Thứ Sáu, 27/12/2024 Mới nhất
Zalo

"Hội nghị Diên Hồng": Hy vọng lắm, thất vọng nhiều?

Thứ Sáu 06/11/2015 15:08(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Xsbandinh.com) – Không có người hâm mộ bóng đá Việt Nam nào không quan tâm đến hội thảo với chủ đề: “Làm sao để bóng đá Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn?” do Tổng cục đề xuất tổ chức vào tháng 12 tới tại Hà Nội. Chỉ riêng sự ví von hội thảo này với “hội nghị Diên Hồng” danh tiếng của lịch sử nước nhà đã cho thấy tầm vóc của nó. Tuy nhiên tính khả thi và thực thi của nó đều đang bị bỏ ngỏ.

Lịch sử Việt Nam ghi nhận hội nghị Diên Hồng diễn ra vào năm 1284 do Thượng hoàng Trần Thánh Tông tổ chức, với sự hiện diện của nhiều bô lão trong cả nước, nhằm trưng cầu dân ý, nên chủ trương hòa hay đánh giặc Nguyên Mông sang xâm lược lần 2. Theo tiết lộ của các nhà sử học, cuộc hội nghị diễn ra tại điện Diên Hồng này không bàn về chiếc lược đánh giặc hay chiến thuật quân sự, mà chỉ là một cuộc thăm dò ý kiến phụ lão rằng: “Hòa hay đánh?” Dựa vào đó, có thể thấy rằng tính chất của hội nghị Diên Hồng và hội thảo do Tổng cục TDTT tổ chức sắp tới là khác nhau hoàn toàn về mặt bản chất. Vấn đề ở đây không chỉ là những tiếng hô: “Đánh!”, mà là cả núi công việc, cả biển ý tưởng giúp phát triển bóng đá Việt Nam mà những nhà lãnh đạo sẽ phải tiếp thu và chọn ra những phương án hợp lý nhất. Nếu nói về quy mô của hai hội nghị này, chúng ta cũng khó không thể so sánh được. Tính thực thi của hội thảo phát triển bóng đá vẫn còn nhiều bỏ ngỏ.

Hoi nghi Dien Hong Hy vong lam, that vong nhieu hinh anh
"Hội nghị Diên Hồng" có cứu được bóng đá Việt Nam?

Trước hết, đây không phải lần đầu tiên một sự kiện quy tụ nhiều chuyên gia bóng đá Việt Nam họp lại nhằm bàn kế phát triển nền bóng đá nước nhà. Cách đây 4 năm, một cuộc họp cũng diễn ra giữa các “bô lão” bóng đá, qua đó lập nên một tổ chức mà đến nay vẫn còn tồn tại, đó là VPF, công ty có trách nhiệm điều hành và tổ chức V-League. Vào thời điểm đó, thành tựu này được coi như một bước đột phá, một cuộc cách mạng, một cột mốc lịch sử hay bất cứ mỹ từ nào khác cũng đã được sử dụng. Tất cả đều mong chờ vào một V-League sẽ ngày càng chuyên nghiệp hơn. Trên thực tế thì việc lập ra một công ty điều hành giải đấu quốc nội là rất cần thiết và được nhiều quốc gia áp dụng thành công. Chúng ta thành lập VPF muộn 10 năm sau khi V-League ra đời được đánh giá là muộn, nhưng còn hơn không. Tuy nhiên sau 4 năm hoạt động, VPF không tạo ra một chuyển biến nào đáng kể, chứ chưa nói đến bước ngoặt lớn.

V-League thì ngày càng đi xuống về chất lượng cũng như khán giả đến sân, tình trạng bạo lực sân cỏ không có tín hiệu suy giảm, chất lượng mặt sân, cơ sở vật chất vẫn không được cải thiện. Công bằng mà nói, V-League đang có một số tín hiệu lạc quan rục rịch trở thành bước ngoặt, nhưng nó mới chỉ ở giai đoạn đầu thực thi và vẫn chưa thể nói trước được điều gì. Thứ nhất là sự chuyên nghiệp hóa các hội cổ động viên, vốn xuất phát từ cá nhân các đội bóng, thứ hai là việc các cầu thủ trẻ được sử dụng nhiều hơn tại V-League, nhưng thêm một lần nữa, công lớn là của các CLB. Chính vì vậy mà VPF vẫn chưa thể tạo nên một bước ngoặt đáng kể, sau tới 4 năm.

Đội tuyển Việt Nam nghỉ tập trung trong 5 tháng
(Xsbandinh.com) – Do kế hoạch đá giao hữu với Kuwait tại sân Thống Nhất vào trung tuần tháng 11 đã bị hủy, vì thế đội tuyển Việt Nam cũng sẽ không hội quân từ...

