Thứ Sáu, 27/12/2024 Mới nhất
Zalo

Đòn đau từ người Nhật và bài học về sự chuyên nghiệp

Thứ Hai 17/10/2016 11:45(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Chiều qua, NHM bóng đá Việt Nam đã bị một phen “leo cây” không thể đau hơn. Trận đấu Mito vs Yokohama được quảng cáo là trận “derby Việt Nam” trên đất Nhật Bản nhưng rồi thì chỉ Công Phượng được khuyến mại ra sân vài phút và còn Tuấn Anh thì thậm chí chẳng được đăng ký.

Vố đau thật sự

Vẫn biết, Công Phượng và Tuấn Anh sang Nhật Bản chủ yếu để tu nghiệp, cũng như đi theo dạng mục đích thương mại là chính. Thế nhưng ít nhất với tài năng của hai cầu thủ này thì việc họ được tung ra sân là điều chẳng có gì bất ngờ. Thực tế tiền đạo xứ Nghệ đã có 4 lần ra sân tại J-League 2 còn tiền vệ người Thái Bình thậm chí đã ghi bàn ở Cúp Nhật Hoàng cách đây chưa lâu. Vì thế khi Mito vs Yokohama quảng bá rầm rộ về trận “derby Việt Nam” tại xứ mặt trời mọc, đón 400 khán giả từ mảnh đất hình chữ S sang. Rồi thì truyền thông liên tục tung hô bộ đôi cầu thủ trẻ sinh năm 1995 sẽ được đá chính thì ai cũng tin là thật. Nhưng rồi hy vọng lắm thì thất vọng nhiều, mọi thứ chẳng có gì thay đổi so với 10 tháng trước đó. Tuấn Anh chưa có lần nào được đăng ký thi đấu tại J-League 2 còn Công Phượng được vào sân phút 86 và chưa được chạm vào bóng.

Mito 1-1 Yokohama (KT): Công Phượng vào sân nhưng chưa kịp chạm bóng
(Xsbandinh.com) - Trực tiếp Mito vs Yokohama: Cập nhật liên tục diễn biến tường thuật tình huống video clip kết quả bóng đá kèm link xem trận đấu Mito Hollyhock...

Sự thật phũ phàng

Thật ra, bản thân Mito và Yokohama rất muốn cả Công Phượng và Tuấn Anh ra sân để giữ lời hứa với NHM bóng đá Việt Nam. Thậm chí hai đội bóng này cũng nghĩ rằng bộ đôi cầu thủ trẻ sinh năm 1995 sẽ làm được điều mà Công Vinh từng làm ở Sapporo. Thế nhưng sự chuyên nghiệp không cho phép HLV Nakata và Nishigaya phá vỡ quy tắc của mình. Công Phượng còn thua kém hơn nhiều các tiền đạo của Mito, việc anh được vào sân ở những phút cuối giống như một mệnh lệnh từ chủ tịch CLB hơn là ý đồ về chuyên môn. Thực tế trên sân cũng phản ánh đúng điều ấy, không đồng đội nào chuyền bóng cho số 16. Và 8 phút trên sân, Công Phượng di chuyển tích cực nhưng cực kỳ lạc lõng so với phần còn lại.

Don dau tu nguoi Nhat va bai hoc ve su chuyen nghiep hinh anh
Công Phượng ra sân 8 phút và chưa kịp chạm bóng

Tuy vậy, trường hợp Công Phượng vẫn còn khiến NHM nước nhà được an ủi phần nào vì được thi đấu. Trường hợp của Tuấn Anh mới khiến chúng ta thật sự trở về mặt đất. Đừng nói đến ghế dự bị mà tiền vệ người Thái Bình chưa từng được đăng ký trong danh sách thi đấu tại J-League 2. Ngay cả trận “derby Việt Nam” thì HLV Nakata không có bất cứ ngoại lệ nào. Như một lời khẳng định rằng, Yokoham đưa Tuấn Anh sang Nhật chỉ nhằm mục đích duy nhất là quảng bá. Họ thật sự không cần đến “Nhô” trong các vấn đề liên quan đến chuyên môn.

Tuấn Anh: “Tôi đang rất hồi hộp để đối đầu Công Phượng”
Vào Chủ nhật này, bộ đôi đang thi đấu ở Nhật là Tuấn Anh và Công Phượng sẽ đối đầu tại vòng 36 J-League 2.

