Woodward sẽ còn nhiều việc phải làm. Chắc chắn là như thế. Từ công việc xây dựng lại hệ thống chuyển nhượng, đến việc...nâng cấp Old Trafford, vốn đã quá già cỗi để có thể chứa đựng hàng vạn khán giả.
Mike Ashley, ông chủ của Newcastle vươn tay rồi nở một nụ cười. Manchester United có chuyến hành quân đến vùng Tyneside hôm đó. Ed Woodward, phó chủ tịch của CLB khi đó vừa tới sân St James Park. Ashley nhanh chóng đến đón tiếp quan chức của đối thủ rồi mở lời bằng một câu nói phản ảnh đúng tính trạng của cả hai:
"Gã đáng ghét nhất của bóng đá gặp gã đáng ghét thứ nhì của bóng đá," ông nói.
Woodward có lẽ cũng cảm thấy chút gì đó hài hước từ câu nói đùa có phần nhạt nhẽo này của Ashley. Chủ tịch của Newcastle sau đó giới thiệu với Woodward một đối tác của CLB, tay này hóa ra lại là một cổ động viên của Manchester United. Ông ta muốn biết vì đâu mà CLB cứ liên tục công bố những bản hợp đồng "mì ăn liền" thay vì có được những bản hợp đồng với các cầu thủ. Woodward giải thích với ông ta rằng nếu không có những bản hợp đồng "mì ăn liền" kiểu này thì Man United sẽ rất khó có được những bản hợp đồng với các cầu thủ. Một câu trả lời vừa đủ vừa lòng tay đối tác kia.
|
Giải mã Ed Woodward: Phó chủ tịch điều hành đầy quyền lực ở Manchester United |
Những chỉ trích nhắm vào thượng tầng Man United lại một lần nữa rộ lên những ngày gần đây. Với một người lâu năm trong nghề, Ed Woodward có lẽ đã phải chuẩn bị một bộ mặt cực "dày" để đối mặt với những chỉ trích như thế. Red News, tạp chí lâu năm nhất dành cho NHM của Man United thậm chí gọi Ed Woodward là Mr Bean trên trang nhất của mình trong ngày đầu tiên của mùa giải. Bên trong tờ tạp chí có hẳn một trang dành cho những thất bại của Woodward.
Trong đó có một trang hí họa mang tên "Avram Glazer và lũ rối của mình". Trong đó, phó chủ tịch của Man United được thể hiện như một con rối ngồi trên đầu gối của ông chủ mình, nói bằng một giọng biết ơn: "Thật tuyệt vời là ông trả tôi tới 4 triệu Bảng một năm đấy ngài Glazer ạ."
Khi kết quả tệ hại, người hâm mộ nhanh chóng trút hết căm hờn của mình lên Woodwards hay giới chủ. Kể cả khi đội nhà thắng liên tục, cái nhìn hằn học với giới chủ cũng như Woodward chưa bao giờ hạ nhiệt.
Chẳng bao giờ dòng hashtag Woodward Out (Woodward cút đi-ND) thôi xuất hiện trên các dòng tweet của người hâm mộ Man United hay thậm chí là của Gary Neville, người luôn ra rả trên TV rằng đội bóng cần thay thế Woodward bằng một ai đó có kiến thức liên quan tới bóng đá hơn.
Những điều này đáng lẽ ra phải được một CLB tầm cỡ như Manchester United để tâm đến ngay từ những ngày đầu, nhất là khi nhìn vào những bản hợp đồng có thể nói là "thảm họa" ở những mùa gần đây.
Man United kể từ ngày Sir Alex rời khỏi đã và đang đối mặt với một kỷ lục buồn: 6 mùa liên tiếp kết thúc phía sau đội vô địch với cách biệt trung bình là 21,5 điểm trong khi tiêu một khoảng tiền lên tới 900 triệu Bảng trên thị trường chuyển nhượng. Một hình ảnh buồn tới nao lòng của Man United những mùa gần đây: chứng kiến gã kình địch Liverpool của mình cũng như "gã hàng xóm ồn ào" Manchester City bỏ lại sau lưng quá xa.
