Thứ Sáu, 15/11/2024 Mới nhất
Zalo

Tản mạn Euro: Người Anh, hãy cảm ơn Nasri!

Thứ Ba 12/06/2012 20:05(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Đội bóng ồn ào nhất trước kỳ Euro lần này cuối cùng đã ra quân và thành quả thu được của họ gần như đạt đến độ hoàn mỹ: không thua và cũng không thắng.

Euro là một ngày hội lớn của bóng đá châu Âu và vòng chung kết lần này cũng không phải ngoại lệ. Mỗi đội bóng tới Ba Lan và Ukraine lần này đã mang tới một bản sắc riêng: Italia là Calciopoli 4; Hà Lan, Bồ Đào Nha là lời báo động về phong độ; Tây Ban Nha là những chấn thương quái ác. Nhưng vượt lên trên tất cả, ĐT Anh vẫn giành được nhiều sự chú ý nhất, không phải vì vấn nạn WAGs hay những ngôi sao mang dáng dấp tài tử Hollywood và lại là những rắc rối nơi hậu trường.

John Terry bị tước băng đội trưởng, Fabio Capello từ chức nhưng không có nguyên nhân xác đáng, Rio Ferdinand trở mặt thành thù với Terry. Những bất ổn đó cộng với sự vắng mặt của Lampard, Barry, Cahill và Rooney (ở 2 trận đầu tiên) khiến nhà cái William Hill kéo tụt cơ hội vô địch của Tam Sư xuống ngang bằng với ĐT Nga khi đưa ra tỷ lệ 12/1 cho họ. Con số ấy kém rất xa Đức (5/2) hay Tây Ban Nha (3/1).

ĐT Anh đã có nhiều thứ sau trận hòa đêm qua. Và người cần cảm ơn đầu tiên, đó chính là Nasri
ĐT Anh đã có nhiều thứ sau trận hòa đêm qua. Và người cần cảm ơn đầu tiên, đó chính là Nasri

Đó là lần đầu tiên kể từ kỳ Euro 2004, cửa vô địch cho Những chú sư tử thấp tới vậy. Nên nhớ trong vòng 10 năm qua, ĐT Anh có rất nhiều ngôi sao đạt tới đẳng cấp thế giới. Tỷ lệ đặt cược cho họ chỉ dao động từ 3/1 (Euro 2004) đến 2/1 (World Cup 2006). Nói như vậy để thấy rằng niềm tin của NHM cũng như giới chuyên môn đặt vào Tam Sư ở Euro 2012 là rất thấp. Không nhiều người tin vào sự chèo lái của Roy Hodgson hay sự trỗi dậy thần kỳ của đội bóng áo trắng.

Lẽ dĩ nhiên bóng đá luôn tồn tại rất nhiều sự bất ngờ, nhưng đó là với những đội tuyển có truyền thống quật cường, biết vượt lên trong gian khó như Italia (World Cup 2006) hay biết cách thể hiện bản lĩnh như Đức (World Cup 2002), hoặc những cái tên đã quen với phong cách “ngựa ô” như Đan Mạch (Euro 1992) hay Thổ Nhĩ Kỳ (World Cup 2002, Euro 2008). Còn người Anh thì khác, niềm kiêu hãnh và sự tự tôn của họ rất cao. Và giống như cách Premier League thể hiện tại Champions League, không bao giờ người Anglo-Saxon chịu đóng vai phụ ở những sàn diễn lớn.

Lối suy nghĩ ấy đã tồn tại từ rất lâu và ăn sâu vào máu của người Anh. Chẳng thế mà khi Roy Hodgson công bố 23 cái tên tới Ba Lan và Ukraine, rất nhiều tờ báo lớn đã coi đoàn quân của cựu HLV Liverpool chẳng khác nào những chú sư tử non. Và tất nhiên là sư tử non thì phải… chết yểu. Chẳng mấy ai tin Gerrard cùng các đồng đội sẽ thành công ở Euro lần này, dù Tam Sư nằm ở bảng đấu tương đối dễ chịu.

Điều đó đúng nếu nhìn vào đội hình ra sân của xứ sở sương mù đêm qua, đặc biệt là trên hàng công. Ngoại trừ Steven Gerrard đạt đến đẳng cấp thế giới, còn lại những Chamberlain, Parker, Milner là quá nhỏ bé nếu đem so với Beckham, Lampard, Joe Cole (World Cup 2006) hay Beckham, Scholes, Lampard (Euro 2004).

Kết quả là trước một ĐT Pháp đang ở thời phục hưng hậu Zidane, người Anh vẫn phải chấp nhận đá cửa dưới. Và thật may cho Roy Hodgson là những cậu học trò của ông, những người vốn luôn quen với kiếp đóng thế và phận dự bị đã dễ dàng bỏ qua cái “sĩ diện hão” kia để toàn tâm toàn ý, đem tinh thần Chelsea khi thi đấu với Barca ra nhận rộng. Sự đoàn kết và ý chí chiến đấu, thứ vốn luôn được coi là xa xỉ đã trở thành thứ vũ khí duy nhất giúp Tam Sư đứng vững trong 90 phút đêm qua.

