Thứ Tư, 25/12/2024 Mới nhất
Zalo

Bóng đá Việt Nam: Không bột sao gột nên hồ

Thứ Hai 07/12/2015 10:24(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Bầu Đức và không ít NHM đòi sa thải HLV Miura vì lối chơi không phù hợp với cầu thủ Việt Nam. Cái mà người ta cần là một chiến lược gia đại tài như Guardiola để biến lứa cầu thủ HAGL thành một Barcelona thực thụ.

Trong suốt thời gian qua, chẳng biết bao nhiêu lần ngài phó chủ tịch VFF Đoàn Nguyên Đức lấy địa vị là người hâm mộ để đòi sa thải HLV Miura. Thậm chí trong cuộc họp BCH VFF mới đây, người đàn ông giàu nhất nhì Việt Nam này đã gây sức ép bằng cách huy động tài trợ khủng cho các ĐTQG với điều kiện phải chia tay chiến lược gia người Nhật. Bằng cách đánh giá cảm quan của một người ngoại đạo, ông Đức luôn giữ quan điểm HLV Miura là chiến lược gia dở nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Tỷ phú này chẳng ngại chỉ trích lối chơi mà ông thầy 52 tuổi áp dụng là đưa các ĐTQG nước nhà quay lại thời đồ đá. Trái ngược hoàn toàn với cách đá “hiện đại” Tiki-Taka mà chúng ta đang theo đuổi.

Liệu chúng ta có phải đang quá độc ác với HLV Miura?
Những ngày này, bóng đá nước nhà đang liên tục sôi sục về việc bầu Đức, đường đường là Phó chủ tịch VFF đang tạo ra sức ép để Liên đoàn sa thải HLV Miura. Thậm...

Chẳng rõ có phải việc bầu Đức muốn sa thải HLV Miura vì cho rằng lối chơi của HAGL với là phù hợp nhất với bóng đá Việt Nam. Niềm tin đó được không ít NHM ủng hộ bởi chúng ta đang có một lứa cầu thủ từ học viện HAGL JMG bài bản là những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường. Cùng với “cái mác” 15 năm lên chuyên nghiệp thì tham vọng của rất, rất đông NHM là phải vô địch SEA Games, vô địch AFF Cup. Giấc mơ vô địch Đông Nam Á là chính đáng và cũng không khó khẳng định bầu Đức chính là người đi đầu với tham vọng dùng lứa Công Phượng cùng lối chơi ban ngắn, tạm coi là phù hợp với cầu thủ Việt. Thế nhưng giữa kế hoạch và thực tế thì luôn có những khoảng cách nhất định.

Bau Duc doi sa thai HLV Miura nhung khong bot sao got nen ho hinh anh
Thua kém trong tranh chấp tay đôi thì sẽ không có bóng để triển khai kỹ thuật

Đầu tiên là lối chơi ban ngắn, kỹ thuật, điều này tưởng như sẽ rất phù hợp với bóng đá Việt Nam hiện nay bởi chúng ta có lứa cầu thủ HAGL. Những đứa trẻ nhà bầu Đức có 8 năm ăn tập với nhau nên có sự nhuần nhuyễn trong lối chơi là không phải bàn cãi. Thế nhưng cần phải nhắc lại rằng bản chất bóng đá là môn thể thao đối kháng giữa những người đàn ông. Nói đi nói lại thì kỹ thuật chỉ là phương tiện, yếu tố hàng đầu vẫn là phải có thể chất đủ khỏe để duy trì thế trận theo ý mình. Đơn giản như thế này, một đội muốn đá đẹp, muốn phối hợp thì phải có bóng. Thế nhưng nếu anh toàn thua trong tranh chấp tay đôi thì lấy đâu ra bóng để mà đẹp, để mà triển khai Tiki-Taka như chúng ta đang ao ước?

Bóng đá Việt Nam: Ai cho Miura sự tôn trọng?
(Xsbandinh.com) – Những phát biểu gần đây của một vị Phó chủ tịch VFF đã tạo nên một làn sóng tranh luận giữa những người quan tâm đến bóng đá Việt Nam. Các vấn...

