Cơ hội cho các cầu thủ nhập tịch: Nên hay không nên?

Tác giả Dương Đình Duẩn - Thứ Ba 06/11/2018 13:21(GMT+7)

Zalo

Ngày 03/11 vừa qua, huấn luyện viên Park Hang Seo đã công bố danh sách chính thức cho chiến dịch AFF cúp. Và như mọi lần, không một cầu thủ nhập tịch nào có tên trong danh sách. Điều gì đang xảy ra, phải chăng các cầu thủ nhập tịch không đủ tài năng hay đơn giản nhất, họ không khát khao khi lên tuyển?

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Mùa hè 2008, Ở Ernst Happel Station, Thủ đô Viên nước Áo. Phút 33, Fernando Torres vượt qua Philip Lahm để ghi một trong những bàn thắng quan trọng nhất lịch sử bóng đá Tây Ban Nha, bàn thắng giúp đội tuyển Tây Ban Nha vượt qua Đức để lên ngôi vô địch Châu Âu sau 44 năm. Trận thắng đã mở ra thời kì thống trị của quốc gia này trên toàn thế giới với hai chức vô địch Euro và một World Cup. Xavi là người được xướng tên cho danh hiệu " Cầu thủ xuất sắc nhất giải ". 

Trên đường lên bục nhận giải, bên cạnh những anh chàng da trắng, có một cầu thủ da màu nở một nụ cười mãn nguyện. Anh được giới chuyên môn đánh giá là quan trọng bậc nhất trong đội hình của Tây Ban Nha khi đó, người đã canh giữ những khoảng không, sửa chữa những sai lầm, và là bản lề của lối chơi tiki taka, tên anh là Marcos Senna.

Marcos Senna, chàng trai da màu lọt thỏm giữa những người Tây Ban Nha da trắng tóc vàng đó là một tài năng nở muộn, anh đến với " Vua vòng loại" khi đã ở tuổi 30. Luis Aragones, người nổi tiếng với việc gọi Thiery Henry là " thằng mọi đen rác rưởi", đã cho chàng trai sinh ra ở ngoại ô Sao Paulo, Brazil này cơ hội để khoác lên mình chiếc áo một đội tuyển quốc gia. Sau khi quê hương anh, Brazil, liên tục khước từ.

Việc những người Tây Ban Nha, với rất nhiều hảo thủ chấp nhận một anh chàng ngấp nghé tuổi 30 đến từ một đất nước khác, một màu da khác là một sự kiện đặc biệt đối với đất nước này. Tuy nhiên, nó là trào lưu không phải quá mới ở Châu Âu lúc đó. Khi anh có tài năng, anh có khát khao, dù anh sinh ra ở đâu, chỉ cần anh mang trên mình hộ chiếu của chúng tôi, chúng tôi sẽ trọng dụng anh, để cống hiến cho đất nước.

Trước đó hai năm, ở Đức, người Italia đã lên ngôi vô địch thế giới với một người chảy dòng máu Argentina trong huyết quản, Mauro Camoranesi. Sau đó 6 năm, khi Mario Balotelli gồng mình khoe cơ bắp cuồn cuộn sau khi nã hai phát vào lưới Đức ở Euro 2012, những người Italia, vốn nổi tiếng với nạn phân biệt chủng tộc, đều muốn ôm chàng trai gốc Ghana này vào lòng. Còn lúc này ông chủ khu trung tuyến của màu áo thiên thanh là Jorginho, một người gốc Brazil.

Chuyện người Pháp vô địch thế giới với những cầu thủ gốc Phi hay người Đức lên đỉnh thế giới với đội hình đa sắc tộc đã trở thành một chuyện quá đỗi bình thường trên thế giới. Khi toàn cầu hoá là một xu hướng tất yếu, những quốc gia trên hành tinh này đều muốn thu hút nhân tài từ khắp nơi về phục vụ đất nước mình. Cũng chính vì lẽ đó, trong mùa hè vừa qua, Mario Fernandes, được đích thân tổng thống Nga, Vladimir Putin. Vốn là một quốc gia nổi tiếng bảo thủ và tự hào dân tộc, vinh danh tại điện Kremlin. Mario Fernandes là ai? Anh là người Brazil, mới đến chơi ở nước Nga sáu năm, không biết hát quốc ca Nga, thậm chí tiếng Nga bập bẹ cũng không biết nốt.

Trở lại với đội tuyển quốc gia Việt Nam, ngày 03/11 vừa qua, huấn luyện viên Park Hang Seo đã công bố danh sách chính thức cho chiến dịch AFF cúp. Và như mọi lần, không một cầu thủ nhập tịch nào có tên trong danh sách. Điều gì đang xảy ra, phải chăng các cầu thủ nhập tịch không đủ tài năng hay đơn giản nhất, họ không khát khao khi lên tuyển?
 

Ở V League lúc này, các cầu thủ nhập tịch với chuyên môn tốt có thể kể tên như Hoàng Vũ Samson, Lê Văn Phú hay Nguyễn Van Bakel...Chúng ta bắt đầu với Hoàng Vũ Samson, chàng trai 29 tuổi có gần 10 năm sống và làm việc tại đất nước chúng ta. Samson là tiền đạo xuất sắc nhất lịch sử V league, là chân sút đáng sợ nhất với mọi hàng phòng ngự, từng được Atletico Madrid liên hệ. Anh có vợ là người Việt, nói tiếng Việt sành sỏi và rất am hiểu văn hoá Việt Nam.

