Ole Gunnar Solskjaer có một tầm nhìn rất tinh tế. Ông đã khởi đầu triều đại của mình trong tư cách HLV trưởng của Manchester United với việc triển khai một đội hình 4-3-3 bao gồm Marcus Rashford đảm nhận vai trò tiền đạo trung tâm, Anthony Martial chơi ở cánh trái và Jesse Lingard bên cánh phải.
Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!
Ban đầu, hệ thống này đã đạt được những thành công phi thường và nhà cầm quân người Na Uy đã gắn bó với nó cho đến khi các ca chấn thương buộc ông phải thường xuyên chuyển sang sử dụng một tuyến giữa hình kim cương hoặc các đội hình 2 tiền đạo khác.
Vào đầu mùa giải trọn vẹn đầu tiên của mình trên chiếc ghế HLV trưởng của Man United, Solskjaer đã chuyển đội hình thi đấu chính của ông sang 4-2-3-1 với Martial giờ đây chơi ở trung lộ còn Rashford đảm nhận cánh trái. Tôi thường nghĩ rằng tuy “sự thay đổi” này đúng là sẽ tốt cho Rashford, nhưng Anthony Martial mới thực sự là người được hưởng lợi nhiều nhất.
Mặc dù Manchester United đã được tận hưởng rất nhiều thành công trong xuyên suốt khoảng thời gian đầu Solskjaer dẫn dắt đội bóng này với tư cách một HLV trưởng tạm quyền, nhưng Anthony Martial thì không được như vậy. Cho đến thời điểm nhà cầm quân người Na Uy trở thành HLV trưởng chính thức của đội chủ sân Old Trafford, cầu thủ người Pháp chỉ ghi được vỏn vẹn 2 bàn. Đó là một vấn đề đã được nghiên cứu ngay sau khi Solskjaer được ký hợp đồng chính thức, Martial đã gia hạn hợp đồng 5 năm với Man United, chính vì vậy việc tìm ra cách để cầu thủ người Pháp có thể tỏa sáng đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng mà Solskjaer phải giải quyết.
Vì Martial là chân dứt điểm tốt nhất của câu lạc bộ khi anh hiện diện tại chính giữa vòng cấm trực diện khung thành, vậy nên việc đưa anh vào chơi ở trung lộ sẽ là một quyết định hợp lý – đặt ngôi sao người Pháp trong trung lộ và anh sẽ có được nhiều cơ hội dứt điểm ở trung lộ hơn, qua đó ghi được nhiều bàn thắng hơn. Những kết quả đã đến trong năm đầu tiên là rất tích cực.
Nhưng có lẽ tầm nhìn của Solskjaer không chỉ có vậy. Phải chăng nhà cầm quân người Na Uy đã nhận thấy một điều gì đó thú vị đang diễn ra quanh thế giới bóng đá và đã tìm cách khai thác nó?
Trong khi Solskjaer đang tạo dựng sự ổn định tại Old Trafford, thì Liverpool đang hướng đến trận chung kết Champions League thứ hai liên tiếp (lần này họ đã giành chiến thắng) và cạnh tranh quyết liệt ngôi vô địch Premier League với Manchester City (cuối cùng kết thúc ở vị trí thứ hai). Họ đã làm được những điều đó nhờ vào phong độ tuyệt vời của bộ ba tiền đạo, cũng như sự nổi lên mạnh mẽ của hậu vệ phải Trent Alexander-Arnold.
Liverpool đã sử dụng các hậu vệ cánh của mình theo một cách chưa từng xuất hiện ở Premier League. Thay vì để hàng tiền vệ đảm nhận nhiệm vụ sáng tạo, hai hậu vệ cánh của họ sẽ lao đến các khoảng trống để trở thành những cầu thủ sáng tạo chính của Liverpool.
Alexander-Arnold đã thi đấu bùng nổ trong nửa sau của mùa giải 2017/2018, góp công lớn trong việc giúp Liverpool lọt vào trận chung kết Champions League. Anh và hậu vệ trái Andy Robertson đã kết thúc Premier League 2018/2019 với lần lượt 12 và 11 pha kiến tạo – những con số cực kỳ đáng nể đối với các hậu vệ cánh. Một năm sau, họ đã nâng thành tích đó lên 13 và 12.
Bóng đá là một môn thể thao “copycat” và các đội bóng đã nhanh chóng muốn bắt chước theo những gì mà Liverpool đang làm với các hậu vệ cánh của họ. Tất nhiên, hầu hết các đội bóng không có được nhân sự như Liverpool và không sẵn sàng làm điều này với cả hai hậu vệ cánh (nguyên nhân hoặc là vì họ vốn đã có một số cầu thủ sở hữu khả năng sáng tạo chất lượng cao ở hàng tiền vệ, hoặc chỉ vì họ không đủ mạnh mẽ để có thể tự tin làm điều đó) nên họ chỉ có thể thực sự cho phép một hậu vệ cánh được dâng cao một cách tự do.
