Thứ Sáu, 15/11/2024 Mới nhất
Zalo

Bạo lực sân cỏ V.League đã hết thuốc chữa?

Thứ Bảy 22/02/2014 11:15(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Liên tiếp 2 vòng đấu V.League người xem được chứng kiến những pha va chạm kinh hoàng, gây nên hậu quả lớn với chính những người trong cuộc là cầu thủ. Bạo lực chẳng phải là một vấn đề mới mẻ gì ở V.League. Thế nhưng, tình trạng bạo lực cứ ngày càng leo thang thì cần phải thẳng thắng xem lại.

Tại vòng 5 V.League, cầu thủ Đinh Văn Ta của Ninh Bình đã có một pha bỏ bóng, “tung chưởng” vào ngực đối phương, khiến cầu thủ Danny của ĐTLA phải nằm sân, trước khi đi viện cấp cứu trong tình trạng rạn xương sườn.

Liên tiếp 2 vòng đấu V.League người xem được chứng kiến những pha va chạm kinh hoàng, gây nên hậu quả lớn với chính những người trong cuộc là cầu thủ. Bạo lực chẳng phải là một vấn đề mới mẻ gì ở V.League. Thế nhưng, tình trạng bạo lực cứ ngày càng l
Những pha vào bóng như đấu võ ở V.League

Án phạt treo giò 5 trận mới vừa được BKL VFF đưa ra hôm giữa tuần thì cuối tuần, lại một vụ va chạm rợn người xảy ra trên sân Cẩm Phả. Pha vào bóng 50-50 tốc độ cao giữa Vũ Anh Tuấn (HAGL) với Bruno của Than Quảng Ninh, khiến cầu thủ đội chủ nhà bị gãy xương chân. Theo kết luận của các bác sĩ bệnh viện Cẩm Phả (Quảng Ninh), Bruno bị lật cổ chân, gãy xương mác. Với chấn thương này, tiền đạo đội bóng vùng Mỏ sẽ phải nghỉ hết mùa giải.

Trước đó, ngay ở vòng 1 V.League, Thủ môn Thanh Thắng (Hải Phòng) đã phi hai chân vào tiền đạo Sunday (Thanh Hóa). Trung vệ Đinh Tiến Thành của Hải Phòng đánh cùi chỏ vào sườn của tiền đạo Sunday. Còn đội trưởng Minh Châu liên tục đánh nguội cầu thủ đội khách. Cả Tiến Thành và Minh Châu đều từng khoác áo U23 và ĐTVN.

Hầu như vòng đấu nào các trọng tài cũng phải rút quá nhiều thẻ vàng để cánh cáo lối chơi thô bạo của các đội, nhưng vẫn không hạ hỏa được những cái đầu nóng.

Bạo lực có nhiều nguyên nhân, từ cách cầm còi của trọng tài, sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận khán giả, cầu thủ, sự tiếp tay của các đội bóng, công tác giáo dục các cầu thủ chưa đến nơi đến chốn... nhưng trên hết chính VFF, VPF mới là người chịu trách nhiệm chính trước vấn nạn này. Từ những mùa giải trước, người ta đã nói nhiều tới việc BTC luôn xử các vụ bạo lực sân cỏ theo tư tưởng “giơ cao đánh khẽ”, và chính tư tưởng ấy nhiều lúc đã làm các "con bệnh" lờn mặt.

Có một thực tế là từ đầu mùa giải đến giờ, dù đã xảy ra bao sự cố liên quan đến công tác điều hành của trọng tài nhưng ban trọng tài vẫn khẳng định các trọng tài chưa mắc sai sót nào. Sự bảo thủ của đội ngũ trọng tài còn không nguy hiểm bằng việc BTC giải đang rất thờ ơ với một trong những vấn đề “nóng” mà bóng đá Việt Nam phải đổi mặt: bạo lực sân cỏ.

Đã nhiều lần Ban kỷ luật VFF nhắc tới việc “xử nguội” các hành vi bạo lực trên sân. Đây là điều hoàn toàn làm được của BKL bởi việc “xử nguội” cũng được nằm trong quy định xử phạt mà BKL luôn mang theo bên mình. Thế nhưng trong nhiều mùa giải gần đây, rất ít khi thấy các cầu thủ bị phạt nguội, mà đa số được giảm án. Gần nhất, sau khi bị báo chí phản ứng quyết liệt, cầu thủ Đinh Văn Ta mới phải nhận án phạt treo giò 5 trận.

Trong khi trông chờ sự ý thức của các cầu thủ, đội bóng, những trường hợp cố tình muốn phá hoại bóng đá cần phải xử nặng. Có lẽ đây là biện pháp tối ưu nhất mà BTC giải cần phải sử dụng ở thời điểm hiện tại. Còn một vấn đề nữa, nếu trọng tài “triệt” những đầu nóng từ trong trứng nước thì sẽ hạn chế bạo lực nhiều hơn. Song, nhiều pha bóng thô bạo ở sân cỏ Việt Nam vẫn được coi là…bình thường.

Trong trận đấu chiều qua trên sân Cẩm Phả, không hiểu tân trưởng giải người Nhật Bản Koji sẽ nghĩ gì sau pha vào bóng dẫn đến chấn thương kinh hoàng của cầu thủ Than Quảng Ninh dưới sân. Đến từ nền bóng đá phát triển như Nhật Bản, liệu những kinh nghiệm của ông Koji có giúp V.League chữa được căn bệnh bạo lực sân cỏ?

Có lẽ muốn chữa trị “căn bệnh” nan y này, cần phải chữa từ những “cái đầu” trước!.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X