Năm 1986, Tứ kết World Cup giữa Argentina và Anh, thế trận tương đối cân bằng trong suốt hiệp đầu và phần đầu hiệp 2. Ở cầu môn đối diện với Peter Shilton, Gary Lineker đã có vài cơ hội ngon ăn mười mươi để mang về lợi thế cho Tam sư. Trong khi đó, trên phần sân theo hướng tấn công của Albiceleste, Jorge Valdano và Diego Maradon
Bàn tay của Chúa |
Shilton cao tới 1m85, trong khi chàng tiền vệ nhỏ con của đối phương chỉ "một mẩu" 1m65 (tức là thấp hơn 20 cm). Thế nhưng theo một cách kì diệu nào đó, Maradona... đánh đầu vào lưới tuyển Anh trong sự vô vọng của một trong những thủ thành xuất sắc nhất mọi thời đại. Ai cũng nhìn thấy Maradona đã dùng... tay trái để đưa bóng vào lưới. Sau đó, Argentina thắng 2-1 và... vô địch luôn World Cup năm 1986. Trận đấu khép lại theo cách đầy tức tưởi cho người Anh, và Maradona cũng... ráo hoảnh chẳng phủ nhận chuyện mình đã phạm luật: "Không hề có khoảng trống nào sau khi tôi đưa bóng cho Valdano, tôi không có lựa chọn khác. Sau khi bóng vào lưới, tôi không thấy ai ra ăn mừng bàn thắng với mình. Tôi kêu gọi các đồng đội: Này, chạy ra ôm tôi đi, trọng tài sẽ công nhận bàn thắng! Rồi Argentina đi tiếp."
Năm 2010, ở trận play-off vòng loại World Cup 2010, Pháp đang đứng trước tình cảnh sẽ đi tiếp nếu như ghi thêm một bàn nữa vào lưới Shay Given trong thời gian thi đấu của hiệp phụ. Lúc đó thời gian đã trôi về cuối, Pháp càng đá càng bế tắc; đến cả William Gallas cũng lên tấn công mà chẳng hề ăn thua. Thế rồi bất ngờ, Thierry Henry khống chế bóng bằng tay cực kín rồi chuyền vào cho người đồng đội cũ ở Arsenal ghi bàn thắng quyết định, đưa Gà trống Gaulois vào vòng chung kết một cách hoàn toàn... không xứng đáng. Nói gì thì nói, Đứa con của Thần gió đã cứu rỗi cả nước Pháp với tình huống chơi bóng chuyền ấy, gỡ gạc lại thể diện cho một nền bóng đá mà mới cách đó 10 năm vẫn còn đứng trên đỉnh của thế giới. Đó là một khoảnh khắc xấu xí với phần còn lại của thế giới, nhưng đẹp với người Pháp. Và thực ra môn thể thao Vua luôn có một phần bất công như thế.
Messi trong trận gặp Espanyol năm 2007 |
Tháng 6/2007, Lionel Messi đang là tài năng trẻ vô cùng sáng giá vừa nổi lên được vài năm từ lò La Masia. Trong trận derby xứ Catalunya mà tính chất nặng danh dự của nó còn hơn cả 3 điểm, Messi đã tái hiện lại "Bàn tay của Chúa" của Maradona bằng cách dùng tay trái trong pha đối mặt với thủ môn đối phương, giả vờ thực hiện động tác đánh đầu và ghi bàn. Anh ăn mừng như những lần lập công khác, cũng rất phấn khích và cuồng nhiệt. 2 năm sau đó, ai ai cũng đã biết M10 "chơi bẩn", nhưng vẫn trao cho anh Quả bóng Vàng FIFA. Không phải một, mà là bốn lần.
