Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc! Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. |
Thầy Giôm của lứa Công Phượng
HLV Guillaume Graechen chính là người đã đi cùng những năm tháng tuổi trẻ của Công Phượng, Xuân Trường và các đồng đội khi họ trúng tuyển vào Học viện HA.GL – Arsenal JMG năm 2007.
Thời điểm đó, HLV Graechen không chỉ là một người thầy mà còn giống như là một người cha luôn chăm lo, săn sóc cho đám trẻ xa nhà mới chỉ 11 - 12 tuổi đầu.
HLV Guillaume Graechen vừa là người thầy của Công Phượng, vừa như một người cha. |
Với kinh nghiệm từng chơi bóng tại giải Ligue 2 của Pháp, thầy Giôm - cái tên thân mật mà đám Công Phượng hay gọi với người thầy của mình đã giúp các cầu thủ trưởng thành vượt bậc sau 5 năm gắn bó với học viện.
Trải qua quãng thời gian đào tạo trẻ tại HAGL, đám Công Phượng, Văn Toàn, Xuân Trường đã lần đầu trình làng khi bước ra sân chơi lớn giải vô địch Đông Nam Á 2013.
Dù ở giải đấu năm nó, họ không thể đoạt được chức vô địch nhưng đây vẫn được xem là một giải đấu khó quên với thầy trò HLV Graechen khi mà họ đã đi tới trận chung kết và chỉ chịu thua trước lối đá xấu xí của U19 Indonesia.
Thầy Giôm hiện tại đã không còn làm việc ở HAGL khi đã hết hợp đồng làm việc từ tháng 4/2021 vừa qua. Song người thầy đầu tiên của Công Phượng vẫn đang tiếp tục sứ mệnh ươm mầm tài năng bóng đá Việt khi về công tác ở Học viện Nutifood JMG ở TP.HCM.
Người bố nuôi của Quang Hải
Không được biết đến một cách rộng rãi như người thầy của Công Phượng nhưng với những ai yêu mến Quang Hải thì họ cũng không thể không biết tới ông giáo đầu tiên của anh - HLV Vũ Minh Hoàng.
Thầy Hoàng chính là người có công rất lớn vì đã phát hiện và giúp Hải trưởng thành như hôm nay. Phát hiện ra năng khiếu của cầu thủ người Đông Anh, thầy Hoàng đã nhận anh vào lò đào tạo trẻ Hà Nội từ năm 2007, khi Hải lên 10.
Do biết được điều kiện kinh tế gia đình học trò khó khăn, thầy Hoàng không chỉ dạy mà còn nhận Hải làm con nuôi, chăm lo mọi nhu cầu trong cuộc sống khó khăn của Hải tại Hà Nội.
Quang Hải ngồi khóc ngon lành sau trận thắng U23 Australia. Ảnh: Tuấn Hữu |
Song số phận nghiệt ngã đã khiến người thầy đầu tiên của Quang Hải không thể chứng kiến được những thành công trong sự nghiệp sau này của 'số 19'.
HLV Vũ Minh Hoàng qua đời sau một tai nạn đáng tiếc vào năm 2012. Sự ra đi đột ngột của cha nuôi là một vết thương lòng rất lớn với Quang Hải.
Ít người hâm mộ biết đến câu chuyện cảm động phía sau giọt nước mắt của Hải 'con' khi anh ghi bàn đẹp mắt vào lưới U23 Australia, giúp ĐT U23 Việt Nam có 3 điểm đầu tiên ở VCK U23 châu Á 2018.
Sau chiến thắng lịch sử, khi các đồng đội đang ăn mừng, chung vui cùng người hâm mộ có mặt tại SVĐ Côn Sơn thì Quang Hải lặng lẽ ngồi lau nước mắt trên băng ghế huấn luyện.
Đó không phải giọt nước mắt vì quá vui sướng, xúc động mà đó là những nỗi niềm khi anh nhớ về người thầy, người cha nuôi từng chắp cánh cậu bé 10 tuổi quê Đông Anh năm nào đến với niềm đam mê trái bóng tròn.
Ông giáo làng của Văn Thanh
Nếu như coi HLV Guillaume Graechen là người thầy đã dìu dắt Văn Thanh trên con đường đến với bóng đá chuyên nghiệp thì vẫn còn một người khác trước đó đã giúp hậu vệ này thắp sáng ngọn lửa nhiệt huyết với trái bóng.
Đó chính là 'ông giáo làng' Phạm Văn Thỏa. Đây mới chính là người thầy đầu tiên nâng bước chân Vũ Văn Thanh làm quen với sự nghiệp cầu thủ.
Vũ Văn Thanh thừa hưởng được sự nhiệt huyết từ 'ông giáo làng' Phạm Văn Thỏa. |
Điều bất ngờ là ông Thỏa không phải một HLV chuyên nghiệp mà chỉ là một người có đam mê với trái bóng tròn. Thời tuổi trẻ, ông Thỏa từng tập hợp thanh niên trong xã để thành lập một đội bóng.
Mục đích thành lập một phần cùng nhau rèn luyện thể thao, tăng cường sức khỏe để phục vụ sản xuất, một phần đội bóng do ông Thỏa làm đội trưởng còn tham gia thi đấu, giao hữu cùng với phong trào thể thao của xã, của huyện.
Năm 2006, ông Thỏa được tuyển vào làm bảo vệ cho Trường Tiểu học xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, Hải Dương. Với “máu” thể thao, mặc dù chưa được nhà trường đồng ý, ông vẫn 'chiêu mộ' những cháu có khiếu bóng đá sau đó mua bóng, dựng cột gôn để hướng dẫn các cháu tập luyện để hướng đến giải bóng đá nhi đồng nhân dịp hè cho thanh, thiếu niên tại địa phương.
