Thứ Năm, 26/12/2024 Mới nhất
Zalo

Đức chưa thể giải cơn khát danh hiệu 16 năm: Cái chết của ông vua lội ngược dòng

Thứ Bảy 30/06/2012 14:13(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Trước đây một danh thủ từng nói dẫn trước Đức 2-0 vẫn rất mong manh nhưng hiện nay, dường như cứ chọc thủng lưới “Die Mannschaft” là đã có thể giành chiến thắng.

Sau trận đấu với Italia, HLV Joachim Loew đã ca thán rằng đội bóng của ông bị dẫn tới 2-0 ngay trong hiệp một nên đã không thể xoay chuyển được thế trận. Nhưng nếu nhìn lại quá khứ, nhà cầm quân này sẽ thấy rằng lớp đàn anh từng nhiều lần lâm vào hoàn cảnh tương tự, thậm chí khó khăn hơn, nhưng vẫn lội ngược dòng thành công.

Như trong trận chung kết World Cup 1954 và bán kết EURO 1976, “Die Mannschaft” từng bị Hungary và Nam Tư dẫn trước 2-0 khi kim đồng hồ chưa chỉ tới phút 30 nhưng đều lật ngược được thế cờ. Hay tại bán kết World Cup 1982, “Xe tăng” thậm chí còn bị Pháp chọc thủng lưới hai bàn ngay trong hiệp phụ nhưng vẫn gỡ hòa thành công rồi chiến thắng trên chấm phạt đền.

Ý chí chiến đấu của người Đức đã bị bào mòn
Ý chí chiến đấu của người Đức đã bị bào mòn

Kể từ sau cuộc cách mạng tấn công, người Đức không thường xuyên tái hiện được những cuộc lội ngược dòng ngoạn mục như vậy nữa. Dưới thời HLV Loew, “Die Mannschaft” đã 17 lần bị dẫn trước nhưng chỉ sáu lần giật lại được chiến thắng. Tại các giải đấu lớn, con số này còn tồi tệ hơn khi “Xe tăng” sáu lần bị chọc thủng lưới trước nhưng chỉ một lần xoay chuyển được cục diện (bán kết EURO 2008 với Thổ Nhĩ Kỳ).

Sự thay đổi về ý chí là nguyên nhân tạo nên những khác biệt giữa tuyển Đức hiện nay và trước đây. Trong quá khứ, “Die Mannschaft” với lực lượng thuần chủng luôn thi đấu với tinh thần quật khởi. Câu chuyện Franz Beckenbauer đá trận bán kết World Cup 1970 với cánh tay bó chặt vào ngực do bị trật bả vai cùng tuyên bố: “Tôi không thể bỏ đồng đội” là minh chứng rõ nét nhất cho sự lì lợm của người Đức.

Không còn phẩm chất lội ngược dòng

Còn lúc này, trong tay HLV Loew không có được những gương mặt rắn rỏi như vậy. Dường như sự giao thoa chủng tộc đã nung chảy ý chí sắt thép vốn là đặc trưng của người Đức. Tại EURO 1996, lần gần nhất “Xe tăng” vô địch, đội này chỉ có một cầu thủ gốc ngoại và vai trò cũng không thật sự quan trọng (Mehmet Scholl) còn hiện nay, có tới tám, trong đó có năm đá chính ở trận bán kết vừa qua.

Bastian Schweinsteiger được coi là vẫn mang trong mình dòng máu Đức thuần chủng, được nhiều đồng đội như Mesut Oezil tôn vinh là thủ lĩnh tinh thần nhưng cũng không giữ được sự lạnh lùng như thế hệ trước. Ở trận chung kết Champions League vừa qua, tiền vệ này đã run sợ tới mức quay mặt lại, không dám xem Arjen Robben đá penalty, nhiệm vụ mà thậm chí, anh có thể phải giành lấy.

Khi không còn được bản lĩnh thép, các cầu thủ Đức dù vẫn cố gắng chiến đấu tới phút cuối cùng nhưng không thật sự hiệu quả do thước ngắm đã quay loạn xạ cùng với tinh thần. Trước khi bị Mario Balotelli chọc thủng lưới, “Die Mannschaft” phối hợp rất chuẩn xác, ngay phút thứ 5 đã đánh bại được Gianluigi Buffon (nhưng bị Andrea Pirlo cản phá trên vạch vôi).

Còn sau bàn mở tỷ số, các học trò của ông Loew tuy vẫn tạo được nhiều cơ hội nhưng ở những pha dứt điểm cuối cùng, lại tỏ ra quá nôn nóng nên không gây bắn hạ được Buffon. Toni Kroos rồi Marco Reus hoặc đưa bóng lên trời hoặc kết thúc quá lành. Lahm, người hùng ghi bàn ở trận gặp TNK, cũng không vững vàng hơn khi có một pha bóng thuận lợi hơn hẳn trận gặp Hy Lạp nhưng dứt điểm vọt xà.