Đã lâu lắm người ta mới có cảm giác tuyển Anh là một thể thống nhất. Họ chấp hành nghiêm chỉnh ý đồ phòng ngự phản công của Roy Hodgson. Và ngoại trừ những sự thay đổi người không phát huy được tác dụng, ĐT Anh hầu như đạt được mọi thứ đêm qua: điểm số, tinh thần thi đấu. Hơn thế nữa họ chưa lộ bài quá nhiều. Rooney, Walcott vẫn ngồi ngoài và nếu họ trở lại, chưa rõ sự tự tin cũng như khả năng của Tam Sư sẽ đi xa tới đâu.

Che giấu được thực lực, có một màn trình diễn xem được với đối thủ mạnh hơn khá nhiều, giới truyền thông Anh hẳn sẽ tung hô đội nhà lên tận mây xanh nếu Samir Nasri không ghi bàn gỡ hòa. Thật may là điều đó đã không xảy ra. Từ The Sun, Daily Mail cho tới Mirror, Telegraph và Guardian, tất cả chỉ “dám” tán dương hàng thủ “made from Chelsea” của Roy Hodgson mà thôi.

Một khởi đầu vừa phải và tiếp tục tránh khỏi áp lực thành công (nếu thắng Pháp), những chú nhóc nhà Hodgson vẫn còn nguyên sự tập trung như thuở ban đầu. Và để có được tất cả những điều ấy, có lẽ họ nên cảm ơn Samir Nasri đi là vừa.

(Theo VTC)

Có thể bạn quan tâm

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

Khoảng thời điểm này ba năm trước, Trận chung kết Euro 2016, Bồ Đào Nha đánh bại Pháp đầy bất ngờ với bàn thắng duy nhất của Eder trong hiệp phụ thứ hai. Cristiano Ronaldo phải rời sân từ khá sớm do chấn thương. Nhưng anh đã nói gì với đồng đội và BHL sau chiến thắng lịch sử này?

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Ngày 9/7/2006, sân vận động Olimpiastadion Berlin chứng kiến cái kết đẹp của một câu chuyện thần kỳ mang tên Italia. Bất chấp bóng ma về vụ bê bối Calciopoli ngay trước thềm giải đấu, Azzurri đã thi đấu tuyệt vời để lần thứ tư nâng cao cúp vàng danh giá. Trong câu chuyện ấy, người ta nhắc tới thủ lĩnh Fabio Cannavaro khi anh đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, nhắc tới nhạc trưởng Pirlo, người đã chơi cực hay và trở thành nguồn cảm hứng cho cả đội. Nhắc tới cả đôi bàn tay vững chắc của Gianluigi Buffon

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Real Madrid chính là đội bóng ấn tượng nhất ở Euro 2012 khi họ sở hữu đến 10 cầu thủ tại vòng bán kết Euro 2012. Tuy nhiên, không ngôi sao nào đạt được danh hiệu cá nhân tại Ba Lan-Ukraine và đó là điều mà những người yêu mến “Kền kền trắng” chạnh lòng...

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Việc 3 trong 4 đội bóng có mặt ở vòng bán kết đều là các đội thuộc Nam Âu và Tây Ban Nha bảo vệ thành công vương miện EURO tiếp tục cho thấy sự thống trị của trường phái kỹ thuật và đề cao quyền sở hữu bóng trước lối chơi kiểu khoa học và đề cao sức mạnh kiểu Bắc Âu, hay bài miếng cổ điển kiểu Đông Âu.

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Khi còn là một cậu bé, Xavi Herandez chỉ thích giữ gôn. Còn bây giờ, anh là trái tim của đội tuyển Tây Ban Nha trong cả ba chiến thắng vang dội vừa rồi giúp đội bóng áo đỏ đi vào lịch sử. Những đường chuyền như có khả năng ngoại cảm của anh khiến các đồng đội của Xavi ca ngợi, không hề quá rằng anh “chơi bóng với cỗ máy thời gian”.

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Mỗi cầu thủ đều sở hữu một phẩm chất riêng, một tài năng đặc biệt để làm nên tên tuổi của họ. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta kết hợp các khả năng của họ lại với nhau trong một hình hài cụ thể? Nhân dịp EURO 2012 vừa kết thúc, trang Goal đã tạo ra một cầu thủ hoàn hảo của bóng đá châu Âu bằng cách kết hợp từng bộ phận của các danh thủ hàng đầu lại với nhau.

Xem thêm
top-arrow
X