Lịch để bàn 2025 - ấn phẩm ĐẶC BIỆT dành riêng cho fan bóng đá. Mang cả thế giới bóng đá đến với bàn làm việc của bạn! Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7 |
Than Quảng Ninh hết tiền vì thiếu nhà tài trợ chính
Căng thẳng giữa các cầu thủ Than Quảng Ninh với lãnh đạo đội bóng đã lên tới đỉnh sau khi một loạt cầu thủ đều viết 'tâm thư' xin được thanh toán lương vào hôm qua (9/4).
Nếu ban lãnh đạo đội mà đứng đầu là Chủ tịch Phạm Thanh Hùng tiếp tục 'phớt lờ' yêu cầu của các cầu thủ thì họ sẽ từ chối ra sân thi đấu trong trận gặp CLB Hà Nội tại vòng 9 V-League.
Và đến sáng nay (10/4), tình hình vẫn chưa được giải quyết. Theo tìm hiểu, Chủ tịch Phạm Thanh Hùng đã sẵn sàng 'buông tay' do không có tiền để nuôi đội. Trong khi phía đại diện tỉnh Quảng Ninh cũng cho biết không thể dùng ngân sách của tỉnh để chi cho bóng đá.
CLB Than Quảng Ninh đang lâm vào khủng hoảng sau khi rời 'bầu sữa' nhà tài trợ chính. |
Rõ ràng, nếu các bên vẫn không tìm được tiếng nói chung, bi kịch Than Quảng Ninh giải thể hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy đâu là nguyên nhân khiến đội bóng đất Mỏ 'hết tiền' ở thời điểm này?
Đi sâu tìm hiểu vấn đề, điều làm chúng tôi bất ngờ là từ mùa giải 2020 tới nay, đội bóng đất Mỏ đang không còn một nhà tài trợ 'tầm cỡ' đứng sau có thể lo cho đội.
Theo Chủ tịch Phạm Thanh Hùng chia sẻ, từ cuối năm 2019 đến nay, chỉ có Công ty Cổ phần Khai thác khoáng sản vàng Hà Giang (đơn vị quản lý đội bóng) gánh mọi khoản chi phí, mà không có một nhà tài trợ nào giúp sức.
Ở 5 mùa giải trước đó, Than Quảng Ninh vẫn 'sống khỏe' nhờ ký hợp đồng tài trợ quảng cáo có thời hạn 5 năm, trị giá 165 tỉ đồng với nhà tài trợ 'ruột' là Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV).
Cụ thể, số tiền được đơn vị này giải ngân qua từng mùa lần lượt là: năm 2015 - 35 tỉ đồng; 2016 - 35 tỉ đồng; 2017 - 35 tỉ đồng; 2018 - 30 tỉ đồng và 2019 - 30 tỉ đồng. Tuy nhiên sau khi hợp đồng hết hạn, do tình hình khó khăn chung của kinh tế hiện nay, hai bên đã không thể tiếp tục ngồi lại với nhau để ký kết văn bản mới.
Thành thử ra chỉ còn một mình Chủ tịch Phạm Thanh Hùng - đứng đầu Công ty Cổ phần Khai thác khoáng sản vàng Hà Giang cáng đáng đội, bên cạnh các khoản tài trợ nhỏ của các doanh nghiệp trong địa bàn tỉnh.
Việc thiếu một nhà tài trợ lớn như Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam cũng được xem là nguyên nhân khiến đội bóng đất Mỏ nợ lương các cầu thủ, thành viên đội trong suốt nhiều tháng qua.
Về phần mình, Chủ tịch Phạm Thanh Hùng cũng cho biết sẵn sàng 'cho giải tán đội' để gây sức ép với ban lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh. Theo vị này, khi một số doanh nghiệp trên địa bàn rút lui, một mình ông không thể lo được toàn bộ tài chính của đội, mà cần sự hỗ trợ từ tỉnh Quảng Ninh.
Quả bóng trách nhiệm thuộc về ai ?
Phía chủ tịch Phạm Thanh Hùng cũng có lý do để thanh minh chuyện nợ lương cầu thủ do ông và Công ty Cổ phần Khai thác khoáng sản vàng Hà Giang chỉ đóng vai trò là đơn vị quản lý đội bóng, không phải là nhà tài trợ chính cho CLB.
Và vị này đã đẩy 'quả bóng trách nhiệm' sang cho phía lãnh đạo tỉnh. Tuy nhiên phía tỉnh Quảng Ninh cũng đã đưa ra tuyên bố cứng rắn xoay quanh chuyện này. Một vị lãnh đạo Sở Văn hóa, thể dục, thể thao Quảng Ninh đã cho biết:
“Người hâm mộ cho rằng tỉnh Quảng Ninh không quan tâm và nợ lương các cầu thủ là không đúng. BHL, cầu thủ cũng như các thành viên khác của T.QN ký hợp đồng trực tiếp với Công ty cổ phần bóng đá T.QN.
Vì vậy, mọi vấn đề lương, thưởng do đơn vị này chi trả. Đội bóng vận hành theo mô hình chuyên nghiệp, chứ sao có chuyện cầu thủ ăn lương ngân sách của tỉnh được. Tôi khẳng định việc nợ lương thưởng trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết của công ty nói trên”.
CLB Than Quảng Ninh có thể 'tan đàn xẻ nghé' vì hết tiền |
Cũng theo vị này, tỉnh Quảng Ninh đã làm tốt nhiệm vụ của mình với đội bóng trong suốt các năm qua. Nhiều năm qua tỉnh Quảng Ninh đã đặc biệt quan tâm, tạo mọi điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật... cho đội bóng đá của tỉnh.
Tỉnh cũng tài trợ hàng tỉ đồng cho Công ty cổ phần bóng Than Quảng Ninh để đào tạo bóng đá trẻ từ U11 tới U17 nhằm thực hiện đúng quy chế bóng đá chuyên nghiệp là phải có hệ thống đào tạo trẻ.
Ngoài ra, hàng năm ban lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cũng đã tổ chức động viên, khen thưởng cho đội dựa trên thành tích đạt được. Cụ thể, các năm 2015: 100 triệu đồng; 2017: 1 tỉ đồng; 2019: 300 triệu đồng; 2020: 200 triệu đồng. Mới nhất, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đồng ý trích 500 triệu đồng khen thưởng đội Than Quảng Ninh sau những màn trình diễn ấn tượng tại V-League 2021.
Và khi mọi chuyện không được giải quyết, kịch bản xấu nhất là Công ty cổ phần bóng Than Quảng Ninh tuyên bố giải thể đội bóng là một điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Câu chuyện Than Quảng Ninh nợ lương đang là một chủ đề nóng, thu hút sự quan tâm của báo giới hiện nay. Tuy nhiên khi mà các bên chưa ngồi lại với nhau, rất...
Trước sức ép ngày càng lớn của các cầu thủ, UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định thưởng 500 triệu đồng cho toàn đội, nhưng động thái này không giải quyết được...
BTC V.League mới đây đã điều chỉnh thời gian của kì chuyển nhượng giữa mùa giải, giúp các đội bóng có thể sớm thay đổi nhân sự.
Sau một loạt hành động gây sức ép tới Ban lãnh đạo CLB Than Quảng Ninh nhưng không nhận được hồi âm, mới đây các cầu thủ đội bóng đất Mỏ đã đồng loạt lên tiếng...
Một hình ảnh thực sự xúc động sau chiến thắng của Than Quảng Ninh trước CLB Sài Gòn. Ông Lê Văn Chương và bà Nguyễn Thị Lan, hai cổ động viên của đội bóng đất...