 

Bên cạnh đó, vào tháng 3/2014, một hội nghị với tầm vóc tương tự cũng được tổ chức với chủ đề: “Đổi mới triệt để - toàn diện nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020 – tầm nhìn 2030.” Tuy nhiên thành quả của hội thảo này vẫn chưa đâu vào đâu, để rồi đến bây giờ những người làm bóng đá lại phải tổ chức thêm một hội nghị Diên Hồng nữa vào tháng tới. Rất nhiều chuyên gia đã không còn quá háo hức trước những cuộc hội thảo như này. Theo chuyên gia Nguyễn Văn Vinh, vấn đề không phải là mở hội thảo, mà là bàn luận gì trong đó: “Rất nhiều hội nghị Diên Hồng đã được tạo ra, nhưng hiệu quả gần như bằng không, vì phần cốt lõi là con người lại không bao giờ được mang ra thảo luận thẳng thắn.”  Còn ông Lê Thế Thọ, cựu Phó chủ tịch VFF thẳng thắn nghi ngờ tính thực thi, đồng thời bóng gió rằng “hội nghị Diên Hồng” sắp tới sẽ thất bại: “Nguyên tắc của chúng ta là bao giờ cũng muốn tìm ra một cái mới, cái gì hay, hy vọng gì đó để thay đổi. Nhưng thực tiễn, tất cả từ xưa đến nay chưa bao giờ làm cái gì để thay đổi cả.”

Hoi nghi Dien Hong co cuu duoc bong da Viet Nam va V-League hinh anh 2
Bầu Kiên "đại náo" lễ tổng kết V-League 2011 thì VPF mới được thành lập

Về mục tiêu của hội nghị sắp tới, ông Trần Đức Phấn, phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT cho biết: “Tổ chức cuộc hội thảo nhằm xin ý kiến rộng rãi của các thành viên trong xã hội, không chỉ các nhà chuyên môn, mà còn là các nhà quản lý hay khoa học, các nhà hoạt động xã hội với mục đích tạo ra tiếng nói chung để xây dựng bóng đá Việt Nam phát triển một cách thực sự. Hội thảo sẽ tập trung giải quyết 3 nội dung chính: Công tác chuẩn bị lực lượng (đào tạo các vận động viên từ các tuyến trẻ đến ĐTQG), tổ chức các hoạt bóng liên quan đến bóng đá (đang được dư luận rất quan tâm) và cuối cùng là xây dựng hình ảnh của bóng đá Việt Nam.” Nôm na mà nói thì 3 vấn đề được quan tâm theo lời ông Phấn sẽ là bóng đá trẻ, bóng đá phong trào và học đường, các hoạt động bên lề bóng đá (CĐV, truyền thông, cơ sở vật chất, hạ tầng, kĩ thuật),… Tuy nhiên với cả bể công việc như vậy, thật khó có thể để mang ra thảo luận hết trong vòng một buổi hội nghị. Vì thế mà tính khả thi cũng đã là một dấu hỏi rồi.

Một điểm nữa khiến chúng ta không nên đặt quá nhiều hy vọng vào “hội nghị Diên Hồng” chính là việc hội nghị được quyết định tổ chức sau trận thua toàn diện trước đội tuyển Thái Lan ngay tại Mỹ Đình với tỷ số 0-3. Đây giống như một giải pháp chữa cháy tình hình hơn là các nhà làm lãnh đạo thực tâm muốn thay đổi. Tình thế này giống như sự kiện bầu Kiên “đại náo” buổi lễ tổng kết V-League 2011, qua đó thành lập nên công ty VPF như hiện nay. Chỉ khi nào chúng ta thực lòng muốn thay đổi, làm một cách toàn diện thì mới có tính thực thi. Hơn nữa, hội thảo sắp tới chắc chắn sẽ không thể sánh được với “hội nghị Diên Hồng” về nhiều mặt, nhưng xét đến giá trị tinh thần, nếu toàn bộ các nhà lãnh đạo đều đồng lòng thì chúng ta sẽ gặt hái được thành công.

Hàn Phi

Có thể bạn quan tâm

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Với tài năng xuất chúng, Nguyễn Xuân Son có thể không phải một ví dụ điển hình, nhưng vẫn là trường hợp đáng tham khảo cho bất kỳ ai trong chúng ta. Bất kỳ ai đang bước đi mà mang theo sự biết ơn, chân thành và niềm nở bên mình. Đó là 3 lớp kính chồng tạo nên phép màu “vạn hoa” của trung phong số một Việt Nam hiện tại.

Xem thêm
top-arrow
X