Thứ Sáu, 27/12/2024 Mới nhất
Zalo

Tuyển ngoại binh tại V-League: Bao giờ hết cảnh "cọc đi tìm trâu"

Thứ Năm 12/11/2015 15:12(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Như thường lệ trước mỗi mùa giải mới, các CLB lại cuống cuồng đi tìm ngoại binh để cải thiện sức mạnh để chuẩn bị cho V-League 2016.

Trong suốt 15 mùa giải chuyên nghiệp đã qua, các đội bóng tại V-League 2016 luôn đau đầu về vấn đề ngoại binh bởi đây là yếu tố quan trọng quyết định tới sức mạnh của CLB. Nhất là trong bối cảnh chất lượng cầu thủ nội có hạn thì các “ông tây” dường như là “trục xương sống” của mỗi đội bóng. Vẫn biết vai trò của ngoại binh là tối quan trọng, ấy thế mà hầu như 14 đội tham gia V-League đều cực kỳ bị động trong việc tuyển ngoại binh. Các đội bóng hầu như đều chỉ ngồi 1 chỗ đợi các nhà môi giới đều chào hàng. Tất nhiên đa số đều không được như ý dẫn tới những  sự chuẩn bị cũng không thật tốt.

Quá khứ đã có những chuyện dở khóc, dở cười về chuyện tuyển ngoại binh ở V-League. Các CLB chỉ bị động đợi nhà môi giới mang cầu thủ đến nên cũng chưa biết cầu thủ mà mình mua bao nhiêu tuổi, từng đá bóng hay làm gì. Đã có trường hợp, các tay “cò” gom 1 loạt các anh chàng da màu thất nghiệp ở châu Phi sang thử việc. Ban đầu hầu hết được nhận vì thể hình to cao, tốc độ và thể lực vượt trội. Thế nhưng dần dần mới lộ ra là không phải cầu thủ chuyên nghiệp, đỡ bóng nẩy ra… cả mét. Chính những anh chàng này thừa nhận muốn sang Việt Nam để đổi đời vì ở quê hương quá nghèo khổ. Nếu không được các CLB nhận thì cũng làm việc khác kiếm được nhiều tiền hơn.

Ngoai binh chat luong tai V-League la khong nhieu
Ngoại binh chất lượng tại V-League là không nhiều

Cũng đã từng có trường hợp thử việc rất thành công, chuyên môn rất tốt. Nhưng khi các CLB ký hợp đồng và thi đấu 1 thời gian thì bị FIFA tuýt còi vì mua phải cầu thủ… bị cấm thi đấu. Mà trường hợp của chân sút Omar tại Thanh Hóa là một bài học vẫn còn nóng hổi cho tới bây giờ. Ngay cả thương vụ đình đám nhất lịch sử V-League là siêu sao Denilson cũng là hậu quả của cách làm bóng đá “cọc đi tìm trâu”. Hải Phòng được nhà môi giới mời chào chiêu mộ nhà cựu vô địch thế giới với giá “phải chăng” là khoảng vài trăm nghìn USD. Thế là đội bóng thành phố cảng vội vàng ký hợp đồng mà không cần kiểm tra lý lịch hay vấn đề tối thiểu là thể lực. Cuối cùng thì Denilson chỉ đá được 45 phút trên sân Lạch Tray và nhăn nhó rời sân vì chấn thương đầu gối mãn tính. Hải Phòng thì ngán ngẩm vì ném qua cửa sổ vài chục tỷ trong vòng chưa đầy 1 tháng.

Có một sự thật cực kỳ khó hiểu là các CLB sẵn sàng chi tiền tấn để chiêu mộ ngoại binh cho V-League 2016. Thế nhưng không đội nào cử tuyển trạch viên ra nước ngoài tuyển chọn. Thay vào đó chỉ bị động chờ các tay cò hoặc các cầu thủ tự động đến xin thử việc. Vì cách làm bóng đá “cọc đi tìm trâu” mà hầu hết các thương vụ chuyển nhượng ngoại binh đều trở thành “hàng hớ”. Số lượng thành công và để lại dấu ấn là không nhiều. Đội bóng thành công nhất trong việc tuyển ngoại binh chất lượng là Hà Nội T&T nhờ mối quan hệ với công ty của siêu cò Jorge Mendes. Gonzalo, Samson hay Victor. Gonzalo từng là cựu cầu thủ của Porto, Samson từng được Atletico chiêu mộ, còn Victor cũng từng khoác áo Boca Juniors và Maccabi Haifa.

Pha phoi hop cua bo ba Thanh Luong - Gonzalo - Samson mang ve ban thang quyet dinh o phut 87 cho Ha Noi T&T
Hà Nội T&T là đội bóng hiếm hoi có được ngoại binh chất lượng

Thế nhưng ngoài Hà Nội T&T, các đội bóng còn lại, kể cả đội bóng có túi tiền không đáy như Bình Dương cũng đều tuyển quân theo kiểu “may hơn khôn”. Chẳng nói đâu xa, đội bóng đất Thủ đã cho ra đời giải BTV Cup từ năm 2000 với mục đích tìm kiếm cầu thủ ngoại. Tuy nhiên số lượng cầu thủ giỏi như Leandro hay Kesley chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chưa kể các đại diện khách mời từ Brazil chỉ đem đến những cầu thủ trẻ hoặc kém chất lượng nên hiệu quả thu lại là không thật cao. Ngay như BTV Cup 2015 đang diễn ra trên sân Gò Đậu, các đội bóng phải lắc đầu ngao ngán với chất lượng ngoại binh tại giải. Cả 4 đội là Bình Dương, Than Quảng Ninh, Sanna Khánh Hòa và ĐTLA đều gần như thất bại với việc tuyển ngoại binh cho V-League 2016.

Câu hỏi đặt ra, nếu Bình Dương không tổ chức BTV Cup 2015 mà dành số tiền đó cho việc ra nước ngoài tuyển ngoại binh thì mọi chuyện sẽ khác. Những thành viên của BHL hay nhất là GĐKT hoàn toàn đủ khả năng để đi xem giò lựa chọn cầu thủ. Nếu nhà ĐKVĐ V-League hay các CLB của Việt Nam đều chủ động đi tìm các ngoại binh thì chắc chắn chất lượng sẽ được cải thiện đáng kể. Còn nếu cứ bị động chờ những nhà môi giới hay cầu thủ đến thử việc thì chất lượng sẽ không được như mong muốn. Thực tế cũng đã chứng minh, cách chuyển nhượng cầu thủ ngược đời kiểu “cọc đi tìm trâu” đã khiến các CLB V-League rất nhiều lần ngậm quả đắng vì các ngoại binh.

Doãn Công

Có thể bạn quan tâm

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Với tài năng xuất chúng, Nguyễn Xuân Son có thể không phải một ví dụ điển hình, nhưng vẫn là trường hợp đáng tham khảo cho bất kỳ ai trong chúng ta. Bất kỳ ai đang bước đi mà mang theo sự biết ơn, chân thành và niềm nở bên mình. Đó là 3 lớp kính chồng tạo nên phép màu “vạn hoa” của trung phong số một Việt Nam hiện tại.

Xem thêm
top-arrow
X