- Đào tạo bóng đá trẻ: Chiều cao là ưu tiên hàng đầu
- V-League và tầm quan trọng của số “Like” trên Facebook
(Xsbandinh.com) – Trong cuốn tự truyện “Đừng chết ở châu Phi” của tác giả Huyền chip từng gây bão cho dư luận cách đây hơn 2 năm, cô gái trẻ này đã tiết lộ rằng dù đã chuẩn bị rất kỹ những điểm khắc nghiệt tại châu Phi, đặc biệt là cái lạnh “ngấm vào cả gan, cả phổi”, nhưng vẫn bị sốc. Công Phượng và Tuấn Anh sắp tới có lẽ cũng sẽ phải đối mặt với những cái lạnh thấm vào từng thớ da thớ thịt như thế, nhưng là cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Nhiệt độ trung bình năm của Pleiku là khoảng 25 độ, so với cái lạnh trung bình 15 độ của vùng Kanto, nơi gồm có những thành phố Mito và Yokohama, chẳng khác nào một trời một vực. Đặc biệt là khi vào mùa đông, nhiệt độ trung bình của những vùng này của Nhật sẽ giảm xuống tới thậm chí là dưới 0 độ, chưa kể những trận đấu mà họ sẽ phải di chuyển lên phía bắc, thậm chí là sang đảo Hokkaido thì nhiệt độ sẽ càng xuống thấp hơn nữa. Tuấn Anh và Công Phượng đều là những cầu thủ trẻ, vì thế họ sẽ khó có thể thích nghi nhanh với khí hậu thay đổi đột ngột như vậy.
Tuấn Anh và Công Phượng sẽ đối mặt với rất nhiều thử thách tại Nhật |
Ở 2 chuyến làm khác đấu với những đối thủ cạnh tranh cho cuộc đua xuống hạng ở mùa giải vừa qua là Đồng Tháp và XSKT Cần Thơ, HAGL gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thế trận bởi thời tiết nắng nóng của 2 địa phương vùng Tây Nam Bộ này. Hai đội bóng kể trên cũng rất khôn ngoan chọn lối chơi áp sát nhanh với nhịp độ lớn, khiến cho những cầu thủ trẻ của bầu Đức càng gặp khó khăn hơn. Điều đó cho thấy sự thay đổi về thời tiết tác động mạnh như nào đến Tuấn Anh, Công Phượng và các đồng đội, bởi HAGL thậm chí còn có thể kiểm soát bóng tốt trước cả một đội bóng như Hà Nội T&T tại Hàng Đẫy. Dẫu vậy thì câu chuyện thời tiết sẽ chỉ là vấn đề diễn ra trong ngắn hạn bởi các cầu thủ có thể thích nghi dễ dàng qua vài tuần sống ở Nhật. Điều quan trọng hơn chính là “cái lạnh” của J-League, nơi đòi hỏi các cầu thủ phải có một nền tảng sức bền có lẽ còn hơn cả nhiều giải đấu hàng đầu châu Âu.
Trong những ngày này, bóng đá trong nước nóng bỏng bàn tán chuyện Công Phượng, Tuấn Anh sang Nhật Bản thi đấu. Tất nhiên những điều này chỉ có lợi chứ không có...
Chúng ta vẫn biết đến giải ngoại hạng Anh được coi như là giải đấu giàu tính thể lực nhất thế giới. Tuy nhiên nếu như đồng hóa quan điểm rằng các cầu thủ Premier League chạy nhiều nhất thì hoàn toàn sai lầm. Họ có thể có một sức mạnh, thể hình và khả năng tranh chấp vượt trội, nhưng về sức bền thì có lẽ họ còn thua cả những cầu thủ Nhật. Nghiên cứu chỉ ra rằng những cầu thủ có thể hình nhỏ bé lại thường sở hữu một sức bền tốt hơn so với các cầu thủ to cao, bởi họ có một buồng phổi lớn. Ví dụ điển hình là của tiền vệ Shinji Kagawa ngày trước khi còn chơi cho Manchester United, anh từng thực hiện một cuộc kiểm tra thể lực gọi là “bleep test”, nhằm kiểm tra xem cầu thủ nào có khả năng hấp thụ oxy tốt nhất, thì Kagawa xuất sắc dẫn đầu. Thành tích của tiền vệ người Nhật thậm chí chỉ thua một cầu thủ trong suốt chiều dài lịch sử của đội bóng này, đó là David Beckham, tiền vệ cũng có thể hình khá nhỏ nhắn.
Một dẫn chứng thuyết phục hơn, đội tuyển Nhật Bản chạy nhiều thứ 2 tại World Cup 2010 với trung bình 116 km mỗi trận, chỉ thua Mỹ. Trong khi đó, đội tuyển Anh chỉ chạy khoảng 107 km mỗi trận. Một ví dụ gần hơn nữa, trung bình các đội bóng tại J-League 1 chạy hơn 110km mỗi trận ở mùa giải 2015, trong khi đó J-League 2 còn được đánh giá là các cầu thủ phải di chuyển nhiều hơn nữa. Trung bình các tiền vệ trung tâm của J1 di chuyển 11 - 11,5 km mỗi trận, trong khi đó các tiền đạo cũng phải chạy nhiều tới 9,5 - 10 km. Con số này so với các đội bóng tại J2 chắc chắn cũng không quá khác biệt.
Tuấn Anh và Công Phượng sẽ phải chạy nhiều hơn nữa |
Từ những thống kê ở trên, có thể thấy Công Phượng và Tuấn Anh sẽ phải hứng chịu cái lạnh còn hơn cả châu Âu. Số là tại V-League, các đội bóng vẫn còn di chuyển rất hạn chế, đó là nhận xét của HLV Toshiya Miura cũng như những chuyên gia bóng đá Nhật ngay khi theo dõi những trận đấu đầu tiên ở Việt Nam. Hoàng Anh Gia Lai được đánh giá là đội bóng chạy nhiều nhất giải, nhưng như thế vẫn chưa là gì nếu so với các đội bóng Nhật. Tuấn Anh là cầu thủ có sức bền thuộc dạng tốt nhất của lò HAGL Arsenal JMG, nhưng anh cũng chỉ chạy tối đa 9 km mỗi trận, còn tiền đạo Nguyễn Công Phượng chưa đạt đến con số 8,5 km. Như vậy là Tuấn Anh sẽ phải cố gắng chạy nhiều hơn trung bình 2 km nữa còn Công Phượng cũng phải nâng cao thể lực để có thể di chuyển đến 10 km mỗi trận. Chỉ đến như vậy thì hai cầu thủ này mới có cơ hội đá chính và trở thành trụ cột tại những đội bóng mới.
Thử thách sẽ là rất khó khăn còn Công Phượng và Tuấn Anh sẽ phải cố gắng vượt qua cả cực hạn của mình để thích nghi tốt với một lối chơi rất hiện đại của người Nhật. Chưa bàn đến vấn đề chuyên môn và đây mới chỉ là thể lực. Chỉ mong rằng các em sẽ vượt qua được cái lạnh này giống như Huyền chip đã vượt qua những đêm dài lạnh giá tại châu Phi.
Hàn Phi