Thực tế đã chứng minh lối chơi của lứa Công Phượng chỉ thật sự phát huy tác dụng ở những giải trẻ, giải giao hữu ít tính cạnh tranh. Còn ở đấu trường chính thức như “ao làng” V-League 2015 thì lối chơi đó hoàn toàn bị phá sản. Chẳng nói thì ai cũng biết, những “đứa trẻ” nhà bầu Đức chỉ được rèn giũa chu đáo về mặt kỹ, chiến thuật. Còn thể hình, thể lực và nhất là khả năng tranh cướp bóng là vô cùng yếu ớt. Vậy thì chẳng có gì khó hiểu khi các CLB tại V-League không cần quá nhiều bài vở để bắt bài được lối chơi này. Chỉ cần đá áp sát, kèm ngay khi có bóng là những Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường lúng túng dẫn tới mất bóng. Những đội bóng có chiến thuật “sơ khai” của V-League còn bắt bài được thì chúng ta lấy gì để thi thố với người Thái, Malay hay Indo? Đừng nói đến những trận thắng ở lứa U19 vì đó vẫn là sân chơi trẻ. Đến SEA Games hay AFF Cup thì sự khắc nghiệt sẽ còn lớn hơn V-League gấp nhiều lần.

Bau Duc doi sa thai HLV Miura nhung khong bot sao got nen ho hinh anh 2
Môi trường đỉnh cao không có chỗ cho sự nhân nhượng như các giải trẻ

Bóng đá Việt Nam đã từng thành công với lối ban ngắn dưới thời Calisto khi chiến lược gia người Bồ áp dụng cả sức mạnh, sức chiến đấu và cách đá nhỏ, nhuyễn, kỹ thuật. Thế nhưng sau đó cách đá này cũng lụi tàn theo xu thế của thế giới, khi mà Tiki-Taka trở nên lỗi thời. Thế mà bây giờ chúng ta lại mơ mộng thành công với cách đá ban ngắn, đẹp mắt mà lại không cần sức mạnh, liệu có viển vông quá hay không? Nên nhớ trước kia Minh Phương, Tài Em, Vũ Phong, Như Thành, Quang Thanh, Công Vinh, Việt Thắng, Tấn Tài hay kể cả Thành Lương đều là những chiến binh đích thực trên sân. Thực tế yếu tố hàng đầu của HLV Calisto trong chiến tích vô địch AFF Cup 2008 là thông qua khẩu hiệu “chiến đấu đến chết” rồi mới đến kiểm soát bóng.

Chuyện bầu Đức: Lợi ích quốc gia hay lợi ích cá nhân?
Bầu Đức đang làm mọi cách để đẩy HLV Miura khỏi các ĐTQG Việt Nam. Thế nhưng đã đến lúc chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật, đẳng sau ý đồ đó là mục đích gì?

Xin nhắc lại một lần nữa, bản chất bóng đá là môn thể thao đối kháng, kỹ thuật hay chiến thuật chỉ là phương tiện. Và nếu từng bước ra sân bóng thì sẽ hiểu thể hình, thể lực và sức mạnh quan trọng như thế nào. Thể chất người Việt vốn thấp bé, nhẹ cân, thua thiệt hơn đối thủ. Thế mà bây giờ chúng ta đòi bỏ qua cái đó để sử dụng kỹ thuật làm chủ đạo thì e rằng khó. Cái quan trọng nhất là sức mạnh chưa đảm bảo thì đừng nên mơ mộng đánh bại đối phương bằng một thứ gì khác. Mà như người xưa vẫn nói “có bột mới gột nên hồ”. Chúng ta hướng tới một loại “hồ” hảo hạng nhưng lại không quan tâm tới “bột” chất lượng kém. Và dù có là nghệ nhân (HLV giỏi) thì cũng bất lực vì không có nguyên liệu tốt.

Doãn Công

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X