Bóng đen khủng bố đang đe dọa tới Euro 2016 |
- Này anh kia, đi đâu đó?
“Tên này trả lời quái đản quá”. Salim nghĩ và ngước nhìn gã. Khuôn mặt đậm chất Trung Đông, cộng thêm chiếc áo khoác thùng thình. Một bài học về an ninh mới đây mách bảo anh nên tránh xa tên này ra. Năm lần bảy lượt hắn năn nỉ anh cho vào nhưng anh nhất quyết từ chối. Bất lực, hắn đành phải bỏ đi, tới đầu đường hắn nhấc điện thoại lên và gọi. Chiếc xe ban nãy lầm lũi rước hắn đi.
Bầu không khí lo lắng và hãi hùng bao trùm Stade de France |
“Phải làm gì đây với 80 ngàn người ở nơi này? Nên chăng cho dừng trận đấu lại và thông báo tình trạng đến mọi người. Nhưng lỡ hỗn loạn xảy ra và kẻ khủng bố còn ngoài đó. Tất cả sẽ là thảm họa”. Ông đắn đo cho mạng sống của con dân mình. Bỗng trong ông có một tia sáng rực lên. “Quan trọng là giữ đám đông bình tĩnh để xem xét tình hình, còn gì tốt hơn khi mọi người đang chăm chú vào một trận cầu hấp dẫn”. Bóng đá là liều thuốc giúp ổn định tinh thần của đám đông, không có gì có thể khiến một người có thể rời mắt khỏi đường bóng đang thêu dệt trên thảm cỏ xanh. Nghĩ vậy, ngài tổng thống liền đem lời chỉ thị đến cho mọi người. Nhanh chóng tất cả mọi phương tiện truyền thông bị vô hiệu hóa đối với khán giả trong sân. Ông nhìn bên ngoài và tạm thời quên khi thực tại đau thương. Tất cả vẫn đang hòa vang vào không khí bóng đá cuồng nhiệt.
45 phút đầu tiên kết thúc, diễn biến trận đấu mang đậm tính giao hữu. Huấn luyện viên Deschamps hài lòng với màn trình diễn của các học trò. Ông sớm tiến vào đường hầm vì trước đó đã nhận được thông báo, một người đứng đợi sẵn trên đường đi và dẫn cựu đội trưởng đội tuyển Pháp đến một căn phòng. Ông bước vào và thấy người đồng nhiệm bên kia chiến tuyến, Joachim Low đã ở đó tự bao giờ, cả hai đưa mắt nhìn nhau mà không biết chuyện gì xảy ra. Rồi hai cặp mắt nhanh chóng sững sờ trước thông tin vừa tiết lộ, vẻ đăm chiêu hiện rõ khi được hỏi về việc yêu cầu không cho những cầu thủ biết chuyện đang diễn ra.
Các cầu thủ Pháp sẽ vượt qua nỗi sợ hãi để chiến đấu vì Tổ quốc |
45 phút tiếp theo diễn ra yên bình đến kỳ lạ. Trong khi bên ngoài đang là một sự hỗn loạn thực sự, hàng triệu người trên toàn thế giới đang hướng mắt về Paris với sự ngóng trông và chờ đợi. Trong khi người dân nước Pháp đang khóc cho những mất mát từ thủ đô và những người dân ở thành phố hoa lệ run sợ trước những cảnh máu đổ, thì hơn 8 vạn người trong sân vận động Stade de France quả là những người hạnh phúc nhất. Họ như được che chở bởi sân vận động, như những đứa con trong vòng tay mẹ vậy. Stade de France ôm ấp bảo vệ những con chiên của túc cầu giáo khỏi những thảm họa bên ngoài. Và quả thực là không có boong ke nào ở Paris giờ an toàn bằng sân bóng này. 45 phút trôi qua và thêm hơn 120 người nữa gục xuống, kèm theo đó là hàng trăm người bị thương. Nhưng 8 vạn cổ động viên nơi đây vẫn an toàn trong không khí mà bóng đá mang lại. Người ta còn vui như hội khi Gignac ghi bàn kia mà? Nỗi sợ chỉ thực sự hiện hữu khi trọng tài thổi còi kết thúc trận đấu, tất cả bàng hoàng với những thông tin trên loa phóng thanh ào ạt tuôn ra. Dòng người kéo nhau xuống sân, họ ôm nhau cầu nguyện, gọi điện cho người thân, nhưng thật biết ơn vì sự bình yên mà bóng đá đã mang lại.
