Thứ Sáu, 27/12/2024 Mới nhất
Zalo

Câu chuyện V-League: Bao giờ hết ỷ lại ngoại binh?

Thứ Sáu 17/02/2017 11:51(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

V-League 2017 đang diễn ra hấp dẫn nhưng cũng có những vấn đề không nhỏ. Bên cạnh chuyện trọng tài thì các đội bóng vẫn mắc hội trứng ỷ lại quá nhiều vào ngoại binh.

Chuyên nghiệp chỉ là… phất bóng cho Tây

V-League đã bắt đầu lên chuyên từ mùa giải 2000, khi đó bóng đá nước nhà như bước sang một thế giới khác khi có sự góp mặt của các ngoại binh. Sau này với số lượng ngoại binh, cầu thủ nhập tịch vừa phong phú, vừa chất lượng thì giải đấu của chúng ta cũng được nâng lên đáng kể. Đáng ra những ông “Tây” sẽ là điểm tựa, tấm gương để các cầu thủ nội học hỏi, phấn đấu nhưng không. Số lượng cầu thủ cố vươn lên lọt thỏm so với số lượng ỷ lại các ngoại binh. Và vấn nạn này có trách nhiệm không nhỏ của các HLV khi áp dụng “chiến thuật” phất bóng cho Tây.

Hải Phòng 1-1 Hà Nội (KT): Trận hòa siêu tẻ nhạt
Trước một Hải Phòng tổ chức chơi phòng ngự phản công hiệu quả, Hà Nội FC suýt chút nữa đã phải rời Lạch Tray với một trận thua. Phải nhờ đến quả đá phạt đền...

Sự vượt trội về thể lực, thể hình, sự càn lướt và kỹ năng ghi bàn đã khiến các HLV dồn toàn bộ sự thành bại của đội bóng vào các ngoại binh. Công thức 2 Tây trên hàng công cứ dần hình thành và lan đến mọi đội bóng. Tệ hơn khi trong tư duy của các HLV lẫn cầu thủ nội thì chỉ cần “dí” bóng cho ngoại binh là xong việc. Công việc quan trọng nhất là tìm cách ghi bàn, giành chiến thắng cho đội nhà được thoái thác toàn bộ cho các cầu thủ ngoại hoặc nhập tịch.

Cau chuyen V-League Bao gio het y lai ngoai binh hinh anh
Hầu hết các đội V-League đều ỷ lại vào ngoại binh

Với tư duy hạn hẹp như vậy, có hai vấn đề phát sinh. Đầu tiên là việc đội bóng sẽ rất dễ bị bắt bài vì một cách vận hành dùng đi, dùng lại. Nó sẽ không có tác dụng khi gặp những hàng thủ cũng dùng Tây hoặc bước ra đấu trường quốc tế. Thứ hai là nếu các tiền đạo ngoại bị kèm chặt, coi như đội bóng không còn khả năng ghi bàn. Lúc đó họ sẽ phải hy vọng vào may mắn, sự tỏa sáng của các nội binh, nhưng bản thân các cầu thủ nội đã quen đá ỷ lại nên cũng không đủ khả năng và sự tự tin để lĩnh xướng hàng công.

CĐV Hải Phòng làm loạn, đòi “xử” trọng tài
Trong trận đấu Hải Phòng 1-1 Hà Nội vào chiều tối qua, các CĐV chủ nhà rất bức xúc trước cách điều khiển của trọng tài chính Nguyễn Hiền Triết.

Sau 17 năm vẫn dậm chân tại chỗ

Trong trận đấu gần nhất tại V-League giữa Hải Phòng và Hà Nội vào chiều qua. Hai đội bóng được coi là ứng viên vô địch mùa này và sở hữu nhiều tuyển thủ Quốc gia. Nhưng diễn biến trên sân vô cùng nhàm chán. Số lượng dứt điểm của mỗi đội chỉ đếm trên đầu ngón tay. Điểm mấu chốt chính là việc hai đội thiếu những tiền đạo gốc ngoại là Samson và Stevens. Dù vẫn còn Gonzalo và Fagan nhưng ở thế ngược lại, Hải Phòng có trung vệ nhập tịch Văn Phú (Issifu) còn nhà ĐKVĐ có Alvaro Silva để kiềm tỏa.

Cau chuyen V-League Bao gio het y lai ngoai binh hinh anh 2
Khi ngoại binh bị bắt bài, các đội bóng cũng hết phương án ghi bàn

Khi các ngoại binh bị phong tỏa thì đáng ra các cầu thủ nội phải lĩnh xướng hàng công nhưng không. Ngay cả khi Văn Thắng và Văn Quyết ghi bàn nhưng nó không thể che mờ đi màn trình diễn nhạt nhòa của hai đội. Như đã nói sự bị động, ỷ lại đã ăn quá sâu vào các nội binh. Các hậu vệ thì chỉ tập trung phá bóng, phạm lỗi để ngăn cản đối phương. Còn các tiền vệ thì khi có bóng không đủ tự tin để phối hợp hay cầm bóng xộc thẳng vào vòng cấm đối phương. Thay vào đó là chỉ biết hướng bóng về Gonzalo và Fagan dù họ đã bị cả cặp trung vệ của đối thủ theo kèm.

Bây giờ ở V-League 2017, ngoài HAGL, 13 đội còn lại đều sử dụng tiền đạo ngoại và tư duy phất bóng cho Tây như những năm 2000. Có nghĩa, giải đấu của chúng ta chỉ “già” đi chứ không chất lượng hơn theo thời gian. Mà dậm chân tại chỗ như 17 năm trước có nghĩa là chúng ta đã thụt lùi quá nhiều. Hãy so sánh thời mà V-League trở thành giấc mơ của cầu thủ Thái cách đây 10 năm và V-League hiện nay với Thái Premier League để thấy sự tụt hậu của chúng ta.

Kết luận

Bóng đá chuyên nghiệp rất cần những ngoại binh giỏi. Thậm chí số lượng cầu thủ ngoại của V-League vẫn là ít so với nhiều giải VĐQG trên thế giới. Nhưng vấn đề ở cách sử dụng “Tây” làm sao cho hợp lý, giúp cầu thủ nội học hỏi được nhiều chứ không phải lạm dụng như suốt bao năm qua. Bản thân các HLV, các lãnh đội có trách nhiệm lớn nhất về việc này bởi họ quá đặt nặng thành tích trước mắt (nhưng chưa chắc thành công). Mục đích của việc dùng ngoại binh là thúc đẩy cầu thủ nội tiến bộ. Nếu 11 cầu thủ trên sân đá bóng đúng nghĩa thì việc đặt “Tây” ở tiền vệ hay hậu vệ, thậm chí thủ môn vẫn có tác dụng lớn. Nhưng nếu cầu thủ, HLV nội vẫn có tư duy ỷ lại vào ngoại binh như hiện nay thì V-League nói riêng và bóng đá nước nhà nói chung khó mà phát triển được.

Doãn Công (Theo Thể Thao Việt Nam)

⇒ Bóng đá 24h cập nhật nhanh chóng tin tức mới nhất về bóng đá việt nam.

Có thể bạn quan tâm

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Với tài năng xuất chúng, Nguyễn Xuân Son có thể không phải một ví dụ điển hình, nhưng vẫn là trường hợp đáng tham khảo cho bất kỳ ai trong chúng ta. Bất kỳ ai đang bước đi mà mang theo sự biết ơn, chân thành và niềm nở bên mình. Đó là 3 lớp kính chồng tạo nên phép màu “vạn hoa” của trung phong số một Việt Nam hiện tại.

Xem thêm
top-arrow
X