Vì ở Premier League có rất nhiều cầu thủ tấn công cánh trái và rất hiếm winger cánh phải, nên hầu hết các đội bóng đã chọn để hậu vệ phải của mình là người được thoải mái dâng cao. (Man United có các cầu thủ tấn công cánh trái nhưng họ vẫn chọn chỉ đạo hậu vệ trái của mình dâng cao thường xuyên hơn hậu vệ phải).
Những ngày tháng mà vị trí hậu vệ phải được sử dụng để “cất giấu” cầu thủ kém nhất trong đội đã không còn nữa. Ngày nay, người ta rất coi trọng các cầu thủ có thể đóng góp cho khâu tấn công từ vị trí này.
Aaron Wan-Bissaka là một trong những hậu vệ phải xuất sắc nhất ở Anh – và có thể là cả châu Âu – nhưng anh thậm chí còn không được HLV trưởng Gareth Southgate của Tam Sư để mắt đến. Wan-Bissaka hiện chỉ đứng thứ năm trong danh sách thứ tự lựa chọn ở đội tuyển Anh, sau những người như Kyle Walker, Kieran Trippier, Alexander-Arnold, và Reece James, tất cả bọn họ đều chủ yếu nổi tiếng về khả năng dâng cao tham gia tấn công hơn là khả năng, hoặc sự kém cỏi, trong khâu phòng ngự.
Một khi có một điều gì đó trở thành tiêu chuẩn, hiển nhiên là sự tập trung ban đầu sẽ hướng đến việc ngăn cản một chiến thuật nhất định, và sau đó là tìm cách khai thác nó. Cuối cùng, các đội bóng sẽ không chỉ có thể xử lý chuyện hậu vệ phải của bạn trở nên chơi thiên hơn nhiều về hướng một “outlet” sáng tạo, mà còn “trừng phạt” bạn vì điều đó.
Trong khoảng thời gian 1 tháng 5 ngày vừa qua, chuyên gia phân tích chiến thuật lừng danh Michael Cox đã có 3 bài phân tích tương đồng nhau về 3 trận đấu khác nhau. Đầu tiên là về cách Arsenal sử dụng những đường chuyền dài chéo sân để khai thác không gian phía sau hậu vệ phải của Tottenham trong trận Derby Bắc London. Bài viết tiếp theo được đăng cách đây 2 tuần và tập trung vào chiến thuật sử dụng những đường chuyền dài đưa bóng đến không gian mà Alexander-Arnold bỏ trống của Zinedine Zidane đã giúp Real Madrid đánh bại Liverpool một cách triệt để. Vào tuần này, ông đã viết về “cách mà những đường chuyền dài đưa bóng đến cánh trái của Chelsea đã giúp đoàn quân của Tuchel chơi vượt trội trước Manchester City của Pep Guardiola.”
Những đường chuyền dài chéo sân tấn công vào không gian mà hậu vệ phải của bạn bỏ trống. Đây rõ ràng là một chiến thuật “mới” mà các nhà cầm quân đang sử dụng để đấu với hậu vệ cánh tấn công của một đội bóng.
Đó có thể là một chiến thuật mới mẻ đối với họ, nhưng Ole Gunnar Solskjaer vốn đã làm điều này trong 2 năm nay.
Có thể đã nổi lên những câu hỏi về việc Martial là một trung phong hay một winger, nhưng có một chuyện chắc chắn rằng khi chơi ở cánh, anh không thực hiện những pha chạy thoát ra phía sau hàng thủ đối phương như Rashford thường làm. Bằng cách chuyển cầu thủ người Pháp vào trung lộ, Solskjaer đã hy vọng rằng đội bóng sẽ được hưởng lợi lớn từ việc Martial có được nhiều cơ hội hơn ở vị trí thi đấu cao nhất của hệ thống, nhưng đồng thời giờ đây Man United cũng có được một cầu thủ có thể khai thác không gian phía sau hậu vệ phải.
Điều đó đã được thể hiện rất rõ ràng trong trận đấu đầu tiên của mùa giải.
Đường chuyền sáng tạo cơ hội không nhất thiết phải đến từ tuyến giữa. Nếu hậu vệ phải của bạn định đánh bạo dâng cao, khi đó Rashford – và United – sẽ lăm le khai thác không gian phía sau anh ta.
