Thứ Bảy, 28/12/2024 Mới nhất
Zalo

Công Vinh tại Sapporo: Đi một ngày đàng…

Thứ Ba 26/11/2013 06:55(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Dù không thể giúp Sapporo thăng hạng, nhưng tiền đạo người Việt Nam Lê Công Vinh đã có một chuyến xuất ngoại thành công. Điều quan trọng nhất là anh đã học hỏi được rất nhiều tính chuyên nghiệp từ Sapporo cũng như nền bóng đá Nhật Bản.

Công Vinh đã trải qua hơn 4 tháng tại Nhật Bản. Tại đây, anh có tổng cộng 9 lần ra sân (5 lần đá chính ngay từ đầu), ghi được 2 bàn thắng tại J.League 2, cùng với một số bàn thắng tại cúp Hoàng đế Nhật Bản và các trận giao hữu.

Nhìn vào những thống kê trên, có thể thấy bảng thành tích của Công Vinh khá khiêm tốn, nếu như so sánh với các tiền đạo của Sapporo như Maeda 36 trận/4 bàn, Uehara - 40 trận/5 bàn, Felipe Almeida - 15 trận/4 bàn. Tuy nhiên, tiền đạo người Việt Nam chỉ sang Nhật Bản khoác áo cho Sapporo từ lượt về năm nay và anh phải mất gần nửa thời gian của bản hợp đồng 5 tháng nhằm thích nghi với lối chơi của đội bóng mới. Đó là chưa kể, Công Vinh được xếp ở vị trí tiền đạo cánh, vốn có nhiệm vụ làm “chim mồi” hay kiến tạo cơ hội cho các tiền đạo còn lại.

Đây là khoảnh khắc Công Vinh ghi bàn thắng đầu tiên trên đất Nhật.
Đây là khoảnh khắc Công Vinh ghi bàn thắng đầu tiên trên đất Nhật.

Dù ghi dấu ấn không nhiều bằng các bàn thắng, nhưng Sapporo lại đánh giá rất cao sự tiến bộ của Công Vinh. Vì thế mà từ một chân sút tưởng như người thừa trong đội, Công Vinh dần chiếm lấy vị trí chính thức ở cuối mùa giải. Thậm chí, tiền đạo khoác áo số 19 còn là niềm hy vọng mới của đội bóng vùng Hokkaido. Trong trận cuối gặp Kitakyushu, sau khi vào sân ở phút 72, Công Vinh có cú đá phạt tuyệt đẹp đi trúng cột dọc khung thành đội khách. Nếu như tình huống đó thành bàn, có lẽ mọi thứ sẽ trở nên hoành tráng với chân sút xứ Nghệ, kéo theo sự nổi tiếng của anh ở đất nước mặt trời mọc.

Công Vinh đã học được rất nhiều từ phong cách chơi bóng của người Nhật Bản. Tiền đạo người Việt Nam thừa nhận, ti đây, các cầu thủ dù tài giỏi đến đâu đều phải làm việc chăm chỉ, còn những người quản lý cũng rất công bằng, đánh giá đúng tài năng, sự nỗ lực. Vì thế, chỉ sau khoảng 2 tháng, Công Vinh đã trở thành cầu thủ được Sapporo tin dùng, lại được CLB này thuyết phục ký gia hạn hợp đồng.

4 tháng là khoảng thời gian quá ít để một cầu thủ có thể khẳng định tài năng, nhất là Công Vinh lại đến từ một vùng trũng như bóng đá Việt Nam. Thế nhưng, chính sự nỗ lực của tiền đạo xứ Nghệ, đã mang hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Hầu như trân nào có Công Vinh, trên khán đài cũng phủ kín cờ đỏ sao vàng Việt Nam.

Công Vinh tâm sự, đây không phải là lần đầu tiên mình ra nước ngoài thi đấu, nhưng Nhật Bản chính là một nền bóng đá chuyên nghiệp nhất mà anh được tiếp xúc, học hỏi. “CLB không quản lý cầu thủ như ở bên ta. Tất cả những việc như ăn, ở, đi lại… các cầu thủ phải tự lo. Cầu thủ người Nhật thì về sống với gia đình. Hàng ngày, tất cả đến sân tập phải đúng giờ, và tập luyện theo giáo án của HLV. Phải tập chăm, tập hết sức nếu không thì không được thi đấu”, Công Vinh chia sẻ.

“Ở châu Âu, thấy một cầu thủ châu Á đá bóng họ coi thường và không hợp tác. Mà Còn ở đây, các cầu thủ tôn trọng mình và mình cũng tôn trọng họ”, Công Vinh nói.

Đó chính là sư chuyên nghiệp đầu tiên mà Công Vinh cảm nhận được từ một nền bóng đá hàng đầu Nhật Bản. Tại đây, các cầu thủ dù tài giỏi đến đâu đều phải làm việc chăm chỉ, còn những người quản lý cũng rất công bằng, đánh giá đúng tài năng, sự nỗ lực. Vì thế, chỉ sau khoảng 2 tháng, Công Vinh đã trở thành cầu thủ được Sapporo tin dùng, lại được CLB này thuyết phục ký gia hạn hợp đồng.

4 tháng là khoảng thời gian quá ít để một cầu thủ có thể khẳng định tài năng, nhất là Công Vinh lại đến từ một vùng trũng như bóng đá Việt Nam. Thế nhưng, chính sự nỗ lực của tiền đạo xứ Nghệ, đã mang hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Hầu như trân nào có Công Vinh, trên khán đài cũng phủ kín cờ đỏ sao vàng Việt Nam.

Sự chuyên nghiệp của bóng đá Nhật Bản được đánh giá cao nhất, chính là khâu phát triển tài trợ, quảng cáo, bản quyền truyền hình…Từ những nguồn thu này, kết hợp với lượng CĐV trung thành, Sapporo không chỉ “sống khỏe”, mà còn đầu tư nhiều lĩnh vực khác.

Bóng đá Việt Nam chỉ chú trọng thành tích và bây giờ rất nhiều đội đã phải giải tán vì không đủ kinh phí. Chúng ta đã không có sự phát triển bền vững, nên cứ mãi lẹt đẹt như vậy. Bản thân Công Vinh thừa nhận anh học được nhiều điều từ chuyến “Đông du” này, nhưng liệu các nhà quản lý bóng đá nước nhà, các CLB có thay đổi được các làm của mình sau sự kiện xuất ngoại của Công Vinh?

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X