Làng bóng đá Việt đang xôn xao việc chuyên gia bóng đá Trịnh Minh Huế khẳng định 9 năm đầu tư vào học viện HAGL JMG của bầu Đức là thất bại. Tất nhiên không có lửa thì làm sao có khói…
Năm 2001, bầu Đức bắt đầu lao vào làm bóng đá và cái tên Hoàng Anh Gia Lai ra đời. Giống như bao tỷ phú lắm tiền nhiều của thời đó, ông chủ ngành Gỗ dùng tiền mua danh hiệu. Trong thời kỳ mới đi lên chuyên nghiệp của bóng đá Việt, chính sách đó của bầu Đức lập tức phát huy tác dụng. Trong 3 mùa, HAGL tăng 3 hạng. Sau đó họ lên V-League và lập tức vô địch giải đấu trong 2 năm liên tiếp. Hành động thời đó của tỷ phú này bị coi là ngông cuồng với việc vung cả “núi tiền” đưa các ngôi sao về Pleiku. Không chỉ Việt Nam mà cả Đông Nam Á choáng váng với thương vụ mua Kiatisak, Dusit, Taiwan. Nội binh thì chiêu mộ hàng loạt tuyển thủ Quốc gia như Văn Hạnh, Mạnh Dũng, Phi Hùng, Duy Quang, Trung Tuấn, Quốc Vượng, Hữu Đang, Văn Sĩ Hùng, Việt Thắng, Quang Trường.
Trường hợp dính chấn thương như của tiền đạo Osmar (HAGL) rõ ràng không phải điều hiếm gặp ở V-League. Trong một giải đấu có quá nhiều rủi ro, sự nghiêm trọng...
Sau khi dùng tiền mua danh hiệu thành công, sau này HAGL thực hiện thêm nhiều kế hoạch tương tự mua Thonglao, Lee Nguyễn, Sakda nhưng kế hoạch xưng vương tại V-League bất thành. Để rồi bầu Đức lập tức thay đổi cách làm, đó là chú trọng vào đào tạo trẻ theo chuẩn Quốc tế. Vậy là một học viện bóng đá chất lượng nhất Việt Nam ra đời. HAGL JMG ra mắt hoành tráng trong sự chờ đợi kỳ vọng của tất cả mọi người. Người ta mong mỏi bóng đá Việt Nam sẽ có một lứa cầu thủ mới thật sự bật hẳn lên. Còn bầu Đức thì khiến tất cả choáng váng với tuyên bố chỉ bán cầu thủ của mình cho các đội bóng lớn ở châu Âu. Thế nhưng sau 9 năm, thời gian đủ dài cho bất cứ kế hoạch nào thì HAGL vẫn giậm chân tại chỗ.
Hình ảnh này nói lên tất cả màn trình diễn của HAGL |
Theo đúng lộ trình của HAGL, sau khi các học viên đầu tiên JMG ra lò, các cầu thủ tiêu biểu sẽ được khoác áo Arsenal hoặc tung hoành ở trời Âu. Còn những người kém hơn sẽ thống trị V-League mà chẳng cần ngoại binh. Thế nhưng cả hai mục tiêu này đều không đạt. Mùa giải đầu tiên của khóa 1 HAGL tại V-League 2015 vô cùng đáng quên. Họ phải nhớ tới những lùm xùm, nghi án xin cho thì mới trụ hạng thành công. Sang năm nay, mọi thứ đã khá hơn nhưng cũng chẳng được là bao. Đội bóng phố Núi vẫn đang nằm trong nhóm cuối bảng, chiều qua họ có trận “chung kết ngược” với Long An tại Pleiku. Còn chuyện xuất ngoại, Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường đã sang Nhật, Hàn nhưng chỉ ngồi dự bị, thậm chí không được thi đấu. Còn về bản chất ai cũng biết đó là những bản hợp đồng mang nhiều yếu tố kinh doanh hơn là chuyên môn.
(Xsbandinh.com) - Thất bại nặng nề trên sân Gò Đậu đã đẩy HAGL tiếp tục lún sâu ở nhóm cầm đèn đỏ và điều quan trọng hơn, nếu không cải thiện đội hình và lối...
Quay trở lại vấn đề trọng tâm, đó là phát biểu về việc HAGL và bầu Đức đã thất bại sau 9 năm đầu tư bóng đá của chuyên gia Trịnh Minh Huế. Chúng ta sẽ phân tích những vấn đề chính để biết thật sự là đội bóng phố Núi thành công hay thất bại.
