Có sự liên quan gì giữa Roman Abramovich, bầu Hiển, VFF và FA?
Ngày 22/1,trong khuôn khổ vòng 3 V-League trên sân Hàng Đẫy, sau thất bại 1-3 của đương kim vô địch Hà Nội T&T, ông bầu Đỗ Quang Hiển đã bước xuống sân chỉ mặt trọng tài Đinh Văn Dũng và chỉ trích không tiếc lời.
Trước đó, trợ lý huấn luyện viên Văn Sỹ Sơn và tiền vệ Quốc Long cũng đã có hành động xúc phạm trọng tài Văn Dũng trong và sau trận đấu. Ông Văn Sỹ Sơn đã phải nhận án phạt cấm chỉ đạo 3 trận còn Quốc Long phải nhận thẻ vàng. Nhưng không ai động tới bầu Hiển. Tại sao? Để trả lời câu hỏi đó, trước tiên, chúng ta phải biết ông Hiển là ai?
Bầu Hiển với hành động khiếm nhã với trọng tài
1. Bầu Hiển chắc chắn không phải là cầu thủ. Ông cũng không phải là thành viên ban huấn luyện Hà Nội T&T. Các văn bản đăng ký thi đấu có thể xác nhận chuyện này. Ông Hiển cũng không phải thành viên ban tổ chức, càng không phải nhân viên có tham gia vào quá trình tổ chức trận đấu.
Trên giấy tờ, ông Hiển cũng không phải quan chức câu lạc bộ Hà Nội T&T. Chủ tịch đội bóng này là ông Nguyễn Quốc Hội. Thông tin này được VPF xác nhận trên trang chủ của họ. Khi được hỏi “liệu ông Đỗ Quang Hiển có phải là chủ 2 câu lạc bộ Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng hay không?” - bầu Hiển từng cười nói: ““Không, tôi chỉ là một người yêu bóng đá.” Vậy ông Đỗ Quang Hiển xuất hiện trên sân Hàng Đẫy buổi chiều ngày 22/1 chỉ là một người hâm mộ. Không hơn, không kém.
Mục 1, điều 68 quy định kỷ luật của Liên đoàn bóng đá Việt Nam có đoạn viết: “Ban tổ chức trận đấu để xảy ra tình trạng khán giả tràn xuống đường chạy, xuống sân thi đấu trước, trong và sau trận đấu thì tuỳ mức độ vi phạm sẽ bị cảnh cáo và có thể bị phạt tiền tối thiểu 10.000.000 đồng.”
Mục 5, điều 68 có bổ sung: “Nếu ban tổ chức trận đấu để cổ động viên kích động, lăng mạ, có lời lẽ thô tục đối với Liên đoàn bóng đá Việt Nam, Đơn vị tổ chức giải, ban tổ chức giải, quan chức trận đấu, đội bạn dưới mọi hình thức trong khi trận đấu đang tiến hành thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.”
Điều 71 dành cho cổ động viên có đoạn viết rất rõ ràng: “Cá nhân, tập thể đó có thể bị cấm vào sân vận động có thời hạn hoặc vĩnh viễn.” Đương nhiên, Hà Nội T&T không bị phạt. Bầu Hiển cũng vậy.
2. Quay trở lại đoạn đầu câu chuyện, trọng tài Đinh Văn Dũng đã làm gì để phải chịu sự xúc phạm tới như vậy? Công bằng mà nói, trọng tài Đinh Văn Dũng đã mắc một số lỗi nhận định trong trận đấu này. Nhưng không có lỗi nào trong số đó diễn ra ở các tình huống ghi bàn. Các sai lầm trong nhận định của ông Dũng là có thể chấp nhận. Lỗi của ông Dũng nằm ở chỗ khác.
