"Sau tuần trăng mật ngọt ngào là vị đắng của cuộc hôn nhân", có lẽ sau trận đấu ngày hôm nay, Ralf Rangnick sẽ dần hiểu rõ ý nghĩa của câu nói đó.
.
Liều thuốc đắng đánh thức Bầy Quỷ Đỏ
Ralf Rangnick đến với "cuộc hôn nhân" mang tên Man United với 1 trái tim hừng hực khí thế. Và cũng như mọi cuộc hôn nhân, nó khởi đầu bằng một tuần "trăng mật" có thể tạm coi là tuyệt vời: những chiến thắng trước Crystal Palace, Burnley hay Norwich, lối chơi của Man United bắt đầu thanh thoát và mang thiên hướng "pressing kiểu Đức" hơn. Mọi thứ bắt đầu tuyệt vời hơn rất nhiều với Man United, sự lạc quan dần tăng lên ở sân Old Trafford, thậm chí, người hâm mộ nửa đỏ thành Manchester đã bắt đầu nghĩ đến việc tiến sâu ở Champions League mùa rồi.
Và thế rồi, "tuần trăng mật" của đội chủ sân Old Trafford kết thúc. Kẻ kết thúc nó lại là đồng hương và là đàn em của CR7 huyền thoại của sân Old Trafford, Joao Moutinho, người đã ghi bàn thắng quyết định vào lưới Man United ở thời điểm mà chẳng ai nghĩ anh sẽ ghi bàn. Một bàn thắng đến từ một cú sút căng như kẻ chỉ từ ngoài vòng cấm Man United.
Những ai xứng đáng nhận lời chỉ trích sau trận đấu ngày hôm nay? Có lẽ là hàng thủ? Khó có thể nói thế, nhất là khi nhìn vào việc họ đã căng mình chống đỡ rất nhiều pha lên bóng đầy nguy hiểm và hiệu quả của đội chủ sân Molineaux xuyên suốt trận đấu. Là lỗi của hàng tấn công? Đúng là hàng công Man United ở trận này, đặc biệt là Jadon Sancho và Cristiano Ronaldo, đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội, khiến Man United gần như không thể có được một trận thắng, tuy nhiên, đổ hết tội cho hàng công ở trận này cũng không thật sự công bằng, nhất là khi nhìn vào những nỗ lực không biết mệt mỏi của Cristiano Ronaldo cùng các đồng đội trẻ trên sân ngày hôm nay.
Vậy, đâu là nguyên do chính dẫn đến thất bại này của Man United? Đầu tiên, rất đơn giản, đó là lối chơi của Ralf Rangnick, vốn tốn rất nhiều lực để có thể thực hiện những pha pressing liên tục từ đầu sân tới cuối sân. Tiếp theo, đó là một vấn đề cố hữu: vấn đề nhân sự.
Không thể phủ nhận Man United đã đưa vào một đội hình khá đồng đều về mặt chất lượng, thế nhưng, xuyên suốt trận đấu ngày hôm qua, những gì mà các cầu thủ trên sân của Man United để lại chỉ là những sự uể oải, những màn trình diễn rời rạc và đầy mệt mỏi trên sân. Thậm chí, ở một số thời điểm, họ còn dễ dàng để đội khách Wolverhampton đột phá thành công vào hàng phòng ngự, được lĩnh xướng bởi Phil Jones, người đã không vào sân trong vòng gần 2 năm qua.
Một trận thua sau một chuỗi những trận thắng và hòa là một kết cục không ai mong muốn, nhưng thực sự, nó là một kết quả cần thiết cho Man United nhằm giúp đội chủ sân Old Trafford dần thức tỉnh và nhận ra được cái sai cũng như cái họ cần phải điều chỉnh trong thời gian sắp tới nếu muốn trở thành một tập thể có thể cạnh tranh danh hiệu, hoặc chí ít là tiến bộ hơn sau một quãng thời gian tụt hậu kể từ ngày Sir Alex Ferguson rời khỏi nhiệm sở.
