Sau thất bại tại SEA Games 29 của HLV Hữu Thắng, có lẽ VFF lúc này cũng không dám mạo hiểm để tiếp tục sử dụng HLV nội cho vị trí cao nhất trên tuyển.
Tại SEA Games 29, dù có trong tay một đội hình vô cùng tài năng với sự đồng đều ở cả 2 tuyến, HLV Nguyễn Hữu Thắng vẫn phải cay đắng rời cuộc chơi ở ngay sau vòng đấu bảng với thất bại 0-3 trước người Thái. Và tất nhiên, người chịu trách nhiệm lớn nhất cho thất bại này không phải ai khác ngoài nhà cầm quân xứ Nghệ, với những cách bố trí chiến thuật chưa thực sự hợp lý trong suốt giải đấu.
HLV Hữu Thắng thất bại ở ĐT Việt Nam và U22 |
Một giải đấu khép lại, người không làm được cũng đã rút lui, song câu hỏi lớn nhất đang được dư luận, NHM đặt ra lúc này là VFF sẽ chọn lựa ai, thầy nội hay thầy ngoại để lên nắm quyền chỉ đạo ĐTQG trong thời gian tới?
‘Bụt chùa nhà không thiêng’
‘Bụt chùa nhà không thiêng’ là một câu tục ngữ cửa miệng từ xa xưa bao gồm nhiều ý nghĩa thú vị. Câu nói này bao hàm rất rõ 2 ý nghĩa: một là, năng lực của bụt ở nhà không bằng năng lực của bụt ở nơi khác nên khi có một công việc gì đó cần thực hiện thì người chủ nhà phải đi rước bụt nơi khác về mới đủ sức để thực hiện được.
Hai là, chủ nhà là người có xu hướng cổ suý ‘đồ ngoại’, và cũng không biết gì về khả năng thực sự của bụt nhà hay bụt người. Đôi khi còn đi rước những “ông bụt giấy” của người khác về cung phụng, trong khi tài năng của bụt nhà lại không được phát huy. Tất nhiên câu chuyện bụt nhà hay bụt nơi khác cũng chỉ là cách ví von thâm thuý của người xưa về việc dùng người trong tay mình. Càng suy ngẫm càng thấy nó chí lý và cần thiết với lối sử dụng con người thời hiện đại ngày nay.
Lúc này LĐBĐ Việt Nam VFF đang hướng tới một nhà cầm quân ngoại dẫn dắt ĐT Việt Nam. Song liệu có dễ dàng để VFF tìm kiếm được một gương mặt đúng tiêu chí...
Theo một loạt tiêu chí vừa được VFF đưa qua để lựa chọn HLV trưởng ĐTQG Việt Nam trong thời gian tới, có thể thấy rõ các lãnh đạo Liên đoàn đang hướng tới việc sử dụng một nhà cầm quân ngoại, có bằng cấp và kinh nghiệm làm việc để giúp bóng đá Việt Nam đi lên trong tương lai. Trước đây chúng ta từng thuê các HLV ngoại, như Tavaret, Dido, Calisto, Miura,… có người có thành công, có người thì không, song tựu chung về mặt thành tích, các ông thầy ngoại dường như vẫn làm tốt hơn các đồng nghiệp nội.
Cho đến nay, HLV Calisto (người Bồ Đào Nha) là HLV duy nhất từng đưa ĐT Việt Nam đến ngôi vô địch AFF Cup (2008), HLV Alfred Riedl (người Áo) là HLV duy nhất từng giúp đội tuyển Việt Nam vào đến vòng knock-out giải vô địch bóng đá châu Á Asian Cup (2007).
HLV Calisto giúp Việt Nam lên đỉnh khu vực năm 2008 |
Các ông Riedl (năm 1999, 2003, 2005), Calisto (2009) và Weigang (người Đức – năm 1995) cũng là các HLV ngoại từng giúp bóng đá Việt Nam có HCB SEA Games. Trong khi đó, dù chỉ có được tấm huy chương Đồng SEA Games 28 nhưng ông thầy người Nhật Bản, Toshiya Miura lại giúp đội tuyển Olympic Việt Nam vào đến vòng 1/8 Asiad năm 2014, điều mà trước đó chưa có tiền lệ.
Trong khi đó, kể từ lúc bóng đá Việt tái hội nhập với khu vực, tất cả các HLV nội khi nắm các ĐT Việt Nam, đều bị loại ngay sau vòng bảng ở các kỳ SEA Games được tổ chức. Cụ thể, năm 1991 ĐT Việt Nam bị loại khi được dẫn dắt bởi HLV Vũ Văn Tư. Năm 1993, HLV Trần Bình Sự thế chỗ ông Vũ Văn Tư cũng thất bại ngay vòng bảng SEA Games. Cho đến những năm gần đây, những nhà cầm quân được đánh giá giàu kinh nghiệm và có thành tích tại V-League như ông Hoàng Văn Phúc và Nguyễn Hữu Thắng cũng đã phải trải qua cảm giác cay đắng và bất lực nhìn nhìn các học trò thua thảm ở sân chơi khu vực. Với HLV Phan Thanh Hùng, một cái tên được đánh giá là rất ‘mát tay’ với bóng đá Việt Nam, cũng không thể tạo ra sự khác biệt khi ‘muối mặt’ rời AFF Cup năm 2012 với với chỉ 1 điểm có được sau vòng bảng.