Lỗi của ông Dũng là đã không thể giúp đương kim vô địch Hà Nội T&T thoát thua V. Ninh Bình ngay tại Hàng Đẫy. Lỗi của ông Dũng là đã không thể giúp các cầu thủ T&T đá hay hơn. Lỗi của ông Dũng là đã không thể làm các cầu thủ Ninh Bình đá kém hơn. Chính thất bại của Hà Nội T&T ngay trên sân nhà là lý do lớn nhất khiến bầu Hiển bước xuống sân và công kích trọng tài chính. Nhưng ai đã cho ông Hiển xuống sân?
VPF và VFF ở đâu khi người của họ bị một cổ động viên công khai xúc phạm như vậy? Bất chấp tầm ảnh hưởng rất lớn của mình, ông Hiển, trên sân Hàng Đẫy, vẫn chỉ là một cổ động viên. Lý do gì khiến ông có thể tự ý bước xuống sân thi đấu, tự ý xúc phạm người của ban tổ chức như thế? Có Liên đoàn bóng đá chuyên nghiệp nào không xử lý được dù chỉ một cổ động viên?
3. Nền bóng đá của chúng ta đã chấp nhận những sự bất thường thật kì lạ. Bầu Hiển rõ ràng đã vi phạm kỉ luật của Liên đoàn nhưng chẳng ai nói gì cả. Sự việc bùng lên sau trận đấu và nhanh chóng xẹp xuống. VPF im lặng, VFF cũng vậy.
Ông Văn Sỹ Sơn bị kỷ luật nhưng không ai nghĩ tới án kỷ luật dành cho bầu Hiển và Hà Nội T&T. Chuyện cổ động viên vi phạm kỷ luật - một thứ vô cùng bất thường trong đời sống bóng đá đỉnh cao, lại được xem là bình thường ở bóng đá Việt Nam. Bình thường nên mới chẳng ai quan tâm, bình thường nên mới chẳng ai xử phạt.
Hãy thử tưởng tượng đây là nước Anh, nếu Roman Abramovich bước xuống mặt cỏ chỉ trích trọng tài, Liên đoàn bóng đá Anh (FA) hẳn sẽ chẳng nhân nhượng mà tặng ngay một án phạt cho vị tỷ phú giàu có. Nhưng VFF chưa bao giờ là FA.
Ngày 22/1,trong khuôn khổ vòng 3 V-League trên sân Hàng Đẫy, sau thất bại 1-3 của đương kim vô địch Hà Nội T&T, ông bầu Đỗ Quang Hiển đã bước xuống sân chỉ mặt trọng tài Đinh Văn Dũng và chỉ trích không tiếc lời.
Trước đó, trợ lý huấn luyện viên Văn Sỹ Sơn và tiền vệ Quốc Long cũng đã có hành động xúc phạm trọng tài Văn Dũng trong và sau trận đấu. Ông Văn Sỹ Sơn đã phải nhận án phạt cấm chỉ đạo 3 trận còn Quốc Long phải nhận thẻ vàng. Nhưng không ai động tới bầu Hiển. Tại sao? Để trả lời câu hỏi đó, trước tiên, chúng ta phải biết ông Hiển là ai?
1. Bầu Hiển chắc chắn không phải là cầu thủ. Ông cũng không phải là thành viên ban huấn luyện Hà Nội T&T. Các văn bản đăng ký thi đấu có thể xác nhận chuyện này. Ông Hiển cũng không phải thành viên ban tổ chức, càng không phải nhân viên có tham gia vào quá trình tổ chức trận đấu.
Trên giấy tờ, ông Hiển cũng không phải quan chức câu lạc bộ Hà Nội T&T. Chủ tịch đội bóng này là ông Nguyễn Quốc Hội. Thông tin này được VPF xác nhận trên trang chủ của họ. Khi được hỏi “liệu ông Đỗ Quang Hiển có phải là chủ 2 câu lạc bộ Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng hay không?” - bầu Hiển từng cười nói: ““Không, tôi chỉ là một người yêu bóng đá.” Vậy ông Đỗ Quang Hiển xuất hiện trên sân Hàng Đẫy buổi chiều ngày 22/1 chỉ là một người hâm mộ. Không hơn, không kém.
