- Trung vệ Quế Ngọc Hải bật khóc vì Công Vinh và Thành Lương
- Công Vinh giải nghệ: Huyền thoại đi lên bằng ý chí
- Lê Công Vinh giải nghệ: Chào nhé, chàng trai tháng 12!
(Xsbandinh.com) - Suốt 120 phút của trận đấu, một cổ động viên ngồi ngay phía sau người viết ở trên khán đài không ngừng gào lên: "Vinh ơi cố lên" mỗi khi Lê Công Vinh chạm bóng, cho đến khi giọng anh lạc hẳn đi ở những phút cuối vô vọng. Trên sân, chàng thủ quân đội tuyển Việt Nam cũng không ngừng di chuyển cho trận đấu cuối cùng của anh với trái bóng tròn.
Nhắc đến Công Vinh, người viết không bao giờ muốn nhắc đến cả Văn Quyến, bởi là Quyến "béo" sẽ chẳng bao giờ sánh được với Vinh cả. Nhưng để đi về nguồn cội của sự bất công dành cho Công Vinh, người viết sẽ phải làm điều đó.
Công Vinh là cầu thủ chơi nổ lực nhất ở bán kết lượt về AFF Cup 2016 |
Văn Quyến nổi lên từ rất sớm, từ cái năm 2000 trên sân Chi Lăng mà U16 Việt Nam lọt tới vòng bán kết giải châu Á còn Quyến "béo" được bầu là cầu thủ hay nhất giải. Khi mà Văn Quyến đang làm mưa làm gió tại sân cỏ V-League cũng như đội tuyển U23 Việt Nam, thì Công Vinh mới chỉ là một cầu thủ trẻ của lò Sông Lam, hàng ngày vẫn ở lại tập sút thêm khi mà những người đàn anh đều tìm đến bữa nhậu hay các thú vui khác. Khi mà Quyến "béo" còn đang là tình yêu, là trái tim của người hâm mộ bóng đá Việt, thì Công Vinh vẫn nỗ lực tập luyện miệt mài. Để rồi đến khi Quyến dính vào bán độ năm 2005 thì đó cũng là lúc Vinh bước ra ánh sáng.
Có gì đó không đúng ở đây. Cái quan niệm Công Vinh chỉ vụt sáng khi Văn Quyến dính chàm hoàn toàn là sai lầm, nhưng lại nằm trong lối mòn suy nghĩ của rất nhiều người hâm mộ cho đến tận bây giờ. Thực tế là khi Quyến bán rẻ danh dự Tổ quốc, thì Công Vinh đã là cầu thủ trẻ xuất sắc nhất đất nước.
Ngay đến khi giải nghệ vào hôm nay 8/12, những tranh cãi về tài năng của tiền đạo Lê Công Vinh cũng chưa chấm dứt. Nhưng chắc chắn một điều, CV9 là cầu thủ...
Quyến chỉ có vài năm nổi lên ở các đội trẻ như U16, U20 hay U23, để rồi chìm nghỉm vì chính nhận thức bản thân cầu thủ này, còn Công Vinh vẫn luôn là trụ cột của đội tuyển quốc gia suốt 12 năm qua. Việt Nam là đội bóng Đông Nam Á duy nhất lọt vào tứ kết Asian Cup 2007, Công Vinh ở đó và ghi bàn vào lưới UAE. Việt Nam lần đầu lên ngôi vô địch Đông Nam Á, Công Vinh cũng ở đó với pha đánh đầu ngược kinh điển, Công Vinh cũng là người Việt Nam đầu tiên ra sân ở một giải VĐQG hàng đầu châu Âu, mang danh tiếng bóng đá Việt Nam nổi danh khắp Nhật Bản và trở thành một biểu tượng sống của “The Golden Stars”. Con đường lầm lỗi của Văn Quyến là do chính bản thân Quyến chọn, còn chặng đường trở thành huyền thoại của Công Vinh cũng nhờ tinh thần nỗ lực của cá nhân Vinh.
Thế nhưng ngay cả ở trong trận đấu cuối cùng sự nghiệp của mình, Công Vinh vẫn không nhận được sự thừa nhận của một bộ phận không nhỏ người hâm mộ. Trong một thế trận mà đối thủ đổ bê tông, một tiền đạo Công Vinh không thể nào có đủ đất diễn và bằng chứng là anh cũng không có nhiều cơ hội. Đổi lại, Vinh nỗ lực và miệt mài di chuyển không bóng liên tục trong sự tuyệt vọng.
Sẽ phải ở trên sân theo dõi trực tiếp mới hiểu được Công Vinh đã chạy nhiều như thế nào trong suốt 120 phút. Trong hiệp phụ, một cầu thủ vào sân ở hiệp hai và ở tuổi 21 như Công Phượng đã thở phì phò và đi bộ, thì người ta vẫn thấy ông lão 32 như Công Vinh mải miết và bất tận, đuổi theo trái bóng để gây sức ép lên đối thủ. Nhưng vài chục nghìn khán giả Mỹ Đình sao có thể so với vài triệu người hâm mộ xem bóng đá qua truyền hình, nơi mà ống kính máy quay không thể diễn tả được tất cả.
Chúng ta vẫn còn nợ Công Vinh quá nhiều |
Cũng như thế, người hâm mộ vốn không ưa Công Vinh bởi họ cho rằng tiền đạo này có chút ngạo mạn, nhưng đó dù sao cũng chỉ là những gì họ thấy ở Vinh qua báo chí. Những ai thân thiết với Công Vinh đều có chung nhận xét rằng anh là một người khiêm nhường và có ý chí cầu tiến cao. Góc độ của người hâm mộ khi nhìn vào Công Vinh cũng giống như góc độ của khán giả theo dõi màn trình diễn của anh qua màn ảnh nhỏ, một chiều và hết sức phiến diện. Trong khi đó, thực tế là anh đã đóng góp quá nhiều cho bóng đá Việt Nam, thì lại bị lãng quên.
Ngay ở tại AFF Cup lần này, sẽ ra sao nếu không có Công Vinh chạm bóng tinh tế để mang về 3 điểm trước Myanmar, sẽ như thế nào nếu không có pha chạy chỗ và tâng bóng qua đầu thủ môn thông minh của Vinh để khai thông bế tắc trong trận đấu với Campuchia. Ở tuổi 32, Công Vinh vẫn quan trọng nhất và nỗ lực nhất đội tuyển, còn người hâm mộ thì vẫn cứ chỉ trích anh và không muốn nhìn thấy anh thi đấu.
Ngày giải nghệ, Công Vinh bật khóc khi hát Quốc ca và gần như suy sụp khi đội nhà thua trận. Sau 12 năm, anh đã là một huyền thoại không thể phủ nhận, nhưng vẫn có những cổ động viên buông lời trách móc và chắc chắn họ sẽ không thay đổi. Với Công Vinh, anh chỉ buồn khi phải chia tay đội tuyển trong thất bại. Với những gì mà anh đã làm được, có thể nói bóng đá Việt Nam vẫn còn nợ Công Vinh rất nhiều.
AFF đăng video tôn vinh tiền đạo Lê Công Vinh
Hàn Phi – (Theo Thể Thao Việt Nam)