Khi bị phản công, các hậu vệ Đức cũng tỏ ra rất lóng ngóng và nếu các chân sút Italia dứt điểm chính xác hơn, Manuel Neuer đã phải vào lưới nhặt bóng thêm vài lần. Sau trận đấu, huyền thoại Beckenbauer cho rằng các cầu thủ đã bị tâm lý: "Giải đấu này không chứng kiến tuyển Đức đích thực. Những cuộc nói chuyện về lời nguyền khi gặp Italia đã khiến họ tê liệt".

Trước đây, dù rơi vào hoàn cảnh tương tự, không bao giờ tuyển Đức đánh mất tinh thần nhanh như vậy. Dù ở trong bất kỳ hoàn cảnh nào, kể cả khó khăn hơn gấp bội, người Đức vẫn luôn vững vàng như một chiếc xe tăng. Tại World Cup 1982, Karl Heinz Rummenigge với cái chân đang tập tễnh vẫn nghiến răng xin vào sân thi đấu hiệp phụ và thậm chí đã ghi bàn, tạo tiền đề để Klaus Fischer gỡ hòa.

Nhờ sự xuất hiện của những cầu thủ gốc ngoại, tuyển Đức hiện nay thi đấu đa dạng, linh hoạt, hoa mỹ hơn hẳn trước đây. Nhưng cũng do chính sự giao thoa chủng tộc này, “Die Mannschaft” không còn giữ được sự kiên cường để làm nên những cuộc lội ngược dòng ngoạn mục như trước.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

VIDEO: Cristiano Ronaldo phát biểu hùng hồn sau chức vô địch Euro 2016

Khoảng thời điểm này ba năm trước, Trận chung kết Euro 2016, Bồ Đào Nha đánh bại Pháp đầy bất ngờ với bàn thắng duy nhất của Eder trong hiệp phụ thứ hai. Cristiano Ronaldo phải rời sân từ khá sớm do chấn thương. Nhưng anh đã nói gì với đồng đội và BHL sau chiến thắng lịch sử này?

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Hồi ức Berlin: Chuyện đứa con hoang của màu áo Thiên Thanh

Ngày 9/7/2006, sân vận động Olimpiastadion Berlin chứng kiến cái kết đẹp của một câu chuyện thần kỳ mang tên Italia. Bất chấp bóng ma về vụ bê bối Calciopoli ngay trước thềm giải đấu, Azzurri đã thi đấu tuyệt vời để lần thứ tư nâng cao cúp vàng danh giá. Trong câu chuyện ấy, người ta nhắc tới thủ lĩnh Fabio Cannavaro khi anh đạt tới đỉnh cao sự nghiệp, nhắc tới nhạc trưởng Pirlo, người đã chơi cực hay và trở thành nguồn cảm hứng cho cả đội. Nhắc tới cả đôi bàn tay vững chắc của Gianluigi Buffon

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Tương lai nào cho các ngôi sao Real Madrid sau Euro 2012?

Real Madrid chính là đội bóng ấn tượng nhất ở Euro 2012 khi họ sở hữu đến 10 cầu thủ tại vòng bán kết Euro 2012. Tuy nhiên, không ngôi sao nào đạt được danh hiệu cá nhân tại Ba Lan-Ukraine và đó là điều mà những người yêu mến “Kền kền trắng” chạnh lòng...

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Chiến thuật ở EURO 2012: Sự lên ngôi của trường phái Nam Âu

Việc 3 trong 4 đội bóng có mặt ở vòng bán kết đều là các đội thuộc Nam Âu và Tây Ban Nha bảo vệ thành công vương miện EURO tiếp tục cho thấy sự thống trị của trường phái kỹ thuật và đề cao quyền sở hữu bóng trước lối chơi kiểu khoa học và đề cao sức mạnh kiểu Bắc Âu, hay bài miếng cổ điển kiểu Đông Âu.

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Xavi: Trái tim Tây Ban Nha

Khi còn là một cậu bé, Xavi Herandez chỉ thích giữ gôn. Còn bây giờ, anh là trái tim của đội tuyển Tây Ban Nha trong cả ba chiến thắng vang dội vừa rồi giúp đội bóng áo đỏ đi vào lịch sử. Những đường chuyền như có khả năng ngoại cảm của anh khiến các đồng đội của Xavi ca ngợi, không hề quá rằng anh “chơi bóng với cỗ máy thời gian”.

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Từ bộ não Xavi, đôi mắt Oezil đến chân phải siêu đẳng của Ronaldo...

Mỗi cầu thủ đều sở hữu một phẩm chất riêng, một tài năng đặc biệt để làm nên tên tuổi của họ. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta kết hợp các khả năng của họ lại với nhau trong một hình hài cụ thể? Nhân dịp EURO 2012 vừa kết thúc, trang Goal đã tạo ra một cầu thủ hoàn hảo của bóng đá châu Âu bằng cách kết hợp từng bộ phận của các danh thủ hàng đầu lại với nhau.

Xem thêm
top-arrow
X