Man United đã làm khá tốt trong việc tấn công những không gian này ở mùa giải trước mặc dù không thường xuyên nhận được các cơ hội đó một cách trực tiếp. Họ thường sử dụng Martial chơi như một số 9 ảo để tạo ra các không gian như vậy ở phía sau hàng thủ đối phương, nhưng nếu đối phương đẩy hậu vệ cánh của mình dâng cao trên sân đấu, Man United sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm.
Ở mùa giải 2020/2021, miếng đánh này đã càng xuất hiện nhiều hơn. Đôi khi đó là một pha phản công, đôi khi đó là một đường chuyền từ dưới sâu, và đôi khi đó là một đường chuyền từ ngay trên hàng công. Nếu các hậu vệ cánh của bạn dâng cao, Rashford sẽ lăm le thực hiện một tình huống thoát ra phía sau họ.
Rashford luôn tìm cách khai thác không gian đó. Nếu anh nhìn thấy nó, anh sẽ tăng tốc. Đôi khi ngôi sao người Anh đã làm không tốt trong khâu lựa chọn thời điểm – chỉ Jamie Vardy, Sadio Mane và Ollie Watkins là bị thổi phạt việt vị nhiều hơn Rashford.
Trong cuộc đụng độ Liverpool vào năm nay, Man United đã giao cho Rashford đảm nhận vai trò một trong hai cầu thủ chơi cao nhất trong đội hình 4-4-2 và cố thực hiện những pha thoát ra phía sau hàng thủ đối phương tại vị trí này. Rashford đã lảng vảng ở ranh giới việt vị theo cách mà tất cả các trung phong giỏi thường làm, nhưng anh đã tỏ ra rất chật vật trong việc tạo nên những tình huống thoát ra phía sau hàng thủ đối phương, vì anh thường bị đeo bám chặt bởi những trung vệ biết rõ rằng mình đang cố làm điều này.
Khi hai đội chạm trán nhau ở FA Cup một tuần sau đó, Rashford đã được quay lại với cánh trái và hãy nhìn xem điều gì đã diễn ra …
Không phải ngẫu nhiên mà Rashford có khuynh hướng “tàng hình” trước các đối thủ triển khai “low block” (khối phòng ngự chơi thấp). Các đội bóng sử dụng low block không để cho các hậu vệ cánh của họ được tự do dâng cao và do đó, chẳng có khoảng trống lý tưởng nào ở phía sau hàng thủ đối phương cho Rashford khai thác cả.
Rashford đã ghi 20 bàn trên mọi đấu trường ở mùa giải này và hãy nghĩ về chuyện có bao nhiêu bàn trong số đó đến từ việc anh có thể thực hiện các tình huống thoát ra phía sau hàng thủ đối phương: Brighton (sân khách), Newcastle (sân khách), West Ham (sân khách), bàn thắng đầu tiên trước Sheffield United (sân khách) (bàn thứ hai là một pha phản công), Wolves (sân nhà), Liverpool (FA Cup), Real Sociedad (sân khách), Granada (sân khách), thậm chí pha lập công của anh vào lưới Luton Town đã đến từ một đường chuyền vượt đầu.
Bàn thắng được ghi trong trận đấu với Granada gần giống với pha lập công đầu tiên của Rashford trước Sheffield United.
Bàn thắng mà Rashford ghi được trước khối phòng ngự lùi sâu của Newcastle ở mùa giải này đã đến khi anh có thể tự mình tạo ra một tình huống tấn công vào không gian ở phía sau hàng thủ đối phương, sau khi đánh bại hậu vệ cánh bằng cách rê dắt bóng. Đó cũng là cách Rashford kiến tạo cho bàn thắng mở tỷ số của Mason Greenwood trước Burnley. Tự tạo ra không gian lý tưởng cho bản thân khi nó không có sẵn.
Khi Rashford được chuyển sang cánh phải ở mùa giải này, anh đã ghi thêm nhiều kiểu bàn thắng khác – những cú sút mà anh tung ra từ ngay bên ngoài vòng cấm trong các trận đấu với PSG trên sân nhà và sân khách, di chuyển vào bên trong trung lộ để dứt điểm pha cutback (chuyền trả ngược) của Greenwood trong trận đấu với Southampton – nhưng anh cũng ở đó để khai thác khoảng trống. Khi Rashford được đưa vào sân trong trận đấu với RB Leipzig, anh đã chơi ở cánh phải như một “phương tiện” dùng để khai thác một khu vực mà Leipzig thường xuyên bỏ trống. Chiến thuật này đã hoạt động khá tốt.
