Thứ Sáu, 15/11/2024 Mới nhất
Zalo

V-League đã qua thời đấu tiền?

Thứ Tư 17/10/2012 14:13(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

B.Bình Dương công bố ngân sách năm tới cho đội bóng là 40 tỷ đồng. Ông Bùi Xuân Hòa, TGĐ Công ty CP Thể thao SHB.ĐN cho biết đội bóng sông Hàn cũng chỉ có cỡ 40 tỷ trong năm 2013. Thiếu gia Sài thành SG.XT cũng thắt chặt chi tiêu, con số bầu Thụy thông báo là 30 tỷ, ngân sách cho đội bóng mùa bóng này chỉ bằng khoảng 52-53% so với mùa bóng trước.….

Nếm đòn

Mới đây, Bộ Tài chính công bố, 9 tháng của năm nay, các doanh nghiệp nợ thuế khoảng 20.000 tỉ đồng. Tại buổi gặp mặt đoàn đại biểu doanh nhân, một con số báo cáo màu xám được đưa ra, đã có 40.000 doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động. Con số này chắc chắn sẽ lớn hơn khi kết thúc năm 2012, căn cứ vào thực tế chưa thấy có những liều thuốc cấp cứu hữu hiệu. Hậu quả của hàng loạt doanh nghiệp sập tiệm không chỉ là chuyện nợ nần thuế má, mà thêm hàng ngàn người lao động mất việc.

Bóng đá chắc chắn không tránh khỏi những dòng xoáy đó. Cũng dễ hiểu, bởi mấy năm gần đây tốc độ dùng tiền đấu tiền phải nói là “điên cuồng”. Những đội bóng nhà nghèo cũng phải lao theo cuộc đua vô bổ đó. Đến cuối mùa bóng 2012, cuộc chạy đua đã bộc lộ sự kiệt sức trên diện rộng. Cũng như doanh nghiệp, đã có tình trạng phá sản, ví dụ CLB.TPHCM. Tương lai của N.SG cũng đang bất định. Hàng loạt đội mệt mỏi, ngay cả đội bóng V.Ninh Bình của bầu Trường cũng nợ lương cầu thủ…

Đội bóng
Đội bóng "đại gia" cỡ như B.BD (áo đỏ) cũng đã phải thắt chặt hầu bao

Trong bối cảnh đó, dù mỗi ông bầu, mỗi doanh nghiệp có năng lực kinh tế và tính cách khác nhau, cũng đã nhận thức không thể trả giá quá đắt cho bóng đá với những giá trị ảo nữa. Dùng bóng đá để làm kênh đầu cơ phi bóng đá cũng đã không còn hiệu quả như trước. Bất động sản đóng băng do khủng hoảng kinh tế. Tâm lý lãnh đạo các địa phương cũng rất e ngại tiếp nhận đội bóng, bởi sự phiền muộn, rắc rối mà môn thể thao vua mang lại nhiều hơn niềm vui. Bằng chứng, việc bầu Hiển rao bán đội chuyên nghiệp mới lên hạng hết sức vất vả. Đội hạng Nhất SHB.ĐN cũng được bật đèn xanh chuyển giao với giá hữu nghị “như cho không”, nhưng cũng chẳng địa phương nào dám gật. Tóm lại, đa số các CLB ở ta đang nếm đòn sau cuôc chạy đua dùng tiền đấu tiền là có thực.

Vẫn loạn nếu vẫn có vài “gã ngông”

Trong một cuộc chơi, nhất là bóng đá, chỉ cần vài ông bầu không cùng chí hướng, chắc chắn ảnh hưởng đến cục diện mùa giải. Ví như, SG.XT bảo rằng họ chắt bóp kinh phí, nhưng việc mới đây “cò” Đại tiết lộ đã từng ra giá 13 tỷ đồng để lấy Tấn Tài. Kể cả giờ đây, nếu được ông bầu chấp nhận, ông Đại vẫn có thể chi ra 10 tỷ để săn Tấn Tài. Như thế, liệu còn nhiều ông bầu khác vẫn âm thầm bung tiền để phá giá cầu thủ, làm rối loạn thị trường chuyển nhượng cũng như sự ổn định về mặt tổ chức của các đội bóng.

Cuộc chạy đua tiền thưởng chẳng những tác động xấu đến quá trình diễn ra giải, mà còn ngốn một khoản kinh phí rất lớn của các ông bầu. Một mùa giải 26 trận, chưa kể các mặt trận khác, thói quen dùng tiền để kích hoạt tinh thần cầu thủ, thành tích các đội bóng dễ gì được rũ bỏ ở các ông chủ hiện nay. Không chỉ từ Đại hội thường niên VFF vừa diễn ra, mới bộc lộ sự thiếu đồng thuận giữa các ông bầu, bộ phận ảnh hưởng cực lớn đến sự phát triển bóng đá chuyên nghiệp ở ta. Sự phân nhóm, thậm chí công kích nhau giữa các ông bầu, cũng là tấm gương phản ánh viễn cảnh sẽ vô cùng khó có việc các đội bóng cùng nhận thức nghiêm túc đến lúc phải đá bóng bằng chuyên môn và thực lực, thay vì dùng tiền làm động lực như lâu nay.

Một giải đấu hấp dẫn, trước hết các đội bóng không có sự phân hóa quá lớn về thực lực cũng như tiềm lực tài chính. Nếu còn một số đội dùng tiềm lực tài chính chỉ phục vụ mục đích mua cầu thủ chất lượng, thưởng thật lớn để kích cầu thành tích, thì sẽ còn cuộc chạy đua đấu tiền trên diện rộng.

Bằng chứng, cho đến thời điểm này, có lẽ rất ít đội bóng (như ĐT.LA chẳng hạn) dám coi việc xuống hạng, làm lại từ đầu, không đầu tư tiền vô bổ là quá hiếm. Đa số đều sẵn sàng đổ nhiều tiền để trụ hạng bằng mọi giá, tương tự là chức vô địch.

Vậy nên, dù kinh tế đang khó khăn nhưng để nói mùa giải 2013 đã qua thời các CLB dùng tiền đấu tiền, dễ mang tiếng chủ nghĩa lạc quan. Bóng đá chuyên nghiệp ta có sự kỳ lạ như thế đấy!

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Lịch thi đấu bóng đá ngày 15/11: Bồ Đào Nha - Ba Lan, Đan Mạch - Tây Ban Nha

Lịch thi đấu bóng đá ngày 15/11: Bồ Đào Nha - Ba Lan, Đan Mạch - Tây Ban Nha

Lịch thi đấu bóng đá ngày 15/11: Bồ Đào Nha - Ba Lan, Đan Mạch - Tây Ban Nha

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 15/11/2024. Lịch thi đấu UEFA Nations League Bồ Đào Nha - Ba Lan, Đan Mạch - Tây Ban Nha; lịch thi đấu V-League; lịch trực tiếp bóng đá.

Xem thêm
top-arrow
X