Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc! Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. |
Khi 'bầu vú mẹ' đã hết sữa
Từ trước tới nay, các nhà tài trợ, ông bầu vẫn được xem là 'bầu vú mẹ' để nuôi các CLB. Có thể kể ra như đứng sau CLB Hà Nội là bầu Hiển, phía sau HAGL là bầu Đức, sau Thanh Hóa là bầu Đoan.
Trong khi một số đội bóng khác như Hải Phòng, SHB Đà Nẵng, SLNA hay Becamex Bình Dương,... thì nguồn tiền để duy trì mọi hoạt động của đội đến từ các nhà tài trợ, cùng ngân sách chi thêm của tỉnh/thành phố.
Một số đội bóng còn lại thì gần như đang tồn tại dựa hoàn toàn vào các nhà tài trợ. Và một khi phía nhà tài trợ gặp khó khăn về tài chính thì ngay lập tức CLB đó sẽ có biến.
Việc Than Quảng Ninh biến mất trên bản đồ bóng đá Việt Nam là điều rất đau lòng. |
Chẳng nhìn đâu xa, Than Quảng Ninh đã buộc phải giải thể sau mùa giải 2021 vì không còn tiền để trả lương cầu thủ. Cho tới lúc này, đội bóng đất Mỏ vẫn chưa thể trả hết số tiền đó và cũng không ai có thể biết được là đến bao giờ, các cựu cầu thủ TQN mới có thể nhận về đủ những đồng tiền được kiếm ra từ 'mồ hôi nước mắt' của chính mình.
Không quá bết bát như Quảng Ninh song CLB Sài Gòn gần như cũng đã chấm dứt hoạt động sau mùa giải 2022. Dù đội bóng Sài thành hiện vẫn chưa chính thức đưa ra quyết định cuối cùng của mình, nhưng ai cũng có thể hiểu được chuyện gì sẽ xảy ra khi mà Sài Gòn lúc này cũng đã thanh lý xong tất cả hợp đồng với các thành viên ban huấn luyện lẫn các cầu thủ.
Thật đáng tiếc cho Sài Gòn, một đội bóng từng là 'ngựa ô' và đã kết thúc với vị trí thứ 3 ở mùa giải 2020, cùng như tham vọng, giấc mơ lớn khi liên kết với các CLB tại Nhật Bản cuối cùng cũng không thể chống lại tấn bi kịch mang tên 'tiền tệ', để có thể tiếp tục duy trì sự hiện diện trên các sân cỏ Việt.
Từ lâu nay, bóng đá Việt Nam dù đã cố gắng tiến lên chuyên nghiệp song có một thực trạng là các đội bóng vẫn chưa thể tự nuôi sống mình bằng việc kiếm tiền từ bóng đá, lấy chính bóng đá để nuôi bóng đá.
Với việc không có được nhiều khoản thu từ tiền bản quyền, hợp đồng tài trợ, tiền vé vào sân, bán áo đấu hay chuyển nhượng cầu thủ, các đội bóng rõ ràng chỉ biết trông đợi vào nguồn tiền tài trợ, mà nếu số tiền nhiều thì các CLB sẽ vẫn 'khỏe' còn nết tiền ít thì họ sẽ gặp khủng hoảng.
Các CLB cần có sự hợp lý trong chuyện thu chi
Thiết nghĩ sau những vụ gần đây, đã tới lúc các đội bóng cần nghiêm túc hơn trong việc thu chi. Với nguồn thu, họ rõ ràng cần có nhiều kênh để kiếm tiền, thay vì phụ thuộc trực tiếp bởi những khoản tiền được cấp từ các nhà tài trợ. Bởi một khi các đơn vị này gặp vấn đề thì các đội bóng cũng khó tránh khỏi những hệ lụy tiêu cực.
Với Bình Định, sẽ không dễ để đội bóng này vượt qua cơn khủng hoảng lần này một khi phía Topenland và Hưng Thịnh không còn cấp tiền đều đặn để nuôi dàn sao bạc tỉ của họ. Và nếu không nhanh tay hành động bằng việc tìm thêm nhà tài trợ mới hay bán bớt các cầu thủ, rất có khả năng là đội bóng chủ sân Quy Nhơn sẽ sớm trở thành một Than Quảng Ninh hay Sài Gòn FC thứ hai.
Hồ Khắc Ngọc và Hoàng Văn Khánh ra mắt CLB Nam Định. Ảnh: CLB NĐ. |
Nếu như Bình Định đang lao dốc thì trước mùa giải 2023, CLB Nam Định lại đang là một hiện tượng khi liên tục cho 'nổ bom tấn' trên TTCN trước thềm mùa giải 2023, khi chiêu mộ một loạt tân binh như Nguyên Mạnh, Khắc Ngọc, Hữu Tuấn, Văn Khánh,...
Rõ ràng, với nguồn tiền tài trợ lên đến cả trăm tỷ từ Tập đoàn Xuân Thiện, Nam Định lúc này đã không còn là đội bóng 'con nhà nghèo'. Song nếu không chi tiêu hợp lý và biết cách để tự kiếm tiền từ bóng đá, họ rất dễ rơi vào cơn khủng hoảng tài chính mới trong tương lai.
Tuy nhiên trước khi thành 'đại gia', phía Nam Định cũng đã trải qua nhiều mùa giải sống chật vật từ ngân sách hoạt động ít ỏi của mình. Và hy vọng rằng với vốn kinh nghiệm đã có được, họ sẽ không bị sa đà vào chuyện mua sắm, để rồi tới lúc hối hận thì đã muộn.
Ở những mùa giải gần đây, đang có một 'hiện tượng' khá đặc biệt là đã có những đội bóng về ba chung cuộc thường rơi vào cơn khủng hoảng ngay sau đó.