Điều duy nhất có thể xoa dịu nỗi đau này của Man United đó là CLB cũng đã dần hiểu rằng chiến lược mua bán của đội bóng không hề ổn một chút nào. Họ không hề dốt nát, họ cũng hiểu rằng mình cần phải thay máu toàn bộ đội hình nếu muốn có được một kết quả khả quan hơn cho cuộc đua vô địch. Họ cũng nhận ra rằng chất lượng các trận đấu cần phải được cải thiện ngay từ tháng 1 năm sau, thời điểm họ kỳ vọng có thể đem về ít nhất là 4 bàn hợp đồng mới. Ưu tiên hàng đầu vẫn là các tiền đạo, hay chỉ đơn giản là một ai đó...đẳng cấp hơn.
Điều có vẻ rất hiển nhiên như thế lại đang là điều cực kỳ khó khăn cho đội chủ sân Old Trafford lúc này. Họ gần như không thể trấn an NHM khi mà đội nhà đang cách nhóm xuống hạng...2 điểm còn Ole Gunnar Solskjaer, gã "sát thủ có gương mặt trẻ thơ" thì đang dần biến thành "ông lão hết thời" trên băng ghế chỉ đao.
Thế nhưng, cũng không thể vội vã kết luận Man United đang tỏ ra tự mãn. Họ rõ ràng có được một đội hình tuyệt vời cùng những cầu thủ chất lượng. Nhưng có được những bản hợp đồng chất lượng là một chuyện, đặt họ vào đúng vị trí sở trường và giúp họ tỏa sáng thì lại là một chuyện rất, rất khác.
Quá trình đó có thể kéo dài tới 9 tháng, thậm chí còn hơn thế nữa. Một nguồn tin chia sẻ với The Athletic rằng đội ngũ tuyển trạch viên của Man United theo dõi trung bình 13,800 trận (bao gồm cả các trận cấp độ trẻ) trong một bảng thống kê thực hiện hồi năm ngoái. Tức là trung bình họ theo dõi 38 trận một ngày, ở 30 nước khác nhau. Tức là có khoảng 36,000 bản thông báo được gửi về cơ sở dữ liệu của đội bóng.
Có lẽ một điều đáng chú ý nhất và thú vị nhất, chưa từng được công bố trước đây, đó là Man United đã bắt đầu nhúng tay vào các "công ty gián điệp" nhằm theo dõi các cầu thủ tiềm năng.
Đây thực sự là một hệ thống thú vị thực sự: Manchester United, CLB hàng đầu thế giới trả tiền cho các "nội gián" để theo dõi những bản hợp đồng họ sẽ ký. Sẽ dễ hiểu cho Man United nếu xét đến bản hợp đồng Marcos Rojos cách đây 5 năm trước. Man United khi đó trả 16 triệu Bảng cho Sporting Lisbon. Tưởng như mọi chuyện đến đây sẽ êm xuôi. Nhưng họ có ngờ đâu cầu thủ người Argentina đang bị điều tra sau cáo buộc tấn công một người hàng xóm của mình cùng một người khác ở Argentina.
|
Marcos Rojo: Sống mòn ở Old Trafford |
Rojo phải đối mặt với án tù, nhưng Man United chẳng biết gì về điều đó cho tới khi một thành viên của ban lãnh đạo nháy tên của anh vào Google. May mắn thay, sau khi ký hợp đồng với Man United, Rojo nhanh chóng giải quyết êm xuôi với cảnh sát, mọi án tích vì vậy nhanh chóng được xóa bỏ.
Sự kỹ lưỡng giờ đây trở thành một điều quan trọng. Các CLB dần bắt đầu quan tâm tới quá khứ của cầu thủ mình nhắm đến. Điều này với Man United còn quan trọng hơn cả, nhất là khi nhìn vào những bản hợp đồng thất bại của họ như Angel Di Maria, Radamel Falcao hay Alexis Sanchez.
