Thứ Sáu, 15/11/2024 Mới nhất
Zalo

Văn hóa ứng xử ở bóng đá Việt Nam

Thứ Tư 30/07/2014 07:30(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
 Cầu thủ đạp, đánh nhau, nhân viên sân bóng rượt đuổi trọng tài, đấy là cách người ta hành xử với nhau ngoài đường, ngoại chợ. Cầu thủ có lỗi, thành viên của sân có lỗi, nhưng rất đau đớn khi phải nói rằng trọng tài cũng chẳng vô can…

Văn hóa trên sân bóng

Từ đánh bạc, dàn xếp tỷ số, lừa người hâm mộ, đến đạp, đánh nhau ngay trên sân bóng, rượt đuổi trọng tài,… không việc gì mà giới 

bóng đá Việt Nam không dám làm!

Rượt đuổi trọng tài trong bất cứ hoàn cảnh nào, vì bất kỳ lý do gì đều là sai hoàn toàn. Vụ việc nhân viên sân Long Xuyên rượt trọng tài (chúng tôi chỉ nói là rượt, không dùng từ đánh vì không có bất cứ bằng chứng nào chứng minh rằng nhân viên tên Long ấy có đánh trọng tài Phùng Đình Dũng hay chưa?) cũng không phải là vụ việc đơn lẻ.

Trọng tài Phùng Đình Dũng nói rằng đã bị đánh (nhưng trượt), BTC sân bảo chưa
Trọng tài Phùng Đình Dũng nói rằng đã bị đánh (nhưng trượt), BTC sân bảo chưa

Mới 1 tuần trước, cầu thủ Minh Châu của Hải Phòng cũng hùng hổ đòi lao vào trọng tài Phùng Đình Dũng trong trận đấu trên sân Chi Lăng ở vòng 21.

Rồi cũng ở vòng 21, HLV Nguyễn Hữu Thắng của SL Nghệ An cũng nhào vào sân phản ứng trọng tài bằng thái độ rất dữ tợn, khi trọng tài phạt thẻ Công Vinh vì lỗi vén áo qua đầu khi ăn mừng bàn thắng.

Thành viên của các đội bóng còn phản ứng trọng tài kiểu đó, khác nào châm ngòi cho sự giận giữ của các CĐV. Người tham gia cuộc chơi còn không muốn giữ bình tĩnh, thì thử hỏi hàng ngàn cái đầu nóng trên các khán đài giữ bình tĩnh bằng cách nào?

Người ta đang đạp đổ cái gọi là chuẩn mực đạo đức trên sân cỏ. Cầu thủ không loại trừ bất cứ đòn hiểm nào nhằm vào đồng nghiệp, trong khi các thành viên tham gia cuộc chơi sẵn sàng lao vào trọng tài với bất kỳ lý do gì, bất kể đúng hay sai! Đấy đâu còn là bóng đá, đấy là cách mà người ta vẫn hành xử với nhau ngoài đường, ngoài chợ.

Trọng tài có vô can?

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, giới trọng tài có thật chỉ là nạn nhân của các hành động quá khích? Hay chính họ cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến sự bộc phát từ các đội bóng và từ các khán đài?

Theo thông tin mới nhất, phía HV.An Giang “tố” trọng tài Phùng Đình Dũng thách thức các cầu thủ đội chủ nhà khi họ phản ứng với ông Dũng. Thực hư chuyện này đến đâu có lẽ sẽ là vấn đề mãi mãi không bao giờ được chứng minh, bởi không ghi âm được lời nói thì xem như huề cả làng, đồng thời chẳng có biên bản nào của giám sát ghi lại chi tiết này, cũng như chắc chắn bản thân trọng tài Phùng Đình Dũng sẽ trả lời rằng ông không thách thức ai!

Cái này thì khỏi nói cũng biết, bởi cho đến giờ tất cả các bên đều chỉ nhận phần đúng về mình, dù cho cái phần mà mỗi bên nói ra đấy chỉ là một phần chứ không phải là toàn bộ câu chuyện. Dạng như BTC sân vừa khẳng định không đánh, trong khi trọng tài Phùng Đình Dũng cứ khăng khăng là bị đánh rồi (nhưng trượt).

Chúng tôi cũng từng đề cập đến câu chuyện sở dĩ những người làm bóng đá Việt Nam hay phản ứng trọng tài, vì cơ bản họ không tin trọng tài. Còn trọng tài đã làm gì để mất lòng tin nơi các đội bóng thì có lẽ lực lượng này rõ nhất.

Cứ cho rằng trọng tài Phùng Đình Dũng bắt đúng trong các tình huống rút thẻ như phán xét ban đầu của Ban trọng tài. Tuy nhiên, người viết cũng xin nói ngay: Lấy gì đảm bảo rằng một trọng tài bắt đúng trong 1 hay một vài tình huống là trọng tài đã bắt công bằng trong suốt 90 phút?

Người ta thường phản ứng trọng tài vì người ta cảm thấy lực lượng này thiếu công bằng, chứ người ta cũng không phản ứng một hay một vài tình huống đơn lẻ, trong khi đây lại là vấn đề dường như giới trọng tài luôn muốn làm… lơ.

Cũng không đồng ý với cách giải thích của Trưởng Ban trọng tài Nguyễn Văn Mùi mới đây: “15 phút cuối (trận HV.An Giang – Thản Quảng Ninh), trọng tài không bắt chặt chẽ…”.

Giải thích như thế là không thỏa đáng, phải gọi đúng tính chất của sự việc là trọng tài Phùng Đình Dũng lúc đó đã mất kiểm soát, đã để trận đấu tuột khỏi tầm tay, nói thẳng là năng lực kém, chứ không đơn thuần là thiếu chặt chẽ.

Giới trọng tài đang quyết liệt yêu cầu trách nhiệm từ phía BTC sân, nhưng họ có thực sự nghiêm túc với trách nhiệm của chính họ hay chưa? Rồi bản thân các đội bóng khi nghe ông Trưởng Ban trọng tài phát biểu như thế cũng khó phục, mà đã không phục thì sẽ còn nguy cơ phản ứng!

Theo Dân Trí

Có thể bạn quan tâm

Lịch thi đấu bóng đá ngày 15/11: Bồ Đào Nha - Ba Lan, Đan Mạch - Tây Ban Nha

Lịch thi đấu bóng đá ngày 15/11: Bồ Đào Nha - Ba Lan, Đan Mạch - Tây Ban Nha

Lịch thi đấu bóng đá ngày 15/11: Bồ Đào Nha - Ba Lan, Đan Mạch - Tây Ban Nha

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 15/11/2024. Lịch thi đấu UEFA Nations League Bồ Đào Nha - Ba Lan, Đan Mạch - Tây Ban Nha; lịch thi đấu V-League; lịch trực tiếp bóng đá.

Xem thêm
top-arrow
X