Ở thời bóng đá hiện đại, các đội bóng khác nhau thường có những tư tưởng, lối chơi, hướng tiếp cận khác nhau. Tuy vậy, mùa bóng năm nay đang chứng kiến một hiện tượng lạ, đó là việc các đội bóng hàng đầu của NHA có cùng một lối tiếp cận chung: đội hình 5 tiền đạo.
Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc! Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. |
Ở thời bóng đá hiện đại, các đội bóng khác nhau thường có những tư tưởng, lối chơi, hướng tiếp cận khác nhau. Tuy vậy, mùa bóng năm nay đang chứng kiến một hiện tượng lạ, đó là việc các đội bóng hàng đầu của NHA có cùng một lối tiếp cận chung: đội hình 5 tiền đạo.
Đội hình trong bóng đá đã luôn, và sẽ luôn tối giản. Những bước chạy cá nhân, nhất là ở khâu tấn công, luôn thay đổi theo sự phát triển của bóng đá. Trong thời kỳ của những chiếc bẫy pressing, các đội hình sẽ rất khó bị giải mã nếu không có bóng.
Có lẽ điều đáng tò mò nhất về các đội hình đó là nó luôn được sử dụng để nói đến hình dạng của một đội bóng khi không có bóng. Chúng ta đều chấp nhận những điều như Liverpool sử dụng 4-3-3 mùa này, nhưng đồng thời, chúng ta cũng biết rằng Trent Alexander Arnold và Andy Robertson là những cầu thủ tấn công chủ chốt thường hay dâng cao, tạo thành một bộ 5 tấn công. Điều hiếm khi nắm bắt được đó là đội hình tấn công của Liverpool, dù vậy, số phút họ có bóng vẫn nhiều hơn số phút mất bóng.
Có lẽ, hạn chế này đã chỉ ra việc một xu hướng đang bị ngó lơ trong những năm gần đây, đó là những đội bóng hàng đầu thường thi đấu với hệ thống 5 tiền đạo, gợi nhớ lại thời hoàng kim của "kim tự tháp ngược" 2-3-5, từng một thời thống trị ở những năm đầu thế kỷ 20.
Có rất nhiều lý do dẫn đến điều này.
Các HLV hàng đầu dần hiểu bóng đá hơn, họ tạo ra những hệ thống chiến thuật dựa trên việc phân chia sân bóng ra thành 5 đường kẻ dọc. Những đường kẻ này bao gồm: trung tuyến, hai bến cánh, cùng hai đường kẻ giữa khu vực trung lộ và hai bên cánh.
Những khu vực cuối thường được gọi là "nửa sân" (half-space-ND), một từ được dịch ra từ tiếng Đức bắt nguồn từ nguyên do rằng đó là "khu vực" (space-ND) nơi hàng "phòng thủ" (half-back-ND) thi đấu. Từ "cầu nối" (Channel-ND), vốn được sử dụng để mô tả khu vực giữa trung vệ và hậu vệ cánh, có phần không đúng, nhưng vẫn có phần nào đúng khi dịch ra tiếng Anh.
Nếu nhìn vào sân tập khi Pep Guardioa dẫn dắt Bayern Munich, ta có thể thấy chúng được chia thành 5 vạch. "Điều quan trọng nhất trong các trận đấu đó là những điều diễn ra giữa 4 đường kẻ này," Guardiola nói với đội hình Bayern trong tuần đầu tiên của mình ở Đức. "Ngoài ra, chẳng có gì quan trọng hết."
Ở đây, cũng có những đường kẻ phức tạp theo chiều ngang, những đường kẻ chia hai bên cánh thành 6 khu vực bằng nhau. Tuy vậy, ở thời điểm hiện tại, 5 đường kẻ dọc quan trọng hơn.
Có những đội bóng rất tuyệt vời trong những năm gần đây của Premier League, hai trong số đó đã giành được danh hiệu này, thậm chí có thể sẽ có một tập thể thứ 3 giành được nó trong năm nay, đó là những tập thể như Chelsea của Antonio Conte, Manchester City của Guardiola và Liverpool của Jurgen Klopp, những đội bóng đều có được kỷ lục hơn 90 điểm, thậm chí nâng tầm chiến thuật của Premier League.
Các đội bóng này đều có một điểm chung, đó là thường sử dụng đội hình 5 tiền đạo.
Tuy vậy, 5 tiền đạo của họ hoạt động theo những cách rất khác nhau.
