Olympic Việt Nam đứng thứ tư tại ASIAD 2018: Ngừng phán xét đi các "HLV online"
Chủ Nhật 02/09/2018 07:01(GMT+7)
Theo dõi Bongda24h trên Làm nên lịch sử cho bóng đá nước nhà để rồi Olympic Việt Nam nhận về thật nhiều những lời buồn từ các "huấn luyện viên online". Đó là cách người ta đối xử với những người đổ mồ hôi và máu vì niềm tự tôn dân tộc?
1. Xin nhìn đôi chút về quá khứ. HLV Toshiya Miura từng được ca tụng khi ông mang phương pháp huấn luyện nâng cao nền tảng thể lực cho ĐT Việt Nam. Nhưng chiến lược gia người Nhật từng bị "cộng đồng mạng", hay giờ ta vẫn gọi là "HLV online" chửi bới rất nhiều trong những ngày cuối cùng tại vị.
|
Trang Facebook cá nhân của Hồ Tuấn Tài ngập tràn những lời chửi bới sau trận hòa U22 Indonesia tại SEA Games 29. |
Sau trận hòa với U22 Indonesia tại SEA Games 29, trang Facebook cá nhân của tiền đạo Hồ Tuấn Tài chịu rất nhiều lời chửi bới vì bỏ lỡ một số cơ hội có thể giúp U22 Việt Nam giành chiến thắng. Phí Minh Long cũng phải chịu điều tương tự sau những sai lầm trong trận đấu quyết định gặp U22 Thái Lan.
Gần đây nhất thôi, ngay trước thềm ASIAD 2018, các "HLV online" tiếp tục hướng mũi dùi về phía Nguyễn Văn Quyết - đội trưởng Olympic Việt Nam. Họ nói anh không xứng đáng có mặt trên tuyển lần này. Đó là lời nói dễ nghe, còn nhiều lời nói khó nghe hơn xin phép không đề cập đến trong phạm vi bài viết.
2. Câu chuyện tương tự tiếp tục diễn ra khi hành trình của ĐT Olympic Việt Nam ở ASIAD 2018 khép lại. Các "HLV online" tiếp tục điệp khúc chửi với và chỉ trích đến những người, mà chỉ hơn nửa năm trước bắt đầu thắp sáng lên ngọn lửa tự tôn dân tộc.
Tất cả những gì có thể gắn cho đội như những nhân vật phản diện, người ta không ngần ngại gắn vào. Họ nói ông Park Hang Seo "nhường" để đội bóng quê hương Hàn Quốc vào chung kết. Từ bao giờ một đội tuyển như Hàn Quốc, gọi những cầu thủ đang thi đấu ở châu Âu cần một đội bóng mới chập chững gây ấn tượng tại châu lục như Việt Nam nhường?
|
Quang Hải từng đổ máu trong trận đấu với Olympic Syria |
Rồi họ chê Quang Hải, chê Minh Vương, chê cả thủ môn Tiến Dũng với thái độ bỉ bôi vì thất bại trên loạt luân lưu, mà đến Roberto Baggio lẫy lừng còn phải ôm hận. Nhưng thật khó để trách những người như thế bởi có lẽ phần đông trong số họ chưa từng chạm vào quả bóng, cũng chỉ xem Olympic Việt Nam thi đấu theo kiểu... phong trào.
3. Người Việt có câu rất hay - không biết dựa cột mà nghe. Khổ nỗi vào cái thời con người ta giao tiếp cách nhau bằng cái màn hình máy tính, hay điện thoại, người ta không nhất thiết phải... dựa cột mà nghe vì sợ "quê" nữa, thế là những "anh hùng bàn phím" hay "HLV online" ra đời.
Họ đâu cần biết khi bản thân đang ngồi máy lạnh gõ phím, các cầu thủ đang phải gồng mình chiến đấu ra sao. Họ không cần biết những ngày dãi dầm nắng mưa cho các buổi tập, không cần biết cả điều đáng sợ hơn là áp lực, hay sự chông chênh về tâm lý mà đội tuyển đang phải nhận.
|
Thay vì động viên những người đã làm nên lịch sử cho bóng đá nước nhà, nhiều "HLV online" buông lời xúc phạm khi Olympic Việt Nam đứng thứ tư tại ASIAD 2018. |
Các "HLV online" đã bao giờ phải đứng giữa lằn ranh của tình cảm và lý trí, của thước đo của sự chuyên nghiệp dường như xa xỉ với nhiều người Việt như thầy Park từng làm khi gặp Hàn Quốc?
Các "HLV online" đã bao giờ một mình gánh trên vai kỳ vọng của cả dân tộc, đứng trước chấm 11 mét mà như dài đằng đẵng hàng thế kỷ, dũng cảm bước lên như sự đánh đổi hoặc người hùng, hoặc tội đồ hay chưa?
Các "HLV online" liệu đã bao giờ tự hỏi ở tuổi mới chớm đôi mươi như phần lớn các chàng trai ấy, bản thân đã làm được gì hay chưa?
Xem thêm những bài viết khác trên Xsbandinh.com về ĐT Olympic Việt Nam tại ASIAD 2018:
Như Đạt (TTVN)