Thứ Sáu, 27/12/2024 Mới nhất
Zalo

Phân tích ưu điểm và hạn chế của VAR

Thứ Ba 20/06/2017 07:47(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Sau những nghiên cứu và thử nghiệm nhiều năm trời, FIFA đã chính thức áp dụng VAR từ cuối năm ngoái (2016) ở FIFA Club World Cup. Tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, hiển nhiên VAR là một giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại nhiều điểm hạn chế.

VAR – Sự đảm bảo về kết quả trận đấu

Trong 2 trận đấu Bồ Đào Nha 2-2 Mexico, và Cameroon 0-2 Chile trong khuôn khổ vòng bảng Confederations Cup 2017, việc áp dụng VAR rõ ràng đem đến những tín hiệu tích cực. Confed Cup 2017 là giải đấu cấp FIFA tiếp theo mà VAR được sử dụng sau khi được triển khai ở FIFA Club World Cup 2016 tại Nhật Bản, VCK U20 World Cup 2017 tại Hàn Quốc và ở một số trận giao hữu quốc tế.
 
Cụ thể, ở trận đấu giữa Bồ Đào Nha vs Mexico, VAR đã được trọng tài chính sử dụng 2 lần ở những tình huống gây tranh cãi. Đó là pha ghi bàn hụt của Pepe ở phút 21, và bàn thắng hợp lệ của Cedric phút 86. Tất nhiên, vì được trợ giúp từ hẳn 3 trợ lý trọng tài video cộng thêm các chuyên gia phân tích đồ họa tập trung ở một phòng riêng, vị vua áo đen điều khiển chính trận đấu đã có những quyết định chính xác. Ai cũng biết từ xưa đến nay, các trọng tài vẫn thỉnh thoảng mắc sai lầm nghiêm trọng trong trận đấu, và giờ với VAR, những sai sót này đều bị loại bỏ tối đa.
 
Phan tich uu diem va han che cua VAR hinh anh
VAR xác định tiền đạo Vargas đã việt vị trước khi đưa bóng vào lưới Cameroon

Đến trận Cameroon vs Chile, tiền đạo Eduardo Vargas đã có mặt trong cả 2 tình huống trọng tài sử dụng VAR. Đó là bàn thắng trong hiệp 1 bị từ chối do rơi vào tư thế việt vị, và một bàn nữa thì lại hoàn toàn hợp lệ ở những phút cuối cùng của trận đấu. Trong tình huống gây tranh cãi đầu tiên, nhờ VAR mà Vargas được xác định đã rơi vào thế việt vị trước khi đưa bóng vào lưới Cameroon mà thật sự nếu chỉ quan sát bằng mắt thường khó lòng có thể nhận ra một cách chính xác. Phải thông qua việc phân tích lại tình huống bằng hình ảnh và video của bộ phận VAR mà quả thực, một phần cơ thể của tiền đạo Chile đã ở phía dưới cầu thủ đối phương lúc nhận bóng tức là theo luật đã đủ việt vị. Tất nhiên, không ai có thể tranh cãi với sự chính xác của công nghệ cộng thêm cả yếu tố con người.

Đến đêm qua, ở trận đấu Australia vs Đức, VAR một lần nữa được sử dụng trong tình huống Australia ghi bàn thứ 2. Nhìn chung, việc VAR được bổ sung vào trận đấu để góp phần to lớn hỗ trợ trọng tài tránh tối đa khỏi sai sót, và qua các trận đấu vừa rồi tại Confed Cup, hệ thống VAR đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Không tranh cãi, không sai lầm. Hoàn toàn công bằng và chính xác. Chắc chắn VAR sẽ có ảnh hưởng lớn đến bóng đá thế giới trong tương lai.
 
HLV Bồ Đào Nha: “VAR rất khó hiểu”
VAR – hay trọng tài giám sát video là một công nghệ được áp dụng tại FIFA Confederations Cup 2017. Trong trận đấu Bồ Đào Nha 2-2 Mexico, trọng tài chính đã sử...