Spurs đã sử dụng 2 hậu vệ cánh có tư duy tấn công, nhưng hậu vệ trái Sergio Reguilon là cầu thủ có lối đá “sáng tạo” hơn nhiều, được dâng cao một cách tự do, trong khi Serge Aurier bên cánh phải là một hậu vệ cánh thi đấu thiên về hướng “hỗ trợ”, chỉ dâng cao sau khi việc lên bóng đã diễn ra suôn sẻ và cung cấp một “outlet” (lối ra cho bóng) (tương tự như Wan-Bissaka). Để “đáp lại” chiến thuật của đối phương, Solskjaer đã triển khai Rashford chủ yếu chơi ở cánh phải, cố khai thác không gian phía sau Reguilon.
Khâu tấn công của Solskjaer được xây dựng xoay quanh triết lý “thao túng không gian” và “khai thác khoảng trống”, thể hiện rõ ràng qua việc một winger như Rashford luôn lăm le tìm cách thực hiện các tình huống thoát ra phía sau hàng thủ đối phương. Anthony Martial không làm được điều đó. Có lẽ đây chính là lý do tại sao Man United có thể trình diện hình ảnh của một đội bóng rất mạnh mẽ bất kể Martial (2,01 bàn mỗi trận) hay Cavani (1,89 bàn mỗi trận) được sử dụng ở vị trí tiền đạo trung tâm, nhưng lại trở nên khá bất lực khi Martial được triển khai ở cánh trái.
Các con số thống kê của Manchester United khi Martial đảm nhận vai trò winger trái so sánh với khi Cavani đá tiền đạo trung tâm và không có Martial trong đội hình. Chú thích: Minutes (số phút thi đấu), NP Goals (số bàn thắng không phải penalty đã ghi), NP Goals per 90 (hiệu suất ghi bàn mỗi 90 phút – không tính penalty), NP xG (dữ liệu bàn thắng kỳ vọng không tính penalty), NP xGA (dữ liệu bàn thua kỳ vọng không tính penalty), NP xG per 90 (bàn thắng kỳ vọng trung bình mỗi 90 phút – không tính penalty), NP xGA per 90 (bàn thua kỳ vọng trung bình mỗi 90 phút – không tính penalty), xG Differential (hiệu số bàn thắng bại kỳ vọng trung bình mỗi 90 phút)
Có lẽ quyết định chuyển Martial trở lại với trung lộ vào đầu mùa giải 2019/2020 của Solskjaer không chỉ đơn thuần là chỉ để giúp tiền đạo người Pháp bùng nổ những phẩm chất tinh túy nhất của anh. Có thể nhà cầm quân người Na Uy đã nhìn thấy sự thành công của hệ thống mà Liverpool sử dụng, nhận ra các đội bóng khác đang copy nó (rốt cuộc, chính ông cũng đã sao chép nhiều phần của nó để đưa vào hệ thống của mình), và bắt đầu tìm cách khai thác nó. Bố trí trên sân một cầu thủ có thể “trừng phạt” hậu vệ cánh của bạn khi anh ta dâng cao.
Nguồn: Dịch từ bài phân tích “Manchester United Tactical Analysis: Did Ole see where football was going?” của tác giả Pauly Kwestel, đăng trên The Busby Babe.
Vì từng có thời gian làm trợ lý cho Pep Guardiola tại Manchester City, Enzo Maresca thường được dư luận xem là “môn đồ” của chiến lược gia người Tây Ban Nha – giống như Mikel Arteta, đối thủ của ông trong trận hòa 1-1 của Chelsea với Arsenal tại Stamford Bridge hôm Chủ Nhật tuần trước và là một cựu thành viên trong đội ngũ hậu trường của Guardiola tại đội chủ sân Etihad.
Cho đến hết thời gian của hiệp 1 trận đấu giữa Brighton và Man City, đội khách có vẻ như đã có một thể trận đủ tốt để hướng tới việc chấm dứt chuỗi bất bại của mình.
Thông thường, mọi người cho rằng việc cao lớn là một lợi thế. Nhưng vấn đề là đôi khi những quan niệm thông thường này lại không cho ra kết quả chính xác cho lắm.
Sau chiến thắng 2-1 của Liverpool trước Chelsea vào cuối tuần trước, Arne Slot đã đùa với Trent Alexander-Arnold rằng anh đã có thêm một đối thủ cạnh tranh ở vị trí hậu vệ phải: Mohamed Salah. Huấn luyện viên của Liverpool không chỉ ấn tượng với nỗ lực phòng ngự của Salah mà còn với cả bàn thắng và pha kiến tạo của anh.
Chuyên trang phân tích dữ liệu The Analyst đã có bài viết để phân tích các loại hình phạt góc phong phú để xem đội bóng và cầu thủ nào đang có màn trình diễn tốt và kém nhất tại Premier League mùa giải này.