Tại sao ở Ý người ta không thể xây sân vận động? (P2)

Tác giả Fussballgott - Thứ Tư 30/09/2020 22:29(GMT+7)

Zalo

Frosinone cũng được gặt hái thành công tương tự khi khánh thành sân mới, lượng khán giả của họ tăng 73,9% còn doanh thu tăng 150% sau năm đầu tiên. Duy chỉ có Udinese không có sự trỗi dậy mạnh mẽ như vậy, với lượng khán giả tăng 10% còn doanh thu tăng 8,5% sau năm đầu tiên.

 Phần 1: Tại sao ở Ý người ta không thể xây sân vận động? (P1)

Phần 2:

Việc sở hữu sân vận động mới hiện đại thay đổi cuộc chơi ngay lập tức. Các cơ hội thương mại đến với Juventus thông qua vé thăm quan sân vận động, gói dịch vụ du lịch cao cấp, trung tâm mua sắm, bảo tàng và cơ sở chăm sóc y tế. Trong vòng một năm từ khi mở cửa, lượng khán giả đến sân nhà của Juventus đã tăng từ 21.966 lên 37.545 trong khi doanh thu trong ngày thi đấu tăng từ 11,6 triệu euro lên 31,8 triệu euro. Đến mùa 2018-2019, con số đó tăng lên 70,7 triệu euro – tăng 512% so với năm 2011.
 
Frosinone cũng được gặt hái thành công tương tự khi khánh thành sân mới, lượng khán giả của họ tăng 73,9% còn doanh thu tăng 150% sau năm đầu tiên. Duy chỉ có Udinese không có sự trỗi dậy mạnh mẽ như vậy, với lượng khán giả tăng 10% còn doanh thu tăng 8,5% sau năm đầu tiên.
 
Không phải CLB cũng có thể thành công như Juventus về mặt này. Việc thiếu nhiều sân vận động thuộc sở hữu của CLB đã khiến Serie A tụt lại phía sau các giải đấu lớn khác ở châu Âu: năm 2018, các CLB hàng đầu Ý thu trung bình 13,4 triệu euro trong ngày thi đấu, so với 36,2 triệu euro ở Anh, 28,4 triệu euro ở Đức và 27,8 triệu euro ở Tây Ban Nha.
 
Sự khan hiếm sân tự sở hữu không thể chỉ đổ lỗi cho phía CLB thiếu cố gắng. Những nỗ lực kéo dài của AS Roma trong việc xây dựng sân vận động chỉ ra những vấn đề mà một CLB có thể gặp phải. CLB thủ đô hiện đang chia sẻ với Lazio sân Olimpico do CONI sở hữu từng cố gắng hoàn thành kế hoạch xây dựng sân Stadion della Roma từ năm 2012. Dự án bị bao vây bởi những lần trì hoãn, chính sách quan liêu bàn giấy và các cáo buộc tham nhũng.
 
James Pallota, ông chủ người Mỹ của Roma, từng hy vọng việc xây dựng sân vận động mới hào nhoáng lấy cảm hứng từ Colosseum sẽ là di sản nhất trong thời gian tại vị, ban đầu dự định mở cửa vào mùa giải 2016-2017. Nhưng sau tám năm và 70 triệu euro chảy ra, Pallota đã đầu hàng bằng cách bán CLB lại cho Friedkin Group với giá 591 triệu hồi tháng bảy. Những người chủ mới cho thấy rất ít khả năng họ sẽ duy trì ý nguyện của ông.
 
“Có lẽ chúng ta sắp đạt được mục tiêu? Tôi đã nói hay nghe vậy không biết bao nhiêu lần rồi? Có lẽ, với những tiến bộ mới nhất, chúng ta đã gần đi đến sự chấp thuận cuối cùng cuối cùng (final ‘final’ approval)”, Pallota mỉa mai trên trang web CLB hồi tháng sáu. “Tôi luôn tin chắc rằng nước Ý và Roma cần sân vận động mới”.
 
Các quy định nghiêm ngặt xung quanh việc xây dựng và cải tạo sân vận động đã làm tê liệt hy vọng đi lên của các CLB. Giấy phép xây dựng sân phải đi qua quá xét duyệt hết sức nhiêu khê nhằm không làm mất đi giá trị kiến trúc của một số sân cũ. Thậm chí, một vài vấn đề khác khó hiểu có thể xảy đến. Chủ sở hữu Lazio, Claudio Lotito, đã mua mảnh đất rộng phía bắc Roma năm 2005, hy vọng sẽ xây được sân vận động mới cho đến khi nhận được thông báo rằng sân mới buộc phải đặt tại một địa điểm thể thao nào đó cần phá bỏ hoặc tái thiết. Với rào cản này thì AS Roma đã tính toán để vượt qua được, họ nộp đơn xây sân mới tại địa điểm của một trường đua ngựa cũ.
 
Thị trưởng của Roma, Virginia Raggi, khuyên CLB nên xem xét cải tạo Stadion Flaminio, sân nhà cũ của đội bóng bầu dục quốc gia, hiện trong tình trạng vô chủ và lãng quên từ 2011. Nhưng Lotito, người trả mỗi năm 5 triệu euro để thuê Olimpico, cho biết việc biến đống gạch vụn đổ nát thành khu phức hợp hiện đại 24/7 mà ông muốn là bất khả thi -  “không thể nào đáp ứng được các yêu cầu bức thiết về an ninh và hậu cần”. Lazio đã bế tắc như vậy trong suốt 15 năm qua.
 