Mục 1, điều 68 quy định kỷ luật của Liên đoàn bóng đá Việt Nam có đoạn viết: “Ban tổ chức trận đấu để xảy ra tình trạng khán giả tràn xuống đường chạy, xuống sân thi đấu trước, trong và sau trận đấu thì tuỳ mức độ vi phạm sẽ bị cảnh cáo và có thể bị phạt tiền tối thiểu 10.000.000 đồng.”
Mục 5, điều 68 có bổ sung: “Nếu ban tổ chức trận đấu để cổ động viên kích động, lăng mạ, có lời lẽ thô tục đối với Liên đoàn bóng đá Việt Nam, Đơn vị tổ chức giải, ban tổ chức giải, quan chức trận đấu, đội bạn dưới mọi hình thức trong khi trận đấu đang tiến hành thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.”
Điều 71 dành cho cổ động viên có đoạn viết rất rõ ràng: “Cá nhân, tập thể đó có thể bị cấm vào sân vận động có thời hạn hoặc vĩnh viễn.” Đương nhiên, Hà Nội T&T không bị phạt. Bầu Hiển cũng vậy.
2. Quay trở lại đoạn đầu câu chuyện, trọng tài Đinh Văn Dũng đã làm gì để phải chịu sự xúc phạm tới như vậy? Công bằng mà nói, trọng tài Đinh Văn Dũng đã mắc một số lỗi nhận định trong trận đấu này. Nhưng không có lỗi nào trong số đó diễn ra ở các tình huống ghi bàn. Các sai lầm trong nhận định của ông Dũng là có thể chấp nhận. Lỗi của ông Dũng nằm ở chỗ khác.
Lỗi của ông Dũng là đã không thể giúp đương kim vô địch Hà Nội T&T thoát thua V. Ninh Bình ngay tại Hàng Đẫy. Lỗi của ông Dũng là đã không thể giúp các cầu thủ T&T đá hay hơn. Lỗi của ông Dũng là đã không thể làm các cầu thủ Ninh Bình đá kém hơn. Chính thất bại của Hà Nội T&T ngay trên sân nhà là lý do lớn nhất khiến bầu Hiển bước xuống sân và công kích trọng tài chính. Nhưng ai đã cho ông Hiển xuống sân?
VPF và VFF ở đâu khi người của họ bị một cổ động viên công khai xúc phạm như vậy? Bất chấp tầm ảnh hưởng rất lớn của mình, ông Hiển, trên sân Hàng Đẫy, vẫn chỉ là một cổ động viên. Lý do gì khiến ông có thể tự ý bước xuống sân thi đấu, tự ý xúc phạm người của ban tổ chức như thế? Có Liên đoàn bóng đá chuyên nghiệp nào không xử lý được dù chỉ một cổ động viên?
3. Nền bóng đá của chúng ta đã chấp nhận những sự bất thường thật kì lạ. Bầu Hiển rõ ràng đã vi phạm kỉ luật của Liên đoàn nhưng chẳng ai nói gì cả. Sự việc bùng lên sau trận đấu và nhanh chóng xẹp xuống. VPF im lặng, VFF cũng vậy.
Ông Văn Sỹ Sơn bị kỷ luật nhưng không ai nghĩ tới án kỷ luật dành cho bầu Hiển và Hà Nội T&T. Chuyện cổ động viên vi phạm kỷ luật - một thứ vô cùng bất thường trong đời sống bóng đá đỉnh cao, lại được xem là bình thường ở bóng đá Việt Nam. Bình thường nên mới chẳng ai quan tâm, bình thường nên mới chẳng ai xử phạt.
Hãy thử tưởng tượng đây là nước Anh, nếu Roman Abramovich bước xuống mặt cỏ chỉ trích trọng tài, Liên đoàn bóng đá Anh (FA) hẳn sẽ chẳng nhân nhượng mà tặng ngay một án phạt cho vị tỷ phú giàu có. Nhưng VFF chưa bao giờ là FA.
Theo Vietnamplus