Giải mã bí quyết chống phản công của Manchester City

Tác giả Nam Khánh - Thứ Bảy 29/05/2021 10:23(GMT+7)

Zalo

Nỗi sợ của các cổ động viên Manchester City trong mỗi trận đấu thuộc vòng đấu loại trực tiếp – đặc biệt là cuộc đối đầu với Paris Saint-Germain – là đội bóng này có thể bị hủy diệt bởi các pha phản công.

Với Neymar và Kylian Mbappé hiện diện trong đội hình của đối thủ, đây là chuyện hoàn toàn dễ hiểu, nhưng đồng thời cũng có yếu tố mê tín góp phần tạo nên cảm giác lo lắng đó, bắt nguồn từ định luật Murphy: Nếu một chuyện có khả năng “toang”, thì nó sẽ “toang”. Trên thực tế, một trong những dấu ấn của Man City ở mùa giải này chính là cách họ ngăn chặn các đợt phản công. 
 
Đương nhiên, đã có một số trường hợp ngoại lệ, mặc dù vậy chúng thường xảy ra khi Pep Guardiola xoay tua đội hình và thay đổi chiến thuật của ông trong những tuần gần đây, ví dụ tai hại nhất đã xuất hiện khi Chelsea đánh bại Man City ở bán kết FA Cup.  
 
Nhưng sự áp đảo của đội chủ sân Etihad, về cơ bản, tại mọi giải đấu mà họ đã chơi ở mùa giải này đều là do đoàn quân của Guardiola luôn kiểm soát được các trận đấu. Trong bài viết này, cách tiếp cận cực kỳ chi tiết của Man City sẽ được mổ xẻ kỹ lưỡng… 
 
“Chúng tôi không phải một đội bóng thực hiện những tình huống chuyển trạng thái có cự ly 40 đến 50m,” Guardiola chia sẻ vào tháng 1. “Chúng tôi cần chơi một kiểu bóng đá riêng biệt, còn với những tình huống chuyển trạng thái như United, Liverpool, Tottenham, chúng tôi không thể chơi theo cách đó, chúng tôi không giỏi chơi theo cách đó.”
 
Nhà cầm quân người Catalunya đang nói về những tình huống chuyển trạng thái từ thủ sang công, tức là khi Man City có bóng, nhưng điều đó cũng kết nối với cách mà họ chơi khi mất bóng. 
 
Vũ khí số một của Man City để chống lại các đợt phản công luôn là tìm cách giữ chặt lấy bóng ngay từ đầu. 
 
“Tôi thích những đường chuyền thật ngắn,” Guardiola chia sẻ trên Sky Sports sau khi cùng Man City giành chức vô địch Premier League 2017/2018. “Bởi vì bạn sẽ chuyền hỏng ít hơn, và khi bạn mất bóng sau những đường chuyền 3 mét, thì quá trình chuyển trạng thái từ công sang thủ của bạn (để pressing chống phản công) sẽ luôn mất ít thời gian cũng như quãng đường di chuyển hơn, và việc đoạt lại bóng sẽ trở nên dễ dàng hơn.”
 
“Nếu bạn để mất bóng lúc cự ly đội hình cách xa nhau, khi ấy khoảng trống cần thu hồi và rút ngắn sẽ rất lớn, cực kỳ khó để bạn kiểm soát được tình hình. Còn khi bạn có cự ly đội hình ngắn, bạn có thể chuyền một cách dễ dàng và nếu để mất bóng, bạn có thể ngay lập tức thực hiện việc chuyển trạng thái.”
 
Với một bảng chiến thuật trước mặt, Guardiola đã đưa ra những lời giải thích rất cụ thể. 
 
“Nếu bạn muốn chơi ở đây (dâng cao đội hình trên sân đấu), nhưng bạn không có khả năng kiểm soát được các đợt phản công, bạn sẽ không thể nào chơi như vậy được. Đó là điều bất khả thi. Nếu bạn chơi dâng cao và đối thủ đang chờ đợi thời cơ để phản công, nhưng bạn không có khả năng kiểm soát được chúng, vậy thì bạn phải chơi thấp (kéo đội hình về phần sân của mình) và chọn lối đá phản công.”
 
“Và chính vì vậy, việc phối hợp các động thái di chuyển của các cầu thủ thật tốt là một chuyện rất quan trọng, quả bóng di chuyển và họ cũng phải di chuyển theo. Một khi mất bóng, bạn phải có mặt ở đúng vị trí để ngăn chặn (một pha phản công nhanh). Nếu không, bạn sẽ không có cơ hội, bạn sẽ không thể chơi dâng cao. Mỗi pha phản công sẽ là một bàn thắng dành cho đối phương, lúc nào cũng vậy cả.”
 
