- “Công Phượng cổ súy cho việc uống bia rượu”
- Công Phượng 'cứng đơ' bên cạnh người đẹp trong clip quảng cáo
- Muốn HAGL thua nhiều để kiểm nghiệm bản lĩnh
Công Phượng đã sai khi sử dụng hình ảnh của U.19 Việt Nam để tham gia quảng cáo bia. Nhưng xét cho cùng cầu thủ xứ Nghệ cũng chỉ là nạn nhân tội nghiệp trong vụ việc này bởi lẽ lỗi lớn nhất thuộc về đội bóng chủ quản, HAGL.
Trong vài ngày qua, Công Phượng đang phải gánh chịu rất nhiều gạch đá từ dư luận sau khi tham gia một clip quảng cáo cho hãng bia Sài Gòn. Theo đó cầu thủ xứ Nghệ bị tố vì đã vi phạm bản quyền hình ảnh của U.19 Việt Nam. Chưa hết, sự việc còn leo thang khi nhiều ý kiến cho rằng tiền đạo sinh năm 1995 đang cổ súy cho việc uống rượu bia ở giới trẻ. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng lời nhận xét này là hơi quá bởi xét cho cùng Phượng cũng chỉ là nạn nhân tội nghiệp.
Thứ nhất, Phượng sẽ không thể nào tự ý một mình đi tham gia quảng cáo nếu không có sự đồng ý của đội bóng chủ quản HAGL. Nói một cách ngắn ngọn, đội chủ sân Pleiku là đại diện làm việc trực tiếp với tất cả những đối tác muốn quảng cáo với cầu thủ của mình, và vụ việc quảng cáo bia vừa rồi cũng không phải là ngoại lệ. Và với việc không xem xét tình hình kỹ càng và cách quản lý thiếu chuyên nghiệp, HAGL đã góp phần khiến Công Phượng “dính phốt” trong vụ việc lần này.
Công Phượng là nạn nhân tội nghiệp. |
Thứ hai, nhiều ý kiến cho rằng, ngoài việc vi phạm bản quyền hình ảnh của đội tuyển quốc gia thì Phượng còn đang góp phần cổ súy cho việc uống rượu bia ở giới trẻ. Đây rõ ràng là một lời nhận xét hơi quá đáng. Cần phải khẳng định rằng trong clip, người xem có thể nhìn thấy rõ Phượng xuất hiện với một ly nước cam vắt bên cạnh chứ không hề đụng đến 1 chai bia nào. Nếu liên kết hai dữ liệu quan trọng này thì chúng ta có thể khẳng định rằng tiền đạo xứ Nghệ chỉ là nạn nhân và ở cái đội tuổi 20, em vẫn không thể nào lường trước được những hậu quả.
Thứ 3, trong bóng đá, ngoài việc thu nhập bằng những đồng lương từ CLB thì các cầu thủ còn có một nguồn thu lớn đến từ quảng báo và bản quyền hình ảnh. Đây là một điều hoàn toàn bình thường bởi chẳng ai ra cái luật cấm điều này. Vấn đề ở đây là việc “kiếm tiền” như thế nào cho đúng, cho không phạm luật thì là một câu chuyện dài. Từ sau cơn sốt mang tên U.19, những cầu thủ như Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường… đang nhận được sự yêu mến rất nhiều từ NHM BĐVN. Và rõ ràng những cầu thủ này đang trở thành mục tiêu hàng đầu cho những nhà đầu tư muốn quảng cáo, đánh bóng thương hiệu. Và việc Công Phượng sớm nhận được hợp đồng quảng cáo ở độ tuổi 20 là một điều hoàn toàn không mấy bất ngờ.
Ở châu Âu, các đội bóng có chính sách quản lý rất chuyên nghiệp những cầu thủ trẻ. Đơn cử là việc mới đây đội bóng nổi tiếng Real Madrid đã quảng cáo rầm rộ tài năng trẻ mới chỉ 16 tuổi Martin Odegaard. Mặc dù chi một mức lương khủng lên tới 80.000 bảng/tuần cho tân binh này nhưng đội bóng Hoàng gia TBN đã thu về bộn tiền trong những bản hợp đồng quảng cáo và thương hiệu hình ảnh của cầu thủ trẻ người Na Uy. Một ví dụ để thấy rõ cách quản lý của BĐVN đang xuất hiện rất nhiều mặt bạn chế.
BĐVN đã trải qua hơn một thập kỷ chuyên nghiệp nhưng khái niệm về người quản lý, hay người đại diện thực sự vẫn chưa phổ biến. Đã có rất nhiều ngôi sao bóng đá Việt Nam từ trước đến nay tham gia quảng cáo như Huỳnh Đức, Văn Quyến, Công Vinh… nhưng chưa nhiều người có ê-kip quản lý chuyên nghiệp như cách các ngôi sao trong làng giải trí đang làm và nhiều người đã thành công. Và để rút kinh nghiệm từ vụ việc Công Phượng quảng cáo bia lần này, HAGL cần phải có chính sách quản lý chuyên nghiệp.
Xem them tin tuc bong da Viet Nam
Hữu Trưởng