Đã hơn một lần, Samson bày tỏ sự tiếc nuối và buồn tủi mỗi khi đội tuyển quốc gia Việt Nam triệu tập. Là chàng trai đến từ Nigeria xa xôi, khi còn là một cậu bé 19 tuổi, hơn ai hết Samson coi Việt Nam là quê hương thứ hai của mình. Anh mong muốn khát khao cống hiến cho đất nước. Ở Clb Hà Nội, anh là tiền đạo chủ lực, là đồng đội của Quang Hải, Văn Quyết, Hùng Dũng, Văn Hậu...thời điểm này, khi các cầu thủ của Hà Nội là trục xương sống của đội tuyển, hãy tưởng tượng khi có thêm Samson, chúng ta chắc chắn sẽ mạnh thêm rất nhiều.

Nhìn sang khu vực Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, xu thế cầu thủ nhập tịch khoác áo đội tuyển quốc gia cũng không còn là điều quá mới mẻ. Người Nhật là một trong những quốc gia dẫn đầu với hàng loạt cầu thủ gốc Brazil, tiếp theo đó các quốc gia ở Tây Á cũng đang có những chính sách thu hút các cầu thủ có gốc gác bên ngoài đất nước họ. Tất cả chỉ nhằm mục đích, nâng cao trình độ và thành tích của đội tuyển quốc gia mình.

Ở khu vực Đông Nam Á, Singapore là nước khởi đầu cho xu thế này. Tiếp theo là Philiphines, Indonesia. Trong khi đó Malaysia và Thái Lan thì bắt đầu rục rịch tìm kiếm. Sở dĩ, Thái Lan, đối thủ mà chúng ta xác định là mạnh nhất, ông kẹ của bóng đá ĐNA hầu như không có cầu thủ nhập tịch là vì chính sách nhập tịch rất khó khăn của họ ( Người nào muốn nhập quốc tịch Thái, phải chứng minh được hàng loạt thủ tục khắc khe. Như thu nhập trên 2000usd/ tháng, nói tiếng Thái như tiếng mẹ đẻ, có gốc Thái, biết hát quốc ca và tôn kính vua Thái...). Chính vì lẽ đó nên Thái Lan chỉ tìm kiếm những cầu thủ gốc Thái trên khắp thế giới về phục vụ đất nước mình. 

Dưới thời Henrique Calisto, đội tuyển quốc gia Việt Nam đã xuất hiện những cầu thủ nhập tịch đầu tiên, như Phan Văn Santos, Đinh Hoàng Max, Huỳnh Kesley Alves...Nhưng đến nay sau ngót ngét 10 năm, chúng ta không còn những cầu thủ nhập tịch nữa.

Đã có những ý kiến khác nhau về vấn đề này, một số quan điểm cho rằng, những cầu thủ không có gốc gác người Việt, đến Việt Nam chỉ nhằm mục đích kiếm tiền thì không nên xuất hiện trong đội tuyển quốc gia. Sự có mặt của họ sẽ làm mất đi văn hoá, bản sắc của đội tuyển. Một số khác thì cho rằng, khi đã cùng là người Việt Nam với nhau, dù có khác màu da, khác nơi sinh ra thì cũng nên có sự công bằng, nhất là với những người thật sự muốn cống hiến cho đất nước.

Cơ hội cho các cầu thủ nhập tịch Nên hay không nên hình ảnh
Cơ hội cho các cầu thủ nhập tịch: Nên hay không nên?

Bóng đá Việt Nam những năm gần đây đã đạt được những thành tích đáng kể như lọt vào WC U20, Á quân U23 Châu Á, hay mới nhất là vào đến vòng bán kết Asiad. Để đạt được những thành công đó, chúng ta phải cám ơn các trung tâm đào tạo của các clb trong nước. Nhưng để đánh giá sự phát triến của một nền bóng đá. Thành tích của đội tuyển quốc gia mới là thước đo thật sự. 

Sau thành công của các đội trẻ, chúng ta đã nghĩ đến những mục tiêu xa hơn như hướng tới vòng loại WC2022 hay WC2026. Để đạt được mục tiêu này, những cầu thủ ngoại nhập tịch nên được tạo cơ hội để bổ sung thêm vào nội lực đã có của bóng đá nước nhà.

Người Việt Nam chúng ta, vốn nổi tiếng với tấm lòng tương thân tương ái, đùm bọc thương yêu lẫn nhau. " Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ". Thiết nghĩ đã đến lúc tất cả cùng ngồi lại xem xét một cách nghiêm túc vấn đề này, vì đội tuyển quốc gia Việt Nam là của mọi người dân Việt. Những người luôn muốn một đội tuyển mạnh nhất có thể, với tất cả sự công bằng cho những công dân có cùng quốc tịch Việt Nam.

HƯNG TRẦN (TTVN)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.

X
top-arrow