Đầu tiên là chuyện thành tích. Cần phải nói ngay bất cứ CLB nào làm bóng đá nào cũng đều mong vô địch. Chắc chắn HAGL không phải ngoại lệ, dù là dùng tiền mua danh hiệu hay đào tạo trẻ thì mục đích cuối cùng vẫn là những chiếc cúp. Kết quả thì sao? Trong 9 năm qua, mỗi năm có cả trăm tỷ được đổ vào học viện HAGL JMG nhưng họ không thể trở thành đối trọng của Bình Dương, Hà Nội T&T, SHB Đà Nẵng hay kể cả đội bóng nghèo SLNA. Ngược lại, hình ảnh đội bóng phố Núi chật vật trong cuộc đua trụ hạng đã trở nên quen thuộc trong nhiều năm trở lại đây. Vậy là từ một cựu vương, HAGL giờ đã bị xếp nhóm trụ hạng của những Đồng Tháp, Khánh Hòa, Long An. Vậy phải là thất bại thảm hại chứ đừng nói đến thành công.
HAGL vừa thua Bình Dương 0-5 vào tuần trước |
Còn mục tiêu thứ 2 của HAGL là kiếm lời từ việc bán cầu thủ cũng chưa có tín hiệu gì lạc quan. Bản chất của việc đưa Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường ra nước ngoài thi đấu chỉ là vấn đề mở rộng hình ảnh. Thực chất họ chỉ sang Mito, Yokoyama, Incheon theo những bản hợp đồng cho mượn ngắn hạn, không nói lên điều gì. Thực tế sau 4 tháng xuất ngoại, chỉ có Công Phượng được thi đấu…7 phút. Thậm chí Xuân Trường và Tuấn Anh chưa từng được đăng ký thi đấu. Như vậy vấn đề chuyên môn chỉ là thứ yếu. Thực tế, Incheon đã nhận được một hợp đồng tài trợ lớn của ngân hàng đang muốn nhảy vào thị trường Việt Nam, còn Mito của Công Phượng đã có nhãn hiệu Việt Nam Airlane trên màu áo của mình. Cuối cùng là Yokohama, nơi Tuấn Anh đang thi đấu được coi là đầu ra số 1 của cao su, sản phẩm giữ vai trò chủ đạo của HAGL.
(Xsbandinh.com) – “Gạch” Đồng Tâm Long An và “Gỗ” Hoàng Anh Gia Lai thường xuyên là cặp đấu hấp dẫn bậc nhất V-League trong khoảng hơn 1 thập niên qua, nhưng...
Hãy nhìn vào thực tại đang diễn ra, HAGL đang trở thành một trong những “ngân hàng điểm” tại V-League 2016. Lối chơi mà JMG xây dựng là Tiki-Taka gần như không có đất diễn. Vậy thì họ đâu có sự khác biệt với những Đồng Tháp, Khánh Hòa nếu chỉ nhìn vào chuyên môn và thành tích thi đấu đơn thuần? Kể cả lực lượng của đội bóng phố Núi hiện nay cũng có nhiều điểm trừ. Những vị trí chính như thủ môn, cặp trung vệ, cặp tiền vệ trung tâm và tiền đạo đều do các cầu thủ “ngoại đạo” mua về. Đó là thủ môn Vĩnh lợi, cặp trung vệ Văn Thắng – Văn Pho, cặp tiền vệ Trần Vũ – Ideguchi và tiền đạo Osmar. Như vậy chất JMG không phải nòng cốt của đội 1 HAGL. Sẽ là dối trá nếu ai nói đội chủ sân Pleiku đang thành công với lứa cầu thủ mà mình đào tạo ra.
9 năm, mỗi năm đầu tư vài trăm tỷ đổi lại là gì? Không chức vô địch V-League, không có cầu thủ ra châu Âu thi đấu như kế hoạch dù JMG đã cho ra lò khóa thứ 2. Quan trọng hơn, hình ảnh HAGL đang ngày càng mờ nhạt tại sân chơi trong nước. Nếu vài năm nữa đội bóng phố Núi vẫn không thể thống trị V-League bằng thực lực tự có thì đó sẽ là thất bại thảm hại của bầu Đức và HAGL.
Doãn Công