Thứ Sáu, 15/11/2024 Mới nhất
Zalo

ĐT Italia: Chiến đấu bằng tinh thần "ItalJuve"

Thứ Ba 05/06/2012 20:03(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Như mọi giải đấu, Italia luôn đặt một chân đến các thảm cỏ xanh cho các cuộc tỉ thí lớn bằng cách tự bắn vào chân kia của mình. Họ đến EURO 2012 bằng tinh thần bị tổn thương nặng nề từ scandal cá độ...

Ừ, nhưng thế thì đã sao? Đội bóng của Prandelli đã không thắng và thậm chí không ghi được nổi bàn nào trong 3 trận giao hữu mới nhất với Uruguay, Mỹ và Nga (thủng lưới 5 bàn), nhưng trong các trận đấu chính thức, họ chưa hề thua bất cứ trận nào. Trong mấy ngày nữa, họ bước vào trận đấu chính thức đầu tiên của EURO với một đối thủ lớn hơn hẳn là Tây Ban Nha. Điều gì sẽ xảy ra, khi các cuộc điều tra dàn xếp tỉ số của nhiều cầu thủ vẫn đang tiếp tục gây nhức nhối, lo âu, sợ hãi không chỉ cho mình họ mà còn cả giới hâm mộ, khi mà chính giới muốn nhân cơ hội này để đánh nhau cật lực, khi mà hình ảnh của quốc gia một lần nữa bị hoen ố vì nền bóng đá đầy bệnh tật và nền kinh tế ốm yếu của nó?

Italia, hãy là một Juventus trong màu áo thiên thanh!
Italia, hãy là một Juventus trong màu áo thiên thanh!

Không ai biết được điều gì sẽ đến ở trận đấu ấy, trong bảng đấu không phải “Bảng tử thần” mà là “Bảng nợ nần” (chỉ thiếu Hy Lạp) do cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề của các quốc gia có tên. Nhưng với người hâm mộ Italia, món nợ của đội Thiên thanh còn lớn hơn thế nữa. Họ đã thua đau đớn ở EURO 2008, đã cúi đầu rời khỏi World Cup 2010 và giờ đây, khi đã thực sự đoạn tuyệt được với thế hệ đã đoạt Cúp vàng 2006. Những tin tức về các dàn xếp tỉ số đã ảnh hưởng đến họ, là một trong những nguyên nhân khiến họ thua Nga trong trận giao hữu mới đây ở Zurich. Những nghi ngờ cũng vẫn âm ỉ và len lỏi trong lòng tất cả, sau khi Criscito bị loại khỏi danh sách, trong khi Bonucci lại không bị gạt còn Buffon không bị điều tra dù dính líu của anh khá sâu, đủ để người ta tin rằng, Prandelli và LĐBĐ Italia (FIGC) đã "khoanh vùng" các đối tượng. Các tifosi bực bội và nghi ngờ, nhưng họ đã gắn tình yêu của họ một cách mù quáng với đội, nên Azzurra không thể không chiến đấu vì người hâm mộ, và vì chính họ, để cứu thoát mình và hình ảnh của cả một tập thể.

Nhưng thất bại ở Zurich cho thấy, Italia cần một cuộc cách mạng về chiến thuật. Điều đó phải diễn ra, dù trên thực tế, nó có thể làm Prandelli đau lòng. Trong hai năm qua, người thuyền trưởng này đã đưa con tàu Thiên thanh theo một hướng, hướng 4-3-1-2, và khi chỉ còn cách chuyến đi lớn nhất của đời ông, ông phải thay đổi hướng khác. Trong hai năm, Prandelli đã muốn đội bóng của ông chơi theo hướng kiểm soát bóng nhiều, chuyền ban ngắn và đá đẹp, tấn công, tấn công và tấn công. Nhưng các biến động nhân sự và tình hình tinh thần sa sút do scandal khiến Prandelli phải thay đổi: ông có thể sẽ phải chuyển đội hình sang 3-5-2 theo kiểu Juve. Và tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và ý chí chiến thắng mà Juve đã thể hiện trong hành trình Scudetto mùa vừa qua cũng cần được học tập.

Prandelli không phải là Conte. Italia không phải Juve. Nhưng không có nghĩa là Prandelli không thể trở thành Conte để biến Italia thành một Juve của EURO 2012.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Real Madrid chính là đội bóng ấn tượng nhất ở Euro 2012 khi họ sở hữu đến 10 cầu thủ tại vòng bán kết Euro 2012. Tuy nhiên, không ngôi sao nào đạt được danh hiệu cá nhân tại Ba Lan-Ukraine và đó là điều mà những người yêu mến “Kền kền trắng” chạnh lòng...

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Việc 3 trong 4 đội bóng có mặt ở vòng bán kết đều là các đội thuộc Nam Âu và Tây Ban Nha bảo vệ thành công vương miện EURO tiếp tục cho thấy sự thống trị của trường phái kỹ thuật và đề cao quyền sở hữu bóng trước lối chơi kiểu khoa học và đề cao sức mạnh kiểu Bắc Âu, hay bài miếng cổ điển kiểu Đông Âu.

Xem thêm
top-arrow
X