Ngày hôm sau, bọn khủng bố từ Trung Đông nhanh chóng xác nhận về vụ tấn công Paris. Bọn chúng còn mạnh miệng tuyên bố thách thức về sự an toàn của Euro 2016. Chúng rêu rao về “cái thứ xấu xa mà phương Tây mang lại cho cộng đồng Hồi giáo”. Bóng đá đối với đạo Hồi có thật như vậy không? Hẳn không ai tin. Nhà báo Lê Thành Trung trong cuốn sách Bóng đá và những khóc khuất của mình đã dành hẳn một chương về “môn thể thao vua” ở vùng Hồi giáo này. Ở đó người dân cũng đam mê như trên toàn thế giới thôi, họ bất chấp tất cả để đến sân thi đấu. Người cầm quyền thậm chí còn đề cao bộ môn này đến mức cực đoan thành một vũ khí trong những cuộc chiến về chính trị. Con người, ai cũng có một tình cảm đặc biệt cho môn thể thao vua. Osama Bin Laden còn là một cổ động viên cuồng nhiệt của Arsenal. Vâng, tên lãnh đạo khét tiếng của Al Qaeda này đã từng một thời tranh thủ thời gian rảnh rỗi của mình để đến sân Highbury trong giai đoạn hắn trú ngụ tại London vào năm 1994. Có lẽ lời nói của những tên cuồng tín chỉ mang tính chất đe dọa, giống như huyền thoại bóng đá Iraq Hussein Saed Mohammed đã nói: “Đó chỉ là mục tiêu về chính trị và gieo rắc nỗi sợ hãi”.
Dù thế nào đi nữa, khúc ca La Marseillaise sẽ vẫn vang lên trên các khán đài Euro 2016 |
Nửa năm đã trôi qua, bọn khủng bố đã thêm một lần khẳng định lời nói của mình tại Brussels, Bỉ. Và Pháp cũng sớm có câu trả lời khi phó thị trưởng Paris, Jean-François Martins, đã mạnh mẽ tuyên bố “thành phố đã chuẩn bị và sẵn sàng”. Hàng ngàn cảnh sát, 10.000 binh lính sẽ được điều động cho chiến dịch này. Đó là chưa kể những tổ chức bảo vệ tư nhân với con số 900 bảo vệ được thuê cho một trận đấu. “Nước Pháp chưa bao giờ được bảo vệ đến thế” như lời nhà báo Olivier Renaudie. Ban tổ chức Euro 2016 cũng đã có câu trả lời của riêng mình khi sẵn sàng chi thêm 15% chi phí tổ chức dành cho vấn đề an ninh.
Nhưng quan trọng nhất là ở người hâm mộ. Liệu họ có bỏ rơi bóng đá khi bị bao trùm bởi bóng đen khủng bố? Theo báo cáo mới nhất của UEFA thì ước tính số lượng đến xem trực tiếp các trận đấu trên đất Pháp sẽ lên đến 2.5 triệu người, gấp hai lần con số ở Euro 2012. Một con số thể hiện quá nhiều điều. Đó có thể là tinh thần bất diệt của bóng đá, một thứ tinh thần không thể bị đe dọa. Đó là một tình yêu cuồng si đối với trái bóng tròn, dù cho đứng trước nỗi sợ hãi. Đừng ngạc nhiên khi tháng 6 tới, bạn sẽ nghe lại giai điệu “La Marseillaise”, không chỉ khi đội bóng áo lam ra sân, cũng không phải dưới đường hầm của Stade de France. Mà nó tỏa khắp trên khán đài, để những người yêu quả bóng tròn khẳng định với bọn khát máu: Đừng hòng dập tắt ngọn lửa mà bóng đá đã thổi bùng.
Hình ảnh đó cũng giống như câu chuyện cảm động về người đàn ông đã dạy cho cậu con trai về cách vượt qua nỗi sợ hãi sau cái ngày 15/11 kinh hoàng: “Họ có súng còn chúng ta có hoa. Những bông hoa có thể chiến đấu chống lại họng súng.”
Nguồn tham khảo: The Guardian