Conte nổi tiếng với việc chuyển qua đội hình phòng thủ 3 người ở mùa 2016-2017, một hệ thống thường được cho là 3-4-3 hóa ra lại là một hệ thống gần với 3-2-5 ở khâu tấn công, hoặc 2-3-5 khi David Luiz hay Cesar Azpilicueta dâng cao lên hàng tiền vệ. Marcos Alonso và Victor Moses được chỉ đạo dâng cao nhằm giữ vững độ rộng cũng như thi đấu hiệu quả ở tuyến cuối cùng của hàng phòng ngự đối phương. Chelsea thường ghi bàn bằng việc thay đổi lối chơi dọc theo chiều sân nhằm đẩy một cầu thủ lên cận thành sau khi hàng hậu vệ của đối phương đã bị hút vào.
Hãy lấy bàn thắng mở tỷ số của Alonso ở trận thắng 3-1 trước Arsenal vào tháng 2 năm 2017 làm ví dụ. Bộ tứ vệ bị thu hút bởi 5 cầu thủ tấn công của Chelsea, nhờ đó Azpilicueta trở nên thoải mái ở khu vực cận thành. Rút cục, Alonso ập vào vị trí cận thành, qua mặt Hector Bellerin, người vừa tranh chấp với Diego Costa trong pha đánh đầu. Arsenal khi đó không thể trở tay kịp với cầu thủ tấn công thứ 5 của Chelsea.
Điều thú vị ở đây đó là hình dạng đội hình tấn công trong sơ đồ 3-4-3 của Conte không khác lắm với đội hình 4-3-3 ông đưa ra ở đầu mùa giải. Một nửa trong số 12 trận đầu tiên của mùa giải, Conte đưa hậu vệ phải Branislav Ivanovic cùng hậu vệ trái Azpilicueta dâng cao để ứng dụng đội hình 3 tiền đạo, trong khi đó, hàng tiền vệ 3 người được chỉ đạo phải chặt chẽ nhằm che chắn hai bên sân. N'Golo Kante khi đó thường luân chuyển giữa hàng tiền vệ và hàng hậu vệ. Vì vậy, trước khi áp dụng các thay đổi, Chelsea sử dụng đội hình hai đội hình, đó là 2-3-5 và 3-2-5.
Hình ảnh bên dưới đến từ trận đấu đầu tiên của Chelsea dưới thời Conte, trước cả khi Conte thay đổi hệ thống. Có thể thấy rõ sự hiệu quả đội hình 5 tiền đạo ở đây.
Sự khác biệt ở đây đó là Chelsea phòng thủ với một hình dạng khác, thêm vào đó, việc hoán đổi sang đội hình phòng ngự của họ mượt mà hơn sau khi thay đổi đội hình với nhiều cầu thủ cơ động hơn hoạt động ở cánh, nhwuxng người có thể quay trở lại vị trí một cách nhanh chóng.
Man City bất khả chiến bại của Pep Guardiola cũng sử dụng đội hình 5 tiền đạo, nhưng theo một cách rất khác.
Trong khi Conte sử dụng 3 tiền đạo ngoặt bóng vào trong cùng 2 hậu vệ cánh dâng cao để trở thành cặp cánh, Guardiola chỉ đạo Leroy Sane và Raheem Sterling áp sát đường biên, kéo giãn đội hình phòng thủ của đối phương để tạo ra khoảng trống cho Kevin De Bruyne và David Silva tận dụng hai bên của Sergio Aguero. Đây chính là đội hình 5 tiền đạo của ông.
Để lấp đầy vị trí trống ở hàng tiền vệ, các hậu vệ cánh thường bó vào trong để tạo thành đội hình 2-3-5, dù đôi khi có thể chuyển đổi thành 3-2-5.
Dưới đây là pha dàn xếp dẫn đến bàn mở tỷ số trong trận gặp Manchester United trên sân nhà mùa trước, ở đây ta có thể thấy rõ cách bộ ngũ tấu Sterling, Silva, Aguero, Mahrez và Bernardo hoạt động.
Khi Benjamin Mendy được sử dụng như một hậu vệ trái, anh dường như không thi đấu với Sane ở trước mặt, điều đó thường đồng nghĩa với việc họ sẽ cùng trên cùng một đường dọc. Pep Guardiola gần đây thường sử dụng Mendy phía sau lưng một người có thể ngoặt bóng vào trong. Ví dụ, trong trận thắng 6-1 trước Aston Villa, Gabriel Jesus được đẩy sang cánh trái, nhưng hoạt động như một tiền đạo thứ 2 ở cầu nối bên trái, giúp Mendy giữ vững cánh.
