Thứ Sáu, 27/12/2024 Mới nhất
Zalo

BQTH Ngoại hạng Anh: Chạy đua là tự sát

Thứ Tư 04/11/2015 15:59(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Bản quyền truyền hình Ngoại hạng Anh giai đoạn 2016-2019 đang bắt đầu nóng lên khi nhà thầu nước ngoài đã bắt đầu nhận hồ sơ của các đài truyền hình Việt Nam. Thậm chí với chi phí dự kiến không dưới 70 triệu USD thì gói BQTH Premier League trong 3 năm tới đang được hứa hẹn sẽ rất nóng.

Kể từ mùa giải 2008, cuộc chiến bản quyền truyền hình Ngoại hạng Anh bắt đầu manh nha ở Việt Nam với tuyên bố độc quyền của VTC. Đài truyền hình kỹ thuật số trở thành “bá chủ” ở thị trường trong nước với những trận đấu hấp dẫn của Premier League từ mùa giải 2008 đến 2010. Việc bị một đài tư nhân qua mặt khiến VTV “cay mũi”, quyết định kết hợp với đài Canal+ của Pháp để cho ra đời hệ thống đài truyền hình K+ độc chiếm thị trường bóng đá trong nước cho đến bây giờ. Sự vượt trội về kinh tế của K+ khiến cho các đài cũng cố gắng cạnh tranh để giành lấy những “miếng bánh” béo bở của bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh. Đó là lý do mà hầu hết đài truyền hình nào cũng sở hữu 1 gói truyền hình Premier League. Kênh quảng bá, miễn phí, thậm chí phát trên Youtube rất nhiều. K+ cũng chỉ có thêm vài trận độc quyền sớm ngày thứ 7 và chủ nhật. Nếu chỉ vài trận độc quyền mà các đài chèn ép nhau, tranh giành khiến cho số tiền bản quyền tăng phi mã tới vài chục triệu USD quả là một sự lãng phí khủng khiếp.

Bộ Thông tin yêu cầu không mua BQTH giải Ngoại hạng Anh...
Bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh là đề tài gây tranh cãi trong suốt những năm qua của các hãng truyền thông Việt Nam.

Người ta tính được rằng, từ mùa giải 2008-2010 cho tới 2010-2013 và gói hiện tại là 2013-2016, cứ sau mỗi lần đấu thầu là giá bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh tại Việt Nam lại tăng gấp 3 lần. Gói đầu tiên từ năm 2008 chỉ là 3,9 triệu USD, 3 năm sau đã là 13 triệu USD và lúc này thì K+ đang sở hữu gói BQTH có giá lên tới 38 triệu USD. Với đà tăng giá chóng mặt như hiện tại, gần như mức giá cho 3 mùa giải tới sẽ giao động trong khoảng 70-90 triệu USD, một con số quá lớn. Tại sao nhà thầu nước ngoài có thể “hét giá” một cách vô lý như thế mà chúng ta lại chẳng hề dám “kì kèo”? Bởi đơn giản các đài quá tham lam miếng ăn béo bở, lao vào tranh giành mà bỏ qua giá trị thật của nó. Không ai có thể đánh giá được giá trị thật của QBTH Premier League đang ở đâu, thực tế ở mỗi nước thì đều có 1 mức giá khác nhau. Việc nhà thầu hét giá là vì do chính các nhà đài của chúng ta thiếu sự đoàn kết trong việc đàm phán. Việc chỉ quan tâm lợi ích bản thân đã khiến nhà thầu thoải mái lợi dụng kẽ hở để biến thành cuộc đua vô nghĩa giữa các đài truyền hình ở trong nước.

Ban quyen truyen hinh Ngoai hang Anh 2016-2019 hinh anh
QBTH giải Ngoại hạng Anh đang bị thổi giá quá cao

VTC từng bá chủ bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng Anh nhưng giờ đây đang “sống lay lắt” ở mảng truyền hình trong nước. K+ đang là số 1 nhưng chẳng ai dám chắc họ sẽ duy trì được bao lâu nếu chi ra nhiều tiền mua gói độc quyền nhưng không bù lại vốn. Cuối cùng thì những người thiệt thòi nhất vẫn là người dân, đa số NHM trong nước đều phải trả thêm tiền để được thưởng thức các trận bóng đá. Trước tình hình đó thì Bộ Thông tin và Truyền thông đã phải vào cuộc để chấm dứt ngay tình trạng ganh đua không lành mạnh hiện nay. Nếu chỉ dựa vào nền tảng kinh tế để độc quyền giải Ngoại hạng Anh thì sớm muộn chúng ta cũng phải trả giá. Đến một lúc nào đó, khi giá bị thổi lên quá cao sẽ không có đài truyền hình nào theo kịp được nữa. Bài học bản quyền truyền hình Champions League vẫn còn đang nóng vào thời điểm này. Một giải đấu tưởng như “món ăn tinh thần” thường xuyên trước kia nhưng giờ đây NHM không còn được xem các trận cầu đỉnh cao nữa.

Phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề QBTH giải Ngoại hạng Anh nói riêng và BQTH các giải bóng đá tại Việt Nam nói chung là các đài truyền hình phải đoàn kết. Chỉ chạy đua trí tuệ, chất lượng phục vụ chứ không chạy đua kinh tế. Thực tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phải “tuýt còi” các đài truyền hình trong vụ thầu BQTH phát sóng Premier League trong 3 mùa giải sắp tới. Chúng ta phải lập ra 1 ban đàm phán riêng để không cho phép các nhà thầu nước ngoài hét giá. Thậm chí phải “ép” ngược trở lại, bắt BTC giải Ngoại hạng Anh phải trả tiền để được phát sóng Premier League trên lãnh thổ Việt Nam. Phải có những cách làm cương quyết thì mới không bị các nhà thầu dồn vào thế đường cùng như những năm qua. Để làm được điều này, yếu tố tiên quyết là sự đoàn kết của các đài truyền hình. Cạnh tranh sòng phẳng, lành mạnh trên thị trường. Còn nếu vẫn đấu đá, chạy đua tiền bạc như gần 10 năm qua thì chúng ta sẽ phải trả giá. Sẽ có ngày chẳng đài truyền hình nào có thể mua được BQTH giải NHA vì giá bị đẩy lên quá cao.

Doãn Công

Có thể bạn quan tâm

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Nụ cười chân thành của Xuân Son

Với tài năng xuất chúng, Nguyễn Xuân Son có thể không phải một ví dụ điển hình, nhưng vẫn là trường hợp đáng tham khảo cho bất kỳ ai trong chúng ta. Bất kỳ ai đang bước đi mà mang theo sự biết ơn, chân thành và niềm nở bên mình. Đó là 3 lớp kính chồng tạo nên phép màu “vạn hoa” của trung phong số một Việt Nam hiện tại.

Xem thêm
top-arrow
X