Sau trận hòa đầy thất vọng với U19 Việt Nam cách đây ít ngày, HLV Hữu Thắng đã tiết lộ rằng có những vấn đề A, B, C khiến ông không thể gọi tất cả những cầu thủ mà mình muốn.
⇒ Theo dõi thông tin Euro 2016 và lịch bóng đá euro hôm nay. |
Từ chuyện nhân sự
Sự búc xúc của HLV Hữu Thắng chủ yếu nằm ở vụ việc trung vệ Đình Luật, trước đó là Văn Quyết, Ngọc Hải bị loại khỏi ĐT Việt Nam vì dính án treo giò tại V-League. Tất nhiên điều vô lý là giải quốc nội và các trận đấu cấp đội tuyển chẳng hề liên quan đến nhau. Việc Ban kỷ luật, cao hơn là VFF cấm những cầu thủ nói trên hội quân cùng ĐTQG là điều hoàn toàn phi lý. Mới đây, ông Nguyễn Hải Hưởng đã lên tiếng phủ nhận trách nhiệm, còn VFF lại giữ truyền thống của mình là “luật im lặng”. Câu chuyện này cũng giống với việc gọi cầu thủ nhập tịch lên tuyển. Lãnh đạo VFF thì cứ bô bô khẳng định muốn gọi nhưng lại không đi đôi với hành động. Nói chung bóng đá xứ ta có những vấn đề mà những người trong cuộc tự hiểu với nhau mà không cần nói ra.
Vào đầu tháng 6 tới, cả ĐT Việt Nam và U19 Việt Nam đều có những giải giao hữu rất đáng chú ý. Trước tình hình đó, đài K+ đã quyết định mua bản quyền truyền...
Thế nhưng câu chuyện đã có phần đi quá xa thực tế nên lần lượt Công Vinh, Văn Quyết và HLV Hữu Thắng phải lên tiếng. Mấu chốt nằm ở chỗ những nhà quản lý vốn không xuất thân từ cầu thủ, HLV mà họ chỉ là những người ngoại đạo. Việc không hiểu bản chất vấn đề dẫn tới những điều gây “nực cười”. Đó là những án phạt dở khóc, dở cười mà chúng ta đã chứng kiến trong thời gian qua. Những án kỷ luật tưởng như nghiêm khắc nhưng lại chẳng có chút răn đe nào. Thậm chí nói chỉ lột tả sự thật về năng lực đáng buồn của những người quản lý nền bóng đá.
Đình Luật không được lên tuyển dù là con bài quan trọng của HLV Hữu Thắng |
Đình Luật, Văn Quyết, Ngọc Hải bị loại khỏi ĐT Việt Nam vì án treo giò tại V-League quả là điều chưa từng xuất hiện, thậm chí trên bình diện quốc tế. Nếu có bất cứ điều gì đó ngăn cản họ lên tuyển là vì câu chuyện liên quan đến đạo đức. Tức là VFF yêu cầu những người được khoác áo ĐTQG phải có đủ tài và đức. Thế nhưng nếu lý thuyết suông như vậy thì cũng loại vĩnh viễn những cầu thủ này ra khỏi ĐT chứ không thể gọi lại ngay trong đợt tập trung kế tiếp. Đó là lỗ hổng quản lý, là năng lực rất đáng báo động ở nơi được coi là đứng đầu nền bóng đá. Nên nhớ các tình huống của Đình Luật, Văn Quyết, Ngọc Hải chỉ là lỗi thông thường trong bóng đá. Và V-League thì chẳng bao giờ liên quan đến các trận đấu của ĐTQG cả. Nói chung sự “nghiêm khắc” của VFF, Ban kỷ luật chưa cho thấy sự nghiêm minh, ngược lại chỉ ra sự “loạn” trong cách làm việc của chính những người ra luật.
Đến lối chơi
ĐT Việt Nam dưới thời HLV Hữu Thắng mới chỉ đá được 2 trận chính thức nhưng người ta đã biết đội bóng đi theo cách đá ban ngắn nhỏ, mang hơi hướng Tiki-Taka ngay từ khi chiến lược gia xứ Nghệ nhậm chức. Cụ thể hơn, là xây dựng nòng cốt đội tuyển và U23 trong 2 năm sắp tới theo những cầu thủ HAGL. Thực tế các cầu thủ trẻ phố Núi luôn chiếm số đông trong hai đợt tập trung đầu tiên. Và liệu điều này có gì đó liên quan đến việc bầu Đức là người đầu tiên gặp mặt để mời HLV Hữu Thắng lên nắm đội tuyển hay không?
HLV Hữu Thắng quá bị động về nhân sự và lối chơi |
Mọi thứ bắt đầu nảy sinh trong đợt hội quân thứ 2 cách đây mấy ngày. ĐT Việt Nam có trận giao hữu đáng thất vọng trước U19, thi đấu lép vế hơn đàn em. Giải thích cho màn trình diễn của ĐTQG, HLV Hữu Thắng nói thẳng là vì thiếu Xuân Trường, Công Phượng. Vậy là đội tuyển bây giờ phụ thuộc hoàn toàn vào cầu thủ HAGL. Nếu thiếu 1, 2 người là coi như bỏ đi. Liệu điều đó có bình thường khi đây là ĐTQG, là bộ mặt của một nền bóng đá, cao hơn là bộ mặt của Quốc gia. ĐT Việt Nam phụ thuộc vào một nhóm người, thành bại đến từ một CLB. Vậy thử hỏi đó có là đại diện của nền bóng đá hay không?
Chiều qua trên sân tập số 3 của Trung tâm thể thao VFF, ĐT Việt Nam đã có trận giao hữu với U19 Việt Nam. Cả hai đều mới tập trung nhưng thật lạ là đội bóng...
Một ĐTQG là tập hợp của những cầu thủ tốt nhất từ mọi CLB. Chắc chắn không bao giờ có khái niệm khủng hoảng lực lượng. Cầu thủ này chấn thương thì sẽ gọi cầu thủ khác. Kể cả lối chơi có thể thay đổi theo con người hiện có. Thế nhưng liệu có quá máy móc khi mà ĐT Việt Nam hiện nay hoàn toàn phụ thuộc vào cầu thủ HAGL như lời HLV Hữu Thắng nói hay không? Thiếu Xuân Trường, Công Phượng là đội tuyển mất luôn lối chơi của mình. Giả sử nếu trước AFF Cup 2016 và SEA Game 2017, Tuấn Anh, Xuân Trường và Công Phượng cùng lăn ra chấn thương thì có nghĩa chúng ta chấp nhận thất bại từ khi bóng chưa lăn? Điều này chẳng có gì viển vông khi mà 3 cầu thủ trẻ phố Núi thường xuyên dính chấn thương trong thời gian qua.
Kết luận
Bóng đá Việt Nam chưa bao giờ hết “loạn” từ cấp cao nhất trở xuống. Và sự “loạn” ấy có xu hướng tăng mạnh với các HLV nội. Từ Phan Thanh Hùng, Hoàng Văn Phúc trước đây vốn bị coi là “tốt thí” cho đến HLV Hữu Thắng bây giờ. Nếu chiến lược gia xứ Nghệ chỉ là “tay chân” cho ai đó cũng không có gì khó hiểu bởi ngay từ chính nơi chóp bu của nền bóng đá là VFF thì vị chủ tịch Lê Hùng Dũng không còn tham gia điều hành từ lâu. Phải chăng ông chủ tịch “bất mãn” với sự thao túng đó? Hỏi mà như đã có câu trả lời.
Doãn Công