Thứ Tư, 13/11/2024 Mới nhất
Zalo

Nếu Công Phượng trở thành “thánh bán áo”

Thứ Ba 06/01/2015 14:22(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Chúng ta đều biết James Rodriguez từng được phong danh hiệu “thánh bán áo” khi đến với Real Madrid. Vậy nếu Công Phượng cũng giống như vậy thì là tốt hay xấu?

Từ “thánh bán áo” James Rodriguez và SLNA

Tháng 7/2014, Real Madrid gây choáng váng khi đưa Vua phá lưới World Cup James Rodriguez về với mức giá 80 triệu euro. Tuy nhiên cú sốc thực sự chỉ diễn ra sau khi cầu thủ người Colombia chính thức khoác lên mình chiếc áo số 10 của Kền kền trắng.

 Neu Cong Phuong tro thanh thanh ban ao hinh anh
 

Trong vòng 48 giờ đồng hồ, 345.000 áo đấu có tên James Rodriguez được bán ra. Real thu về xấp xỉ 27 triệu euro, gần 1/3 số tiền bỏ ra để mua James. Trái ngược với Real Madrid, ở Việt Nam có một CLB hàng năm bỏ phí số tiền rất lớn chỉ vì không tận dụng kinh doanh áo đấu, đó là SLNA.

Với đội ngũ CĐV cuồng nhiệt, mỗi năm ước tính có tới 65.000 chiếc áo SLNA được bán ra. Với mức giá trung bình 100.000 đồng/chiếc, doanh thu từ áo đấu có thể lên đến 650 triệu đồng/mùa. Đáng tiếc, CLB SLNA lại chẳng hề phân phối mặt hàng này. Ngân sách dự kiến của đội bóng tại V-League 2015 là 35 tỉ đồng, bỏ qua cơ hội thu được 650 triệu là chuyện không hề nhỏ. Khác biệt giữa Real và SLNA ở đây là sự chuyên nghiệp trong tổ chức và kinh doanh.

Đến Công Phượng

Bên cạnh việc tặng áo cho khán giả mua vé cả mùa, HAGL mở cửa hàng lưu niệm của CLB tại SVĐ Pleiku. Áo đấu của Công Phượng, Tuấn Anh… được đặt hàng ở địa chỉ tin cậy và phân phối tới tận tay NHM. Vì thế các CĐV có thể yên tâm về chất lượng.

Chỉ trong ít ngày, cửa hàng đã nhập về 1000 chiếc nhưng đến khi trận đấu giữa HAGL và Sanna Khánh Hòa diễn ra, áo đấu gần như hết veo. Vòng đấu đầu tiên, Công Phượng lập một cú đúp. NHM dễ dàng hình dung được chiếc áo số 44 của đội bóng phố Núi đắt hàng thế nào.

Nếu trận tới Phượng tiếp tục tỏa sáng, sợ rằng cửa hàng lưu niệm HAGL sẽ không kịp nhập sản phẩm về. Với sự yêu mến của các CĐV trên cả nước, trong thời gian tới, khả năng tiền đạo xứ Nghệ trở thành “thánh bán áo” kiểu như James Rodriguez là hoàn toàn có thể.

Vậy trở “thánh bán áo” là tốt hay xấu? Về mặt kinh doanh, rõ ràng HAGL sẽ có lợi, giống Real Madrid ở câu chuyện trên, thay vì để mất đi nguồn thu như SLNA. Về chuyên môn, tên tuổi càng nổi, áp lực càng nhiều nhưng cũng sẽ là động lực giúp Công Phượng chơi hay hơn, hoàn thiện hơn. Bởi chẳng ai hứng thú đi mua áo đấu của một cầu thủ chơi không tốt cả.

Cách làm bóng đá của HAGL được đánh giá là khoa học và bền vững. Bầu Đức cũng tuyên bố lần đầu tiên xuất hiện CLB tại V-League làm ăn có lãi. Nếu Công Phượng trở thành một “thánh bán áo”, biết đâu sẽ là một cú hích lớn giúp các CLB quan tâm phát triển thị trường trang phục thể thao và đồ lưu niệm. Cũng là điều tốt cho con đường chuyên nghiệp hóa nền bóng đá nước nhà.

Xem thêm các tin tức mới nhất về bóng đá Việt Nam

Theo Tri Thức Trẻ

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X