Bài học về sự chuyên nghiệp

Thật ra, ban đầu chủ tịch Yokohama cũng đã chỉ đạo HLV Nakata tung Tuấn Anh vào sân, dù có thể chỉ là vài phút cuối trận. Nhưng rồi thì tiền vệ sinh năm 1995 không vượt qua được buổi kiểm tra thể lực cuối cùng nên phải làm khán giả bất đắc dĩ. Đó chính là sự khác biệt về sự chuyên nghiệp so với chúng ta dù đó chỉ là giải hạng 2 của Nhật. Rất nhiều NHM Việt Nam sẽ nghĩ theo hướng nên tung Tuấn Anh vào sân vài phút, thậm chí chẳng cần chạm bóng như Công Phượng cũng không ảnh hưởng gì đến thể lực. Thế nhưng quy tắc và lương tâm của nền thể thao chuyên nghiệp không cho phép HLV Nakata làm điều đó.

Nên nhớ rằng, Tuấn Anh luôn có vấn đề ở đầu gối trái. Chỉ cần tăng mức độ vận động là sẽ lập tức tái phát. Anh vẫn có thể tiêm thuốc giảm đau hoặc nén đau ra sân nhưng bác sĩ và BHL Yokohama thì không thể làm vậy. Họ luôn chăm chút từ những thứ nhỏ nhất của cầu thủ. Cái dây chằng nối vốn đã yếu của Tuấn Anh có thể đứt trở lại chỉ sau một pha va chạm mạnh hoặc tiếp đất không đúng tư thế. Do đó kể cả việc tung “Nhô” vào sân ít phút cũng là nguy cơ ảnh hưởng tới cả sự nghiệp.

Don dau tu nguoi Nhat va bai hoc ve su chuyen nghiep hinh anh 2
Đầu gối của Tuấn Anh chưa bao giờ lành hẳn

Trong 10 tháng qua, Tuấn Anh gần như không thi đấu. Anh chỉ được ra sân 2 trận ở cúp Hoàng Đế trước các đội bóng sinh viên. Còn các trận đấu tại J-League 2 thì đều không được đăng ký. Chắc chắn nguyên nhân không gì khác ngoài chuyện thể lực. Tiền vệ người Thái Bình vốn có tiền sử chấn thương nhưng ngay cả khi lành lặn thì anh cũng không thể theo kịp cường độ tập luyện của các đồng đội. Vậy thì việc “Nhô” phải ngồi chơi xơi nước từ trận này qua trận khác là do chính anh chứ không phải do HLV Nakata không muốn sử dụng. Thế nhưng mỗi khi về Việt Nam thì Tuấn Anh thi đấu không thiếu một trận nào cho ĐTQG và trước đó là HAGL. Tức là công tác y tế, chăm sóc sức khỏe của chúng ta rất lỏng lẻo, bị coi nhẹ một cách đáng báo động.

Tiền đạo Công Phượng tích cực luyện tập chờ đại chiến với Tuấn Anh ở Nhật
Tiền đạo xứ Nghệ tập luyện rất tích cực để chuẩn bị cho trận đấu giữa Mito Hollyhock và Yokohama FC vào cuối tuần này.

Kết luận

Trường hợp của Tuấn Anh gần như tương đồng với Xuân Trường ở Hàn Quốc. Tiền vệ người Tuyên Quang từng chia sẻ rằng anh sẽ lập tức tái phát chấn thương vùng xương chậu nếu tập như các đồng đội ở Incheon FC. Như thế có nghĩa, cả Tuấn Anh và Xuân Trương đã bị chấn thương từ nhiều năm trước ở HAGL nhưng không được chữa dứt điểm mà vẫn phải ra sân. Chưa hết, mức độ tập luyện tại đội bóng phố Núi quá “nhẹ nhàng”, không đủ để nhận ra sự nghiêm trọng trong chấn thương của bộ đôi này. Mà nên nhớ HAGL là một trong những đội được chăm sóc tốt nhất tại V-League mà còn nhiều sự thiếu sót như thế thì bảo sao bóng đá Việt Nam luôn bị coi là nền bóng đá nghiệp dư đội lốt chuyên nghiệp.

Video trận đấu Mito vs Yokohama


Doãn Công

⇒ Bóng đá 24h cập nhật tin tức AFF CUP 2016lịch thi đấu AFF CUP 2016.

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X