem những cầu thủ mà mình vừa tung hê ra chì chiết. Sẽ chẳng có cá nhân hay kỷ lục gì cả, lá cờ Rồng Đỏ sẽ vẫn là điều thiêng liêng nhất với 3 triệu người dân xứ Wales.

Trong tiềm thức của người phương Tây, rồng được coi là một loài vật tượng trưng cho sự tham lam và độc ác của con người, một con vật luôn ẩn nấp trong hang động và canh giữ kho báu cả nghìn năm tuổi. Nhưng với những người con xứ Wales, chẳng điều gì mang lại cho họ nhiều cảm xúc tự hào dân tộc hơn hình ảnh lá cờ The Welsh Dragon tung bay trên đất Pháp. Đó như là một lời tuyên ngôn dõng dạc nhất cho cả thế giới biết rằng xứ Wales là một thực thể hoàn toàn khác với phần còn lại của Vương quốc Anh. Trong bối cảnh tuyển Anh phải chịu vô vàn sức ép sau trận thua muối mặt trước Iceland, trong khi cả châu Âu đang chuyển mình vì Brexit thì người dân xứ Wales dường như lại càng nắm chặt tay nhau hơn để cùng cổ vũ cho những người con ưu tú trên đất Pháp.

Trong lần đầu tiên tham dự Euro, xứ Wales đang viết nên một câu chuyện cổ tích thật sự, giống như những gì mà họ đã làm được ở World Cup 1954, giải đấu mà họ chỉ chịu dừng bước trước ĐKVĐ Brazil ở tứ kết. Đêm nay, 3 triệu con tim sẽ lại hy vọng Gareth Bale và các đồng đội viết tiếp câu chuyện ấy trước Bỉ, để những giấc mơ tiếp tục bay cao trên đôi cánh của chú Rồng Đỏ thần thoại.

FRANK (TTVN)


⇒ Báo bóng đá 24h cung cấp tin tức thể thao và nhận định bóng đá hôm nay.
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại sao World Cup chỉ nên diễn ra theo chu kỳ 4 năm/lần?

Ý tưởng rút ngắn chu kỳ tổ chức World Cup xuống còn 2 năm/lần đang được FIFA đề xuất và kêu gọi ủng hộ mạnh mẽ, nhưng đồng thời cũng vấp phải rất nhiều tranh cãi và phản đối vì nhiều lý do khác nhau. Video sau đây sẽ giải thích tại sao giải đấu bóng đá danh giá nhất thế giới này vẫn chỉ nên giữ nguyên tần suất như trong lịch sử từ trước tới giờ.

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Ngày 9/7/2006, sân vận động Olimpiastadion Berlin chứng kiến cái kết đẹp của một câu chuyện thần kỳ mang tên Italia. Bất chấp bóng ma về vụ bê bối Calciopoli ngay trước thềm giải đấu, Azzurri đã thi đấu tuyệt vời để lần thứ tư nâng cao cúp vàng danh giá. Trong câu chuyện ấy, người ta nhắc tới thủ lĩnh Fabio Cannavaro khi anh đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, nhắc tới nhạc trưởng Pirlo, người đã chơi cực hay và trở thành nguồn cảm hứng cho cả đội. Nhắc tới cả đôi bàn tay vững chắc của Gianluigi Buffon

Từ Fatima đến Paris: Cuối cùng thì Đức Mẹ đã mỉm cười với người Bồ

Trải qua 120 phút so tài nghẹt thở trên sân Stade de France, cuối cùng thì chặng hành trình kỳ diệu và hoang đường nhất của thầy trò HLV Fernando Santos tại VCK EURO 2016 mùa Hè năm nay đã khép lại một cách mỹ mãn. Ngay trên mảnh đất Pháp đầy mộng mơ và lãng mạn, một tập thể bao gồm những con người Bồ Đào Nha bình dị đã viết nên câu chuyện lịch sử cho riêng mình.

Paul Pogba: Khi Bạch tuộc Paul thỏa sức tung hoành

Trong một cuộc phỏng vấn với ESPN, Paul Pogba chia sẻ “Ronaldo, Ronaldinho, Messi và những người khác nữa, tôi không nói quá. Nhưng tôi muốn hội tụ những gì hay nhất của họ ở trong tôi.” Câu nói đầy ngạo nghễ của chàng trai này có đáng nhận gạch từ dư luận không?

X
top-arrow