Như vậy mới thấy, chỉ xét về yếu tố thành tích, những nhà cầm quân ngoại đã có ưu thế vượt trội so với các HLV nội. Đó cũng là một yếu tố có ảnh hưởng lớn tới cuộc tuyển mộ HLV trưởng ĐT Việt Nam sắp tới. Tuy nhiên, chắc chắn sẽ có không ít khó khăn để HLV ngoại có thể hiểu hết về bóng đá Việt Nam cũng như chấp nhận với mức lương ‘bèo bọt’ chỉ vào khoảng 20 nghìn đô la mà VFF đưa ra.
HLV nội có thực sự kém năng lực?
Trong ít năm trở lại đây, trước sự thành công của bóng đá Malaysia hay Thái Lan ở các kỳ AFF Cup, và SEA Games, LĐBĐ Việt Nam đã hướng tới việc sử dụng các HLV trong nước như một hướng đi hiệu quả, ‘một mũi tên trúng hai đích’. Không chỉ là người biết rõ, thấu hiểu cách chơi, nội lực của các cầu thủ Việt, các HLV nội còn có thể chấp nhận mức lương thấp hơn các ‘ông Tây’ đã từng làm việc tại Việt Nam.
So với thầy ngoại, thầy nội chịu rất nhiêu áp lực trên tuyển |
Song điều này dường như đã không thành công với bóng đá Việt. Xin chưa bàn tới kinh nghiệm hay tư duy chiến thuật của các thầy nội với ngoại, chỉ xét riêng tới sức ép, áp lực mà giới truyền thông, NHM rồi cả quan chức liên đoàn đặt ra cho thầy nội lại lớn như thế nào. Trong khi đó, các HLV ngoại lại ít chịu điều này. Trong bóng đá, thắng thua là chuyện vẫn thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên sau mỗi thất bại, uy tín của thầy nội thường bị sụt giảm nghiêm trọng và khó có thể toàn tâm toàn ý để tiếp tục cống hiến cho đội tuyển.
Dù các HLV nội chưa để lại thành tích nào nổi bật ở cấp độ ĐTQG thì ở giải trẻ, họ đang làm rất tốt công việc của mình. Là người đầu tiên có bằng HLV chuyên nghiệp tại Việt Nam, HLV Hoàng Anh Tuấn đang được đánh giá là một trong số những HLV tài năng mà bóng đá Việt sở hữu. Dưới sự dẫn dắt của ông, ĐT U19 Việt Nam đã cho thấy sự tiến bộ vượt bậc từ sân chơi U19 khu vực cho tới giải vô địch U19 châu Á và xuất sắc hơn là VCK U20 thế giới 2017. Lần đầu tiên trong lịch sử, một đội bóng đá Việt Nam giành quyền tham dự giải đấu thế giới. Đó thực sự là một thành tích vô cùng ấn tượng mà sẽ rất ít HLV sau này có thể thực hiện được.
Với động thái mới đây, HLV Hoàng Anh Tuấn dường như đã sẵn sàng thử sức ở một sân chơi khó hơn là VCK U23 châu Á 2018.
Ở cấp độ U16, HLV Đinh Thế Nam cũng từng làm khá tốt nhiệm vụ của mình khi từng cùng U16 Việt Nam đi tới tứ kết giải châu Á năm ngoái, trong khi đó HLV Vũ Hồng Việt cũng bước đầu ghi dấu ấn bằng chức vô địch U15 Đông Nam Á tại Thái Lan cách đây chưa lâu.
Như vậy mới thấy, thực tế về khả năng cầm quân, các HLV Việt Nam không hề thua kém các đối thủ trong khu vực và ở tầm châu lục. Có chăng, cơ chế lúc này chưa thích hợp để họ có thể tự tin lên tuyển. Hy vọng trong tương lai, điều này sẽ được cải thiện để các nhà cầm quân nội có thể cống hiến hết sức mình cho nhiệm vụ nâng tầm bóng đá Việt.
Các tin bài khác về bóng đá Việt Nam trên Xsbandinh.com
VFF vẫn chưa xác định được địa điểm tổ chức trận Việt Nam vs Campuchia vào ngày 10/10 tới sẽ diễn ra ở sân Thống Nhất hay Mỹ Đình.
Ban kỷ luật LĐBĐ Việt Nam đã chính thức đưa ra án phạt nguội dành cho hành vi phạm lỗi khá thô bạo của trung vệ Sài Gòn Trần Đình Trọng với Mạc Hồng Quân của...
Cựu giám đốc kỹ thuật của Hoàng Anh Gia Lai, ông Nguyễn Văn Vinh cho rằng cần xem xét lại việc thuê huấn luyện viên ngoại dẫn dắt đội tuyển.
Chia sẻ với báo giới, nhà cầm quân kỳ cựu đang dẫn dắt CLB FLC Thanh Hóa, HLV Petrovic cho biết ông chưa suy nghĩ và cũng không sẵn sàng để trở thành HLV...
Tiền vệ Nguyễn Tuấn Anh đang gặp một chuỗi những chấn thương khác nhau, khiến anh chưa thể xác định được ngày sẽ trở lại sân cỏ.
Trực tiếp U16 Việt Nam vs U16 Campuchia: Cập nhật liên tục diễn biến tường thuật tình huống video clip kết quả bóng đá kèm link xem trận đấu U16 Việt Nam vs...
Thanh Long (TTVN)