Tuy nhiên, VAR vẫn tồn tại những hạn chế
 
Như đã nói, VAR đã góp phần nâng cao yếu tố công bằng của trận đấu. Tuy nhiên chắc chắn không dễ làm quen với nó. Đó là hình ảnh Pepe và Vargas ghi bàn, ăn mừng, chờ đợi và rồi “tẽn tò” về hành động của mình. Thậm chí không chỉ là cầu thủ, chính các trọng tài cũng "ngơ ngác" trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
 
Bên cạnh đó, chắc chắn không có chuyện nhầm lẫn về mặt trọng tài nếu có VAR hỗ trợ. Chẳng hạn, ai cũng biết trong bóng đá, đề tài việt vị luôn rất hấp dẫn, gây ra tranh cãi bất tận nhưng một khi VAR được triển khai thì khó có chuyện nhẫm lần khi xác định việt vị nhờ sự ứng dụng của công nghệ phân tích đồ họa, chưa kể có thêm hẳn 3 ông trợ lý trọng tài phụ trách video. Nhưng sau tất cả, đây cũng chỉ là một hệ thống hỗ trợ, nghĩa là trọng tài chính vẫn nắm toàn quyền quyết định cuối cùng ở những tình huống gây tranh cãi trên sân cỏ như bàn thắng hợp lệ hay không, hành vi phạm lỗi, quyết định thổi phạt hay rút ra thẻ vàng, thẻ đỏ.
 
Bất cứ khi nào nhận thấy tình huống có thể gây tranh cãi, trọng tài chính đều có quyền hỏi sự tư vấn từ những trợ lý trọng tài video. Sau đó, có 2 sự lựa chọn dành cho người cầm cân nảy mực: nghe theo sự tư vấn của tổ VAR hoặc giữ nguyên ý kiến ban đầu của mình kể cả khi trái với trợ lý trọng tài video. Điều đó nghĩa là trọng tài chính trong một số trường hợp nhất định vẫn có khả năng mắc sai lầm bởi vì họ vẫn được phép bỏ qua tất cả lời tư vấn khi đưa ra quyết định trên sân cỏ
 
Vidal thac mac voi trong tai ve ban thang cua dong doi
Vidal thắc mắc với trọng tài về bàn thắng của đồng đội
 
Một minh chứng là trận đấu giữa U20 Việt Nam vs U20 New Zealand tại Hàn Quốc, khi hậu vệ Ashworth đã để bóng chạm tay trong vòng cấm địa từ pha xử lý của Hà Đức Chinh. Tuy nhiên vị trọng tài này vẫn cho trận đấu được tiếp tục mà không tạm dừng để xem xét tình huống dưới sự tư vấn của tổ VAR. Sau đó, ở pha quay chậm, tất cả đều đã nhìn rõ đó là một tình huống chạm tay và U20 Việt Nam xứng đáng được hưởng 11m. Nói một cách dễ hiểu, VAR rõ ràng giúp mọi quyết định của trọng tài chính đạt độ chính xác gần như tối ưu, nhưng suy cho cùng nó cũng chỉ nhằm mục đích hỗ trợ, còn trọng tài mới là những người ra quyết định sau cùng.
 
Bên cạnh đó, việc sử dụng VAR sẽ khiến trận đấu bị gián đoạn và kéo dài hơn mức cần thiết. Bóng đá là một môn thể thao mà dòng chảy và tính liên tục được coi là điều quan trọng nhất. Vì thế, VAR  cũng góp phần phá hủy trận đấu bởi sẽ làm giảm nhịp độ đồng thời có thể gây ức chế cho các cầu thủ. Tất nhiên trong tương lai, khi các cầu thủ và HLV, thậm chí là trọng tài đã quen với cách làm việc cùng VAR, những hạn chế sẽ dần giảm bớt. Còn ở thời điểm hiện tại, khi đưa được bóng vào lưới, có lẽ các cầu thủ phải “xem nét mặt” của trọng tài trước khi quyết định có nên ăn mừng hay không.
 
Bồ Đào Nha 2-2 Mexico: Cris Ronaldo, Chicharito và VAR
Trận Bồ Đào Nha 2-2 Mexico trong bảng A của Confederations Cup 2017 đã diễn ra rất hấp dẫn và đây là kết quả hợp lý đối với cả hai đội. Dưới đây là 5 điểm nhấn...
 
Nguyệt Anh – TTVN 
 

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X