 
Tại sao ở Ý người ta không thể xây sân vận động (P2) hình ảnh
Một góc Allianz Stadium
 
 
Người hâm mộ Fiorentina đã nổi giận và tụ tập phản đối với chính quyền địa phương khi họ hoãn kế hoạch xây sân mới/cải tạo sân cũ hồi tháng sáu, do Stadio Artemio Franchi là di sản có giá trị văn hóa. Inter và AC Milan tránh được điều này. Vào tháng năm, cơ quan quản lý di sản Ý đã cho phép phá hủy San Siro vì sân còn lại rất ít kiến trúc có giá trị sau lần nâng cấp 1990. Tuy nhiên đến sau cùng, hai CLB vẫn đồng ý giữ lại ít nhất một phần cấu trúc cũ.
 
Vào thời điểm của bài viết này, vẫn còn hai đề xuất đang được xem xét về một sân mới có sức chứa 60.000 người, khánh thành vào 2024. Cựu thủ tướng Ý Matteo Renzi gần đây kêu gọi sửa đổi luật để nhằm kêu gọi sự đầu tư vào sân mới, tin rằng nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế Ý đang bị ảnh hưởng bởi Covid-19. “Bóng đá là một nền kinh tế và sân vận động phải tạo ra doanh thu. Điều cần thiết là chúng ta phải loại bỏ cách giới hạn trong phát triển đô thị. Không thể tưởng tượng được San Siro có thể cải tạo trong khi Artemio Franchi thì không”.
 
Bất chấp sự thành công của dự án ở Milan, sự phức tạp của việc xây dựng sân vận động ở Ý vẫn còn chủ đề gây tranh cãi gay gắt. Giovanni Malago, chủ tịch CONI, kiên quyết rằng chỉ có đăng cai một giải đấu lớn mới giải quyết được vấn đề. “Để tái thiết các sân vận động của một quốc gia, chỉ có ba khả năng: tổ chức World Cup, Euro hoặc Thế vận hội mùa hè”, ông nói với tờ Gazetta dello Sport. Trong một cuộc phỏng vấn khác vào tháng ba, ông đã nói cụ thể hơn – “Chỉ có một câu trả lời duy nhất: Euro 2028”.
 
Ý đã thử cách này trước đây, vào đến vòng bỏ phiếu thứ hai của Euro 2012 và 2016. Năm ngoái, người Ý đã chứng kiến lợi ích của việc đăng cai Giải vô địch U17 châu Âu với khoản đầu tư 17 triệu euro rót vào việc cải tạo sân ở Cesena, Bologna, Trieste, Unide và Reggio Emilia.
 
Nếu chạy đua giành quyền đăng cai Euro 2028, Ý sẽ phải cạnh tranh với Thổ Nhĩ Kỳ và nhóm Rumania – Hy Lạp – Serbia – Bulgaria nhưng họ vẫn chưa có bất kỳ động thái gì. Một triển vọng khác là khoản đầu tư 2,2 tỷ euro dự kiến từ công ty CVC Capital Partnes vào Serie A. Đề nghị của CVC gồm có nắm giữ lại 20% cổ phần của một công ty mới được lập ra để quản lý bản quyền phát sóng giải đấu, thành lập và tài trợ một phần quỹ cơ sở hạ tầng nhằm xây dựng và bảo trì các sân vận động ở Ý.
 
Các sếp ở Liên đoàn hiện phải suy nghĩ xem liệu họ sẽ làm gì sau khi nhận đề nghị từ sáu quỹ đầu tư trong mùa hè này. Mặc dù hai lựa chọn đều hấp dẫn nhưng ý tưởng của Renzi về việc nới lỏng các quy định xây dựng hà khắc dường như là con đường khả thi nhất.
 
 
Tại sao ở Ý người ta không thể xây sân vận động (P2) hình ảnh
Artemio Franchi có giá trị văn hóa nên rất khó để nâng cấp hay xây dựng lại
 
Các giải đấu lớn cũng như đợt bơm tiền - chỉ diễn ra một thời điểm duy nhất - có thể giúp mọi thứ ổn định hơn, nhưng cho đến khi nào bộ máy quản lý quan liêu vẫn còn đó, thật khó để thấy các sân vận động mới và hiện đại xuất hiện ở Đất nước hình chiếc ủng.
 
Theo Alasdair Mackenzie | The Squall 5
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Nottingham Forest và Bournemouth lọt top 5 Premier league: Thành công của những kẻ đi ngược dòng xu hướng

Sự sa sút trầm trọng của Manchester City là câu chuyện tâm điểm của nửa đầu mùa giải, trong khi đó Liverpool, Chelsea và Arsenal đều đang hy vọng rằng họ sẽ trở thành câu chuyện chính của giai đoạn nửa cuối mùa bằng cách giành chức vô địch. Nhưng còn 2 đội bóng đang chen chân vào giữa những ông lớn đó thì sao?

X
top-arrow