Thứ Bảy, 28/12/2024 Mới nhất
Zalo

Bóng đá Việt Nam: Du học hay du lịch?

Thứ Sáu 29/07/2016 15:54(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Cái lý do VPF dẫn đoàn đầy đủ ban bệ lên tới vài chục người đi sang Nhật Bản, Hàn Quốc và sắp tới là Đức là để học hỏi cách làm bóng đá. Đây đã là năm thứ 3 nhưng hiệu quả thì có lẽ vẫn chưa thấy đâu.

Bóng đá 24h cập nhật tin thể thao việt namdự đoán bóng đá hôm nay.

Năm 2014, VFF xây dựng lộ trình rất cụ thể, học tập theo cách làm bóng đá của Nhật Bản. Vậy là đâu đâu cũng thấy mời chuyên gia từ xứ mặt trời mọc. Năm đó chúng ta có một phái đoàn lên tới vài chục người sang nền bóng đá số 1 châu Á để học tập mô hình phát triển môn thể thao vua. Mục đích của chúng ta rất rõ ràng, đưa đại diện các CLB, BTC sang học tập cách đào tạo trẻ, kinh doanh, khai thác hình ảnh, áo đấu, các sản phẩm liên quan để kiếm lời từ việc làm bóng đá. Tuy nhiên không lâu sau khi từ Nhật về, người ta thấy hiệu quả lại không như chúng ta nghĩ. Các chuyên gia Nhật rút lui không kèn không trống, còn các CLB chẳng có bất cứ sự thay đổi nào đáng kể.

Sự cố lạ ở V-League 2016: Trọng tài quên ... mang thẻ
Sự cố hy hữu trên diễn ra trong trận đấu giữa chủ nhà Quảng Nam với HAGL hôm qua 24/7.

Bước sang năm 2015, VFF, VPF lại bố trí một phái đoàn xôm tụ tương tự. Lần này chúng ta đi sang một cường quốc bóng đá khác tại châu Á là Hàn Quốc để học tập cách làm K-League. Khi về thì cũng rục rịch được vài thứ như trang bị các thiết bị hiện đại cho trọng tài, bộ đàm, bình xịt… Về phía các CLB cũng học được vài cách làm hay về đào tạo trẻ, kinh doanh kiếm thêm thu nhập. Có lẽ đội bóng thay đổi lớn nhất trong việc thu hút nguồn tiền là đội bóng nhà nghèo Đồng Tháp. Chính vì thiếu ngân sách nên đội bóng xứ bưng biền chịu khó mời chào cả những doanh nghiệp nhỏ lẻ ở địa phương. Họ cũng tích cực ra tạp chí quảng bá hình ảnh CLB, bán vé cả mùa với nhiều chính sách ưu đãi. Thế nhưng con số thu được cũng chỉ đủ duy trì cho 1 mùa giải.

Bong da Viet Nam Du hoc hay du lich hinh anh goc
Chúng ta khó thu được gì từ những đợt đi "đi học" như thế này

Theo kế hoạch mới được tiết lộ, trong năm 2016 này phái đoàn đông đảo của VPF sẽ tiếp tục đi “du học”. Lần này ở một nước phát triển và xa xôi hơn Nhật Bản, Hàn Quốc rất nhiều là Đức. Ở một nền cường quốc bóng đá, sở hữu giải Bundesliga đáng xem nhất thế giới thì đúng là nên học. Chỉ có điều môi trường, đặc thù của hai nền bóng đá là rất khác nhau. Liệu có học được gì hay không thì vẫn còn là dấu hỏi lớn. Cũng giống như các lần đi Nhật, Hàn trước đây, đi thì cứ đi, học được gì hay không thì cũng… chẳng ai biết.

Bóng đá Việt Nam: Chuyên nghiệp mãi chỉ là vỏ bọc
Chất lượng V-League 2016 đang thật sự đáng báo động, nhất là về công tác tổ chức và trọng tài.

Ngay sau khi kế hoạch đi Đức được đưa ra, nhiều chuyên gia cảm thấy khó hiểu và nghi ngờ bởi mỗi năm lại đi một nước khác nhau, không hiểu cái mà ta thu được là gì. Chưa kể đến việc học tập bóng đá theo kiểu “3 phải” như thế này e rằng V-League sẽ ngày càng loạn và thiếu định hướng hơn. Còn về bản chất đoàn 30 người đi sang Đức thì cũng giống như một tour du lịch. Mà nói theo chuyên gia Vũ Mạnh Hải thì là theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Chỉ đi xem sân vận động, khu đào tạo trẻ, khu kinh doanh cho biết. Đâu phải là những khóa học làm bóng đá thật sự? Mà đi học theo kiểu “thầy bói xem voi” thế này e rằng những cái thu được là gần như không đáng so với số tiền bỏ ra.

Bong da Viet Nam Du hoc hay du lich hinh anh goc 2
Phái đoàn sang Hàn Quốc "du học" 1 năm về trước

Du học nước ngoài vẫn triển khai đều đặn nhưng cái cần là sự hiệu quả thì gần như không thấy đâu. Không phải ngó đâu xa, cứ nhìn thẳng vào V-League ngày càng đi xuống để đánh giá năng lực quản lý. Bạo lực không hề giảm, số trận đấu bị nghi ngờ ngày một tăng. Tệ nhất là công tác trọng tài đang trở thành nhức nhối gây ra tranh cãi từ mùa giải 2015 đến mùa giải 2016 đang diễn ra. Hệ quả lập tức xuất hiện khi lòng tin NHM sụt giảm và số lượng khán giả giảm đột biến một cách đáng báo động. Thậm chí có cảm giác VPF đang đưa V-League về thời… đồ đá khi số lượng các trận đấu được phát sóng xuất hiện ít hơn các mùa trước. Thậm chí có cả các trận đấu “hot” của đội đầu bảng Hải Phòng, HAGL cũng “mất tích” trên sóng truyền hình. Vậy câu hỏi đặt ra là cái mà phái đoàn đi “du học” thu được là gì, áp dụng được gì không mà để V-League ra nông nỗi này?

Pha bóng bạo lực mới nhất tại V-League 2016
Những phút cuối trận đấu giữa chủ nhà CLB Cần Thơ và CLB Sài Gòn ở vòng 17 V.League chiều 23/7 chứng kiến pha vào bóng mang tính triệt hạ của thủ môn đội chủ...

2014 đi Nhật, 2015 đi Hàn, 2016 đi Đức, không biết chừng sang năm 2017 đi Anh, 2018 đi Nga, 2019 đi Brazil… Thử hỏi liệu có lộ trình hay kế hoạch cụ thể nào từ VFF, VPF hay không? Những vấn đề lớn nhất của giải đấu như trọng tài, bạo lực, mặt cỏ, khán giả thì chẳng thấy chuyển biến gì, mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ. Đi du học nhưng cách làm mới thì cũng chẳng thấy BTC hay CLB nào áp dụng. Có lẽ giờ là lúc mà chúng ta nên bỏ hình thức đưa phái đoàn đi nước ngoài học tập làm bóng đá vì chỉ gây tốn kém mà kết quả thu được thì chẳng khác gì những chuyến du lịch.

Doãn Công

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X