Cách lựa chọn vị trí phòng ngự của đội chủ sân Etihad trong khi tổ chức tấn công giúp triệt tiêu các phương án chuyền bóng thoát pressing khả thi hoặc những đường chuyền mở ra các khoảng trống mà đối thủ có thể thực hiện nếu Man City để mất bóng. 
 
Ngoài ra, có một thực tế đơn giản là họ có khuynh hướng rất chú trọng đến việc luân chuyển bóng ở các vị trí thuộc hai biên (sử dụng một tiền đạo cánh, hậu vệ cánh, tiền vệ phòng ngự và tiền vệ tấn công, như ví dụ bên dưới). Điều này đồng nghĩa rằng nếu Man City mất quyền kiểm soát bóng thì đối phương thực sự chỉ có thể tổ chức lên bóng tức thì dọc theo đường biên, nơi có không gian đã bị khiến cho rất chật hẹp, và đội chủ sân Etihad sẽ có 4 cầu thủ hiện diện ở những vị trí lý tưởng để thực hiện “pressing chống phản công”. 
 
Giải mã bí quyết chống phản công của Manchester City
 
Nhìn chung, Man City thường nhắm đến việc có nhiều hơn một cầu thủ phòng ngự so với (các) tiền đạo đối phương. Bên cạnh đó, các tiền vệ lùi sâu và các hậu vệ cánh của họ sẽ chọn vị trí sao cho không chỉ để cung cấp các phương án chuyền bóng, mà còn hiện diện gần các tiền vệ tấn công của đối phương – những kẻ sẽ đóng vai trò kích hoạt phản công nhanh. 
 
Bằng cách này, trong trường hợp mất quyền kiểm soát bóng, Man City sẽ có những cầu thủ hiện diện ở các khu vực phù hợp để ngay lập tức truy cản đối phương. 
 
Giải mã bí quyết chống phản công của Manchester City
 
Yiannis Tsala, một huấn luyện viên bóng đá điều hành nền tảng phân tích video iCoachingCloud dành cho các cầu thủ từ chuyên nghiệp cho đến cấp bậc thấp nhất, đã phân tích kỹ lưỡng vô số trận đấu của Man City và giải thích cách mà kiểu cấu trúc này đẩy đối phương vào những khu vực khiến họ khó có được một đợt tổ chức tấn công thuận lợi dù cho đã cướp được bóng. 
 
Giải mã bí quyết chống phản công của Manchester City
 
Anh phân tích, dựa theo hình ảnh trên: “Giả sử đối thủ đoạt được quyền kiểm soát bóng và cố lên bóng bằng ‘tuyến đường’ màu đỏ’, phòng ngự 2 cánh sẽ là việc dễ dàng nhất, do tình thế của đối thủ sau khi cướp được bóng, khoảng cách đến khung thành rất xa và rộng. Vì vậy Man City sẽ có thời gian để tái tổ chức hệ thống phòng ngự một cách chặt chẽ ở phía trong. Vì thế, rất khó để đối thủ có thể tạo ra được các mối liên kết với trung lộ khi lên bóng theo tuyến đường này.
 
Nếu đối thủ chọn tuyến đường màu xanh, ra ngoài rồi vào trong, thì Man City khả năng cao sẽ có những cầu thủ di chuyển lùi xuống và thực hiện truy cản ở trung lộ, đồng nghĩa với việc đối thủ sẽ buộc phải đưa bóng ra cánh hoặc chuyền về, cho phép Man City có thêm thời gian để tái tổ chức và củng cố hệ thống phòng ngự.
 
Nếu đối thủ muốn lên bóng bằng tuyến đường màu tím, tiếp theo quả bóng sẽ phải được đưa ra biên, bởi vì Man City kiểm soát các hành lang trong rất tốt và họ có 4 cầu thủ ở trung lộ của sân đấu.” 
 
Để kiểm soát các hành lang trong thật tốt, trong khâu phân tích các đối thủ của Man City, họ sẽ xác định cầu thủ đối phương nào sẽ đóng vai trò đầu tàu của các đợt phản công và anh ta là kiểu cầu thủ như thế nào. Ví dụ, anh ta có khuynh hướng sử dụng khả năng rê dắt bóng hay thích phối hợp với đồng đội. Sau đó, điều này sẽ quyết định việc tổ chức kìm kẹp của Man City. Ví dụ, kèm người thật chặt, nới lỏng, hay linh hoạt tùy cơ ứng biến.  
 
Những gì vừa được phân tích chỉ là một ví dụ từ một trận đấu và Man City đã thường xuyên thực hiện những sự thay đổi, tùy thuộc vào cách mà đối thủ của họ triển khai tấn công, nhưng mục đích chung luôn là tạo ra thế vượt trội về quân số so với (các) tiền đạo đối phương và yểm trợ cho các tiền vệ của họ. 
 