Ông Thỏa cũng là người đã động viên và cho Thanh vào đội tuyển khi nhìn thấy được những tố chất hơn người của cậu học trò có thân hình tuy nhỏ bé nhưng rắn chắc, nhanh nhẹn. Cứ có thời gian rảnh, các 'thầy trò' lại cùng nhau tập luyện bên sân thể thao của trường.
Kết quả giải đấu năm ấy, đội bóng nhi đồng của xã Tứ Cường đoạt giải Nhất. Ông Thỏa vinh dự được Chủ tịch UBND xã Tứ Cường tặng giấy khen vì có thành tích dẫn dắt đội bóng của xã đoạt giải. Và cũng từ đó, cái tên ông Thỏa - huấn luyện viên cũng xuất hiện.
Sau này, khi kể về những kỷ niệm và dấu ấn đáng nhớ đối với Văn Thanh, ông Thỏa cho biết: "Tuy thời gian huấn luyện Thanh không nhiều nhưng hai ông cháu rất hợp nhau. Thanh là một cậu bé thông minh, nhanh nhẹn và có thể lực tốt".
Người thầy đầu tiên của Đỗ Hùng Dũng
Đỗ Hùng Dũng sinh ngày 8/9/1993 tại thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội. Ngay từ khi bé, anh đã bộc lộ sở thích chơi bóng đá của mình. Khi đi chơi hay bất kỳ đi đâu, Hùng Dũng cũng mang theo những quả bóng lớn nhỏ khác nhau.
Năm 2002, ông Hoàng Giang lúc bấy giờ là Phó Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và thi đấu Thể dục thể thao huyện Gia Lâm đã xây dựng chương trình bóng đá cộng đồng tại các xã. Và đó cũng là cơ duyên đưa bước Dũng 'chíp' đến với bóng đá chuyên nghiệp.
Hùng Dũng (ngồi thứ 4 hàng đầu) cùng thầy Giang và các VĐV lớp năng khiếu tại nhà thi đấu Gia Lâm. Ảnh: Zing.vn |
Hùng Dũng khi đó được đưa tới tập luyện lúc mới 9 tuổi. Là tài năng nhí ít tuổi nhất song anh đã bộc lộ tài năng vượt trội so với phần còn lại. Nhận thấy tài năng của người học trò, năm 2003 ông Hoàng Giang đã quyết định đưa Hùng Dũng từ lớp phong trào lên tập luyện cùng lớp năng khiếu tại nhà thi đấu Gia Lâm.
Và gần như ngay lập tức, anh đã để lại dấu ấn trong màu áo đội năng khiếu Gia Lâm. Đó là tại giải U11 Hà Nội 2004, nơi Dũng “làm mưa, làm gió” với 7 bàn thắng, đưa U11 Gia Lâm thẳng tiến tới chức vô địch.
Màn trình diễn đó khó thoát khỏi mắt xanh của các tuyển trạch viên bóng đá thủ đô. Một năm sau, Dũng 'chíp' khăn gói lên tập trung với U13 Hà Nội, mang theo mình hoài bão lớn lao cùng khát vọng trở thành cầu thủ chuyên nghiệp.
Song trái với kỳ vọng ban đầu, sự khác biệt về môi trường và tuổi tác (kém các bạn 1 tuổi) khiến Dũng không thể thích nghi với các đồng đội. Sau 2 năm, lò Hà Nội tiến hành sàng lọc, và Dũng “chip” nằm trong danh sách những cái tên bị trả về địa phương.
Và trước việc bố mẹ đã tìm mọi cách để đưa Hùng Dũng về nhà đi học, ông Hoàng Giang đã kịp thời ngăn lại để anh tiếp tục được theo đuổi đam mê quần đùi áo số.
Nhớ về lúc đó, thầy Giang kể lại: "Khi đó, bố mẹ đã nộp học bạ của Dũng vào trường THCS Yên Viên. Khi biết tin, tôi lập tức yêu cầu rút học bạ để nộp trở lại nhà thi đấu Gia Lâm và cho em tập cùng đội U14. Bố Dũng rất khó tính, nếu không có tình cảm, sự thân thiết với gia đình, tôi khó lòng can thiệp để đưa em trở lại".
Sau cú sốc đầu đời, Hùng Dũng trở lại nhà thi đấu Gia Lâm. Trở lại trong vòng tay thầy Giang, anh đã có những sự tiến bộ. Đỗ Hùng Dũng tỏa sáng khi cùng U14 Hà Nội tham dự giải giao hữu quốc tế tại Bangkok, Thái Lan.
Màn trình diễn tại Bangkok chính là chiếc chìa khóa vàng, mở ra cánh cửa trở lại đội U15 Hà Nội của Hùng Dũng, để rồi giúp tiền vệ sinh năm 1993 có những bước tiến lớn hơn trong sự nghiệp sau này.
*Do khuôn khổ bài viết có hạn, Bongda24h không thể kể hết về những người thầy của các tuyển thủ ĐT Việt Nam hiện nay. Mong độc giả thông cảm!
Vào tối ngày 19/11, LĐBĐ thế giới đã công bố BXH FIFA tháng 11/2021, trong đó có sự thay đổi thứ hạng của ĐT Việt Nam.
Sau chuỗi trận toàn thua vừa qua của ĐT Việt Nam ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022, tờ News1 của Hàn Quốc vẫn tin tưởng thầy trò HLV Park Hang Seo sẽ lại chinh...
LĐBĐ Việt Nam (VFF) đã chính thức công bố bản danh sách hội quân ĐTQG nam để chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á, AFF Suzuki Cup 2020.