Năm 2014, phong độ của Cristiano Ronaldo thật khó tin khi anh vẫn duy trì hiệu suất hơn 1 bàn/ trận ở cái tuổi đã gần 30 (269 bàn/ 257 trận). Chiếc máy ghi bàn người Bồ Đào Nha xô đổ hết kỉ lục này đến kỉ lục khác: ghi 17 bàn tại Champions League để giúp Real bay cao, hoàn thành giấc mơ Decima mùa 2013/14; lập 22 hat-trick để san bằng thành tích của các huyền thoại Telmo Zarra và Alfredo Di Stefano chỉ trong có vỏn vẹn 6 mùa bóng tại La Liga. Nhìn chung, thời gian dùng để thống kê những kỉ lục mà Ronaldo đã phá vỡ (cũng như Messi), sẽ là rất rất dài. Thế nhưng, thành tích của huyền thoại sống Real Madrid có một vết gợn. Bàn thắng thứ 3 của anh trong trận gặp Bilbao vừa qua rõ ràng là phạm luật, khi cú sút của Pepe vô tình đưa bóng trúng tay Ronaldo (chính xác là cùi chỏ) rồi đi vào lưới. Cũng như Messi năm 2007, Ronaldo ăn mừng. Anh ăn mừng vì ghi bàn, vì phá kỉ lục, vì cảm giác gian lận thành công đầy "nham hiểm".
Tình huống ghi bàn bằng tay của Ronaldo |
Việc CR7 hay M10 xuất sắc hơn cũng sẽ không bao giờ có lời đáp, cũng như cuộc đua đã ngã ngũ từ lâu giữa Pele và Maradona. Đơn giản bởi vấn đề này nằm ở quan điểm của mỗi người. Chỉ có điều điểm chung giữa họ là khát khao ghi bàn, toả sáng và mang về 3 điểm cho mọi nhà. Kể cả họ có ghi bàn bằng tay hay bằng bộ phận gì khác trên cơ thể, thì mục đích cuối cùng cũng đã đạt được. Với Messi và Ronaldo, việc ghi bàn là nghĩa vụ, họ phải làm mọi cách để có thể thực hiện, kể cả gian lận. Họ nói được, làm được. Nói ghi bàn là ghi bàn, bất chấp thủ đoạn. Đây là một khía cạnh cực kì con người, mà đó là chưa kể tới việc chẳng thể đánh giá gì họ bởi trong khoảnh khắc có chưa đến 1 giây để suy nghĩ, họ sẽ phản xạ như bản năng mà ai ai cũng phải có. Lên án họ là lên án bản ngã khát khao chiến thắng của con người.
Người ta chỉ trích, lên án Ronaldo và Messi để làm gì, để rồi họ vẫn được yêu quý vì khát khao ghi bàn luôn bỏng cháy trong huyết quản. Henry vẫn được ghi nhận là một trong những cái tên xuất sắc bậc nhất trong lịch sử Arsenal và Barcelona với những siêu phẩm và tốc độ kinh hoàng. Maradona thì khỏi bàn, ông vẫn là một phần không thể thay thế trong lịch sử bóng đá thế giới. Chính sự gian lận của họ đã làm thay đổi một phần lịch sử, thay đổi bóng đá ngày hôm nay, trở thành chất liệu cho những câu chuyện bất tận được nói đi nói lại sau hàng trăm năm trời. Điểm thú vị ở đây, bóng đá là một môn thể thao giải trí. Sau khi những đối thủ của họ "ấm ức" xong, Maradona cùng với Shilton hoàn toàn có thể ngồi lại, nhắc về những kỉ niệm cũ. Vẫn có những nét hằn học, nhưng quan trọng hơn cả, ghi bàn bằng tay là một phần của bóng đá.
Và ăn mừng sau khi ghi bàn bằng tay cũng là một quyền của các cầu thủ. Ai cấm họ chạy trên sân và la hét khi mang về chiến thắng cho đội nhà, dù là theo cách nào đi nữa? Đó không thể coi là phá hỏng bóng đá. Đó là cách để làm bóng đá thêm phần cảm xúc.
Xem lại bàn thắng bằng tay của Ronaldo ở màn huỷ diệt Bilbao
Tải chương trình xem tại đây để xem nội dung tệp này. |
Thành Nguyễn