Man United những năm gần đây đã cố gắng thay đổi lại phong cách chuyển nhượng "cổ truyền" của mình. Một phong cách mà ở đó Sir Alex sẽ nắm quyền sinh sát, còn em trai của ông, Martin Ferguson có nhiệm vụ quản lý bộ phận chuyển nhượng cấp châu lục của Manchester United. Fergie khi đó chỉ cần ngồi yên và "ra dấu chỉ tay" thực hiện quyền lực của mình.
45 tuyển trạch viên đã được thêm vào bộ máy của Man United trong 6 năm kể từ ngày Sir Alex nghỉ hưu. CLB giờ đây tập trung nhiều hơn vào công nghệ, vào các hệ thống dữ liệu từ vi tính hơn là con mắt người nhìn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều lên những quyết định của họ, một trong số đó có thể kể đến quyết định nhắm đến Jerome Boateng.
Boateng có giá 13,1 triêu Bảng, nếu như đem anh về, Man United chắc chắn sẽ là đội hưởng lợi rất nhiều vì giá chuyển nhượng có phần "mềm" cho một hậu vệ cực kỳ dày dạn kinh nghiệm ở Bundesliga khi giành được tới 6 chức VĐQG Đức cùng một danh hiệu World Cup và một Champions League.
Harry Maguire trong khi đó khiến Quỷ Đỏ tốn gấp 6 lần số tiền họ phải bỏ ra cho Boateng. Thế nhưng họ vẫn quyết định đem về Harry Maguire. Một phần có lẽ vì cái "dớp" với những bản hợp đồng thất bại họ đem về từ Bayern Munich như Owen Hargreaves và Bastian Schweinsteiger.
Có lẽ họ đã sử dụng những phần mềm tinh vi để phân tích Boateng, trong đó có việc hậu vệ của Bayern Munich bắt đầu xuống sức sau 70 phút, không chạy nhanh hay thi đấu rộng, không có nhiều pha can thiệp và tranh cướp bóng tốt, thậm chí khiến đội nhà lọt lưới từ những tình huống phản công nhanh.
Man United từ lâu đã biết Boateng thường xuyên mắc chấn thương, có vì vậy họ quyết định đem về Schweinsteiger ở mùa đầu tiên Van Gaal nắm đội thay vì Jerome Boateng, nhất là khi đội hình của Man United đã có quá nhiều dạng hậu vệ thường xuyên gặp chấn thương như anh.
Schweinsteiger quyết định về Man United với giá 14,4 triệu Bảng. Anh có 2 mùa đáng quên ở Old Trafford. Chỉ ra sân đủ 90 phút 8 lần ở Premier League. Một phần vì anh liên tục gặp phải chấn thương và phải về Đức để chữa trị rồi quay lại Anh theo dõi trận đấu rồi lại quay về Đức. Một đồng đội cũ của anh từng nói rằng họ "lâu lâu mới gặp cậu ta".
Van Gaal đến sân Old Trafford khi Man United vẫn đang chật vật với công cuộc hiện đại hóa hệ thống chuyển nhượng của mình. Schweinsteiger vì vậy trở thành nạn nhân khi được ông thầy cũ Van Gaal đem về sân Old Trafford. Bên trong nội bộ của Man United, họ đều đồng ý rằng đây sẽ lần cuối cùng Man United gặp phải sai lầm kiểu như thế này.
Nếu nhìn vào những bản hợp đồng của Man United gần đây, ta có thể cảm thấy khó hiểu với những lựa chọn của họ, dù rằng Man United đang dần thay đổi phương hướng chuyển nhượng của mình những năm gần đây sau khi bị trách cứ là thường đem về những bản hợp đồng có tính chất thương mại.
(còn nữa)
Lược dịch từ bài viết: "Spying firms, analysis software and a foundation of ‘noodle deals’ – inside Manchester United’s recruitment" của tác giả Daniel Taylor đăng trên The Athletic.
KDNX (TTVN)