Ở mùa giải này, Man City thường để 3 cầu thủ phòng ngự trải dài ở phòng tuyến, cùng với một trong hai hậu vệ cánh hỗ trợ cho Rodri ở hàng tiền vệ, và điều đó đã mang đến cho họ nhiều phương án phối hợp (ngay cả khi hậu vệ cánh dâng cao) cũng như khả năng bao quát sân đấu tuyệt vời. 
 
Giải mã bí quyết chống phản công của Manchester City
 
Nhưng cách thiết lập đó có thể thay đổi tùy thuộc vào đối thủ mà họ đụng độ và trước Dortmund, họ đã làm rất tốt việc “giam” Erling Haaland bằng cách cô lập tiền đạo người Na Uy giữa 4 hoặc thậm chí là 5 cầu thủ trong một khối phòng ngự 2-2 hoặc 2-3, còn hậu vệ cánh tiếp tục đá dạt biên. 
 
Giải mã bí quyết chống phản công của Manchester City
 
Khả năng nhận thức phương án thích hợp trong việc chuyển đổi giữa khối phòng ngự 3-2 và 2-3 của Man City – tùy thuộc vào vị trí của các tiền đạo đối phương trên sân đấu – đã giúp họ ngăn chặn ngay cả những đội bóng phản công xuất sắc nhất châu Âu.  
 
PSG thường để Mbappe dâng cao, còn Neymar ở giữa ngôi sao người Pháp và hàng tiền vệ trong lượt trận đầu tiên của cuộc đối đầu Man City ở vòng bán kết Champions League (và trong cả hai lượt trận của cuộc đối đầu Bayern Munich), và đội bóng của Guardiola luôn đảm bảo việc hai ngôi sao này được phong tỏa thật tốt, trong ví dụ dưới đây, Man City đã sử dụng khối phòng ngự 2-3, trong đó Mbappe được “nhốt” vào “lồng” và Neymar được đặt trong tầm kiểm soát, nhưng trong tình huống này các hậu vệ cánh của The Citizens đã di chuyển bó vào trong. 
 
Giải mã bí quyết chống phản công của Manchester City
 
Trong ví dụ dưới đây, khi Man City để đối phương thoát được và có thể lên bóng trong một tình huống chuyển trạng thái, sau một pha tắc bóng không như ý của Bernardo Silva và Angel Di Maria nhận được bóng ở khu trung tuyến, họ đã chạy lùi về và có một đội hình rất co cụm, khóa chặt trung lộ của sân đấu. 
 
Giải mã bí quyết chống phản công của Manchester City
 
Giải mã bí quyết chống phản công của Manchester City
 
Hãy để ý cách mà Joao Cancelo và Kyle Walker bó vào bên trong, tuy mở ra các khoảng trống ở cánh nhưng đã triệt tiêu hoàn toàn mọi khoảng trống giữa họ và các trung vệ đồng đội. Đây là điều mà Man City cũng đã làm trong cả hai lượt trận của cuộc đối đầu Borussia Dortmund. 
 
Đội bóng của Đức đã làm rất tốt trong việc khai thác bất kỳ khoảng trống nào mà đội hình Man City để lộ ra, đôi khi thực hiện những đường chọc khe xuyên qua các khoảng trống nhỏ ngay khi chúng xuất hiện, giúp các tiền vệ của mình có bóng ngay trước hàng thủ The Citizens. 
 
Như được chỉ ra bởi Istvan Beregi, một chuyên gia phân tích thuộc liên đoàn bóng đá Hungary, bộ tứ hậu vệ của Man City đã trở nên cực kỳ co cụm để ngăn chặn các “tuyến đường” chuyền bóng giữa họ.
 
Giải mã bí quyết chống phản công của Manchester City
 
Giải mã bí quyết chống phản công của Manchester City
 
Giải mã bí quyết chống phản công của Manchester City
 
Giải mã bí quyết chống phản công của Manchester City
 
Các chuyên gia phân tích của Guardiola sẽ tìm những “tuyến đường” mà các đối thủ thích khai thác trong các giai đoạn chuyển trạng thái hay các tình huống bóng sống, và sau đó Man City sẽ thiết lập một cách thức để hạn chế những cơ hội này. Tuy nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng hiệu quả và Guardiola đã chia sẻ sau chiến thắng trước Aston Villa rằng ông biết Tyrone Mings “luôn luôn” thực hiện những đường chuyền lên cho Ollie Watkins tại hành lang, và đây chính là cách mà đội bóng của Dean Smith đã ghi bàn chỉ sau 30 giây. Nhưng nó đã giúp họ trở nên rất kiên cố và khó xuyên phá ở mùa giải này. 
 
