Từ bà Bộ trưởng Thái Lan đến HLV Park Hang Seo: Đó là khác biệt!
Thứ Sáu 13/10/2017 11:26(GMT+7)
Theo dõi Bongda24h trên Người Thái đang phủ quyết ý định đăng cai World Cup 2034 cùng Indonesia vì đó là cách xây nhà từ nóc. Còn Việt Nam vẫn đang cố công tìm kiếm thành tích trước mắt.
Bà Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Thái Lan, Kobkarn Wattanavrangkul phủ quyết ý tưởng đăng cai World Cup 2034. Lý do đưa ra là một giải đấu không thể ngay lập tức nâng tầm bóng đá Thái Lan, trong khi sự lãng phí để đầu tư vào cơ sở vật chất quá lớn, có nguy cơ dẫn tới lãng phí. Bà Bộ trưởng cho rằng số tiền đó nên được đầu tư để phát triển cho cả nền bóng đá hơn là để tổ chức một giải đấu khiến cả quốc gia gồng mình.
|
Bà Bộ trưởng Kobkarn Wattanavrangkul không muốn ĐT Thái Lan giành quyền dự World Cup chẳng bằng thực lực. |
Chỉ sau đó ít giờ, bóng đá Việt Nam hân hoan công bố hợp đồng với tân HLV Park Hang Seo, người được cho là sẽ nhận mức lương cao nhất trong lịch sử đội tuyển (22.000 USD mỗi tháng). Theo tổng kết của VFF sau thất bại ở SEA Games 29, HLV Hữu Thắng là người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vì nguyên nhân chuyên môn. Lãnh đạo Liên đoàn tin một chiến lược gia "ngoại" đến từ nền văn hóa tiên tiến hơn sẽ giúp đưa ĐT Việt Nam đi đến thành công.
"Bóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc" - HLV Alfred Riedl nhận xét như thế. Xét cho cùng, thất bại của U22 Việt Nam tại SEA Games là thất bại của cả một nền bóng đá, chứ chẳng hoàn toàn ở lỗi riêng của HLV Hữu Thắng. Nếu V-League không quá chuộng các tiền đạo ngoại, từ đội U22 đến tuyển quốc gia liệu có phải đau đầu vì bài toán trung phong? Hồ Tuấn Tài bỏ lỡ cơ hội ở trận gặp Indonesia và Thái Lan bởi mất cảm giác thi đấu do phải ngồi dự bị quá lâu ở câu lạc bộ.
HLV Park Hang Seo nên cảm ơn người đóng thế Mai Đức Chung Chỉ nắm quyền ở đội tuyển hai trận đấu nhưng HLV Mai Đức Chung đã trải đường giúp người kế nhiệm Park Hang Seo bớt chông gai hơn khi ngồi lên ghế nóng. Các chuyên gia nội đánh giá cầu thủ trẻ của ta non kinh nghiệm hơn so với cầu thủ cùng lứa của Thái, mà nguyên nhân đầu tiên nằm ở việc ít được ra sân tại V-League. Ngoài Hoàng Anh Gia Lai chưa bị bầu Đức áp chỉ tiêu, các câu lạc bộ còn lại ở V-League đều chạy theo thành tích, dẫn tới việc hạn chế cơ hội ra sân của các cầu thủ triển vọng.
HLV Toshiya Miura mô tả V-League là "một giải đấu kinh khủng" với cung cách điều hành qua loa. Từ thực trạng đang diễn ra ở V-League, nhận xét của chiến lược gia người Nhật Bản chẳng hề quá lời. Mang cái mác chuyên nghiệp nhưng đến nay, V-League dường như đang trở thành gánh nặng trong công cuộc kéo bóng đá Việt Nam tiến lên.
Vậy mà những người có trách nhiệm không nhìn nhận đúng đắn về việc đó, hay họ biết nhưng không hoặc không thể sửa vì quá nhiều mối quan hệ zíc zắc trong giải đấu. Thất bại gần nhất được tin là bởi HLV chưa đủ tài để đưa đội tuyển đến thành công, chẳng phải nằm ở những vấn đề thuộc nền móng. V-League vẫn tiếp diễn mà chẳng có gì thay đổi, có chăng sự thay đổi lớn nhất của bóng đá Việt Nam trong thời gian gần đây ở chiếc ghế huấn luyện đội tuyển.
|
Bản hợp đồng với tân HLV Park Hang Seo cũng chỉ giải quyết phần ngọn của bóng đá Việt Nam. |
Một HLV ngoại liệu có giải quyết được vấn đề ở một nền bóng đá các cầu thủ chỉ di chuyển trung bình 5.8 - 6 kilomet mỗi trận ở giải vô địch quốc gia? Một nền bóng đá không có nổi một trung phong đẳng cấp vì các CLB chuộng tiền đạo ngoại? Một nền bóng đá mà các CLB ở giải VĐQG phần lớn theo đuổi lối chơi phất bóng cho tiền đạo ngoại bứt tốc, tì đè để ghi bàn còn đội tuyển lại yêu cầu phải đá nhỏ, phối hợp với lý do "phù hợp với thể trạng người Việt"?
Người Thái cho rằng tiền để đầu tư "mua" suất dự các giải đấu lớn thì chẳng bằng đầu tư để cả nền bóng đá phát triển, trồng cây để rồi sau này chờ quả ngọt. Còn Việt Nam vẫn tư duy theo kiểu tìm cách hái quả trước đã, còn cây thì cứ để lớn theo kiểu... tự nhiên.
VFF sẽ thưởng nóng cho mỗi chiến thắng của HLV Park Hang Seo Chia sẻ với báo giới, Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh cho biết sẽ có phần thưởng để khuyến khích HLV Park Hang Seo, nếu ông giành chiến thắng cùng ĐT Việt Nam.
Như Đạt (TTVN)