Đem Ralf Rangnick về như một giải pháp "tận gốc" cho mọi vấn đề ở sân Old Trafford, tuy nhiên, BLĐ của nửa đỏ thành Manchester lại quên mất rằng vị HLV người Đức mới chỉ dẫn dắt 88 trận trong một thập kỷ qua, thay vào đó, ông chỉ được giao một nhiệm vụ chính, đó là giám sát những công việc bên ngoài sân cỏ của đội bóng như chuyển nhượng cầu thủ, những chính sách và hoạch định đường dài cho đội bóng đó. Vì vậy, việc để ông trở thành một HLV dẫn dắt một đội hình vẫn chưa thể hoàn thiện thực sự là một điều gì đó có phần liều lĩnh, nhất là khi xét đến việc Man United rất cần những chiến thắng để ôm mộng tiến vào Top 4 cho một suất tham dự Champions League mùa sau.
Jonathan Wilson, một trong những cây viết hàng đầu của The Guardian, đã nêu ra một câu hỏi khiến nhiều người phải suy nghĩ: "Rốt cuộc, Man United đang nhắm tới điều gì ở cuối mùa giải?"
Theo Wilson, Top 4 là một mục tiêu khả dĩ, nhưng không nên để nó trở thành mục tiêu đường dài của Man United, một phần vì sau 8 năm người hâm mộ Man United cứ chờ mong rồi thất vọng, chắc chắn họ sẽ trông đợi nhiều hơn thế ở Ralf Rangnick, một HLV đại tài của bóng đá Đức, nhất là khi nhìn vào sự lớn mạnh và vững chắc của Manchester City, gã hàng xóm từng được coi là "đàn em" của họ ở đấu trường Ngoại Hạng Anh.
Cũng theo Jonathan Wilson, Rangnick có thể rút ngắn công cuộc tái xây dựng của đội chủ sân Old Trafford bằng tài năng và những nhân sự được ông tuyển mộ. Tuy nhiên, không nên đặt quá nhiều ảo tưởng vào Ralf Rangnick như cách NHM cũng như BLĐ Man United đã từng đặt ảo tưởng vào Ole Gunnar Solskjaer, người từng được đưa về sân Old Trafford như một "giải pháp" để rồi sau đó chết chìm vì những kỳ vọng thái quá của đội bóng từng là một phần máu thịt của ông.
Tựu chung lại, nếu thực sự muốn Ralf Rangnick có được thành công, dù là ở cương vị HLV hay cương vị giám đốc điều hành, Man United cần phải xác định rõ những điều sau, một, đó là mục tiêu của họ là gì ? Hai, đó là một sự rõ ràng về mặt chiến lược và nhân sự ở giai đoạn chuyển nhượng mùa hè, giai đoạn có thể được coi là quan trọng nhất cho công cuộc tái thiết Man United của Ralf Rangnick. Nếu có thể xác định rõ được hai điều này, chắc chắn công việc của vị HLV, và sau đó là giám đốc người Đức, sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Sử dụng tư liệu từ bài viết của Jonathan Wilson cho trang The Guardian.
Sự sa sút trầm trọng của Manchester City là câu chuyện tâm điểm của nửa đầu mùa giải, trong khi đó Liverpool, Chelsea và Arsenal đều đang hy vọng rằng họ sẽ trở thành câu chuyện chính của giai đoạn nửa cuối mùa bằng cách giành chức vô địch. Nhưng còn 2 đội bóng đang chen chân vào giữa những ông lớn đó thì sao?
Đánh bại đối thủ cùng thành phố trong trận derby Manchester, thầy trò Ruben Amorim đã giành được rất nhiều lời ca tụng. Chiến thắng này có ý nghĩa hơn một trận thắng thông thường, vì nó có thể mở ra một kỷ nguyên mới ở nửa đỏ thành Manchester.
Đứng thứ hai trên bảng xếp hạng, đứng đầu về thành tích ghi bàn, và tuần nào cũng thi đấu với sự tự tin rõ rệt. Không có gì lạ khi giờ đây Chelsea đang được xem là một ứng cử viên sáng giá cho chức vô địch Premier League 2024/25.