Chắc chắn đã có những khoảnh khắc gây thót tim, nhưng cấu trúc của Man City đã đưa họ vào một vị thế đầy mạnh mẽ để có thể tránh được các vấn đề khi đương đầu với một đợt phản công. Họ cũng đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các hậu vệ của mình, những người tỏ ra hoàn toàn thoải mái khi xoay sở trước áp lực của đối phương nếu tuyến giữa bị xuyên thủng, và những nỗ lực của họ nhìn chung đã được củng cố bởi các phương pháp tiếp cận kiểu cũ – ví dụ “chạy như ăn cướp” – như Guardiola từng chia sẻ. 
 
Phân tích một cách chi tiết hơn nữa, cách định hướng cơ thể của các cầu thủ phòng ngự Man City có thể giúp ích trong những tình huống khó khăn. Josh Bednash, một huấn luyện viên đội trẻ tại Crystal Palace và đồng thời là một chuyên gia phân tích chiến thuật của The Coaches’ Voice, gần đây đã chia sẻ một ví dụ về cách Aymeric Laporte cản trở một đợt phản công của Leicester City. 
 
Cầu thủ người Pháp di chuyển rộng, đề phòng một đường chuyền hướng ra phía bên ngoài của mình, nhưng cũng lùi sâu và có định hướng cơ thể hướng mặt vào bên trong trung lộ để có thể kiểm soát phương án thực hiện một đường chuyền dọc trung lộ của đối phương. Sau đó anh sử dụng tốc độ của mình, lợi thế về vị trí, cũng như những yếu tố tinh tế hơn, để đoạt lấy bóng, dập tắt đợt phản công của đối phương. 
 
Giải mã bí quyết chống phản công của Manchester City
 
Giải mã bí quyết chống phản công của Manchester City
 
Giải mã bí quyết chống phản công của Manchester City
 
Có rất nhiều những chi tiết quan trọng khác dễ dàng bị người ngoài cuộc xem nhẹ vì được coi là một chuyện đương nhiên. Ví dụ, Man City sẽ đẩy cao đội hình bất cứ khi nào có cơ hội (chẳng hạn như một đường chuyền về của đối phương) để bóp nghẹt đối thủ. Và trong quá trình đó, họ đẩy các cầu thủ tấn công của đối phương ra xa khung thành đội chủ sân Etihad hơn. 
 
Chuyện này rất phổ biến trong bóng đá, nhưng cần phải được thực hiện một cách đồng bộ để mọi thứ trở nên gắn kết. Điều này cũng tạo ra sự mất cân bằng trong lối chơi của đối phương: Nó làm chậm nhịp di chuyển của các cầu thủ, và khiến cho các cầu thủ rất khó căn thời gian thực hiện các pha tăng tốc về phía trước khi mà họ đang phải lùi về. 
 
Và nếu các hậu vệ của Man City nhận thấy có thể đối phương sắp thực hiện một đường chuyền dài, họ sẽ nhanh chóng lùi xuống, qua đó họ đã di chuyển theo đúng hướng của quả bóng, và định hướng cơ thể của họ sẽ là theo phương ngang (giống như Laporte trong ví dụ trên) chứ không phải hướng thẳng mặt theo chiều dọc sân. Điều này giúp cho tình huống phòng ngự trở nên dễ dàng hơn. 
 
Dưới đây là một ví dụ từ trận đấu với PSG trên sân khách, khi ba trong số các hậu vệ của Man City nhận thấy Marquinhos đang có ý định thực hiện một đường chuyền dài.
 
Giải mã bí quyết chống phản công của Manchester City
 
Khẳng định một lần nữa, những chiến thuật kể trên chẳng hề mang tính cách mạng. Nhưng khi kết hợp chúng với cách Man City sử dụng quả bóng, nơi họ sử dụng nó và cách họ phản ứng nếu bị đối phương cướp mất nó, tất cả đã biến đoàn quân của Guardiola trở thành một tập thể cực kỳ khó xuyên phá và là một trong những nền tảng đã tạo nên sự thành công của họ ở mùa giải này cho đến nay. 
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Arne Slot & khả năng xoay chuyển càn khôn trước Real Madrid

Hàng công của Liverpool trong hiệp một không gặp vấn đề nghiêm trọng đến mức HLV Arne Slot phải thực hiện những thay đổi ngay lập tức trong giờ nghỉ giữa hiệp. Tuy nhiên, Arne Slot vẫn muốn thực hiện một số điều chỉnh nhỏ nhằm cải thiện độ hiệu quả trong mặt trận tấn công hơn nữa, bất chấp đội bóng của ông trong 45 phút đầu tiên cũng tạo ra rất nhiều cơ hội và chơi khá ổn.

X
top-arrow