Ở cánh bên kia, các pha phối hợp giữa De Bruyne và Riyad Mahrez hay Bernardo đã trở thành mấu chốt trong lối chơi của Man City. Dù Mahrez và Bernardo là những cầu thủ thuận chân trái, vì vậy thường ngoặt bóng vào trong, họ vẫn thường được chỉ đạo giữ vững vị trí cánh, nhằm đảm bảo đối thủ bị kéo giãn, giúp De Bruyne có thể hoạt động ở cấu nối bên phía cánh phải.
Cũng cần phải nhớ rằng Guardiola bị thu hút bởi khái niệm này tới mức ông đôi khi sử dụng 2-3-5 trong một vài trận thời còn ở Bayern, đưa 5 tiền đạo vào lối chơi của mình vì ông tự tin rằng họ có thể áp đảo trong khâu kiểm soát tới mức họ có thể coi đội hình tấn công của mình là đội hình chủ đạo. Các pha luân chuyển phòng ngự đòi hỏi rất nhiều từ các cầu thủ cánh, nhưng Bayern sử dụng hệ thống này với một sự nhuần nhuyễn và áp đảo rất cao.
Phía sau những câu chuyện thành công này, ta cũng thấy được việc 2 HLV mới được bổ nhiệm gần đây đều áp dụng đội hình 5 tiền đạo dựa trên nền tảng 4-2-3-1.
Trận ra mắt Tottenham Hotspurs của Mourinho chứng kiến việc ông đẩy hậu vệ phải Serge Aurier dâng cao, trong khi hậu vệ trái Ben Davies bó vào trong. Về mặt lý thuyết, họ đều là hậu vệ, nhưng trên sân, một người trở thành hậu vệ cánh phải, còn người kia trở thành trung vệ trái.
Thêm vào đó, hậu vệ trái của Mourinho vẫn giữ nguyên vị trí cánh, còn hậu vệ phải dồn vào trong nhằm đảm bảo việc 5 đường kẻ dọc đều có cầu thủ.
Mourinho tuy vậy không hoàn toàn gắn chặt với lối tiếp cận này. Việc Davies gặp chấn thương mắt cá trong trận gặp West Ham cũng như việc họ để thua 2-0 trước Chelsea của Frank Lampard có vẻ như đã khiến ông đổi ý. Nhưng cũng rất thú vị khi thấy ông học được nhiều điều từ Conte, Guardiola và Klopp.
Không có gì ngạc nhiên lắm khi Arteta mượn một vài ý trong chiến thuật của Guardiola sau khi rời Manchester City để trở thành HLV trưởng của Arsenal.
Lối tiếp cận của anh cũng khá giống, thuần về mặt sắp xếp vị trí, với lối tiếp cận sơ khởi của Mourinho cho Spurs. Các hậu vệ dâng cao của Arteta thường hoạt động bên phía cánh trái, thường là Sead Kolasniac hay Bukayo Saka, trong khi đó, hậu vệ phải của anh là Ainsley Maitland-Niles thường thu hẹp tầm hoạt động của mình để trở thành tiền vệ trung tâm phải chứ không phải vị trí trung vệ phải, nhờ đó giữ vững sơ đồ 3-2-5.
Việc hậu vệ trái dâng cao đã giúp Pierre-Emerick Aubameyang hoạt động ở vị trí cầu nối cánh trái, trong khi đó, việc các hậu vệ phải giữ vững vị trí đồng nghĩa với việc Nicolas Pepe hoặc Reisss Nelson sẽ hoạt động rộng, trong khi đó, Mesut Ozil sẽ lấp đầy vị trí cầu nối phía bên phải.
Có lẽ điều đáng lưu ý nhất trong lối tiếp cận của Arteta đó là sự dễ đoán của nó. Điều đó cho thấy, đây chính là xu hướng chung của các đội bóng hàng đầu.
Với những sự tương đồng trong lối chơi của các đội bóng hàng đầu, có lẽ chúng ta đang sai lầm trong việc bàn luận về các đội hình. Có lẽ chúng ta nên tiếp cận điều này dựa trên cấu trúc của khâu kiểm soát bóng. Trong khi đó, khác biệt chỉ đến từ những pha luân chuyển phòng thủ.
Ở thời bóng đá hiện đại, thật thú vị khi được chứng kiến việc đội hình 2-3-5, chứ không phải 4-2-3-1 hay 4-3-3, mới là đội hình chủ đạo. Một điều đã từng xảy ra với bóng đá cách đây 100 năm.
Dịch từ bài viết: "Michael Cox: The Premier League’s top sides have been playing with a front five for three years – you just didn’t notice…" của tác